Nhóm giải pháp về chính sách, quy định, quy trình

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 116 - 117)

3.1.1 .Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển

4.2.1 Nhóm giải pháp về chính sách, quy định, quy trình

Một là, thay đổi quy trình cho vay KHDN theo hƣớng chun mơn hóa: Việc

phân cơng quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ trong từng khâu nghiệp vụ cho vay là rất quan trọng, vừa tránh kẽ hở (do cán bộ làm chƣa tốt, thậm chí làm sai hay móc nối với KHDN) có khả năng gây RRTD, vừa ràng buộc trách nhiệm khi hậu quả do chủ quan gây ra; đồng thời nâng cao mức độ chun mơn hố trong các khâu cần quản lý chất lƣợng tín dụng. Theo đó, quy trình điều chỉnh cần tách bạch giữa Cán bộ quan hệ khách hàng và cán bộ thẩm định:

(i) Bộ phận tiếp nhận hồ sơ – cán bộ quan hệ khách hàng: Tƣ vấn, hƣớng dẫn khách hàng về thủ tục vay vốn để hoàn tất hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ đẩy đủ chuyển cán bộ thẩm định khách hàng. Cán bộ quan hệ khách hàng chỉ giữ vai trò bán hàng, kết nối KHDN, đề xuất sơ bộ... không tham gia vào việc quyết định tín dụng của Chi nhánh để ngăn ngừa RRTD cũng nhƣ tạo điều kiện thời gian cho cán bộ đi phát triển KHDN mới.

(ii) Bộ phận thẩm định: Phân tích, thẩm định kỹ phƣơng án/dự án vay vốn trong thời gian cho phép, lập tờ trình thẩm định phƣơng án/dự án vay trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ phận này thực hiện cả chức năng thẩm định TSBĐ đối với KHDN có TSBĐ. Hình thành đội ngũ chuyên gia thẩm định tín dụng chuyên sâu trong một số lĩnh vực, ngành nghề nhƣ: xây dựng cơ bản, bất động sản,….

Hai là, xây dựng chính sách riêng biệt cho (i) các ngành đặc thù và ngành

trọng điểm là rất cần thiết trong cho vay KHDN. Bởi mỗi ngành có những đặc thù riêng, phải đối mặt với những rủi ro khác nhau; (ii) đối tƣợng KHDNVVN là nhóm KHDN có số lƣợng nhiều, quy mơ tăng trƣởng lớn có tính chất đặc thù khác biệt

với KHDN Lớn, cần có các chính sách, quy trình cho vay phù hợp để đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Ba là, xây dựng chính sách/hƣớng dẫn các bộ phận xác định các giải pháp ứng

xử để thu hồi, xử lý nợ:

Hiện nay, NHCT đang trong giai đoạn thực hiện phƣơng án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng đi đơi với nâng cao chất lƣợng tín dụng, đẩy mạnh thu hồi, xử lý các khoản nợ nhóm 1 tiềm ẩn rủi ro và các khoản nợ có vấn đề (nợ nhóm 2-5). Theo đó, NHCT cũng phải có hƣớng dẫn các bộ phận thực hiện xây dựng sớm các giải pháp để thu hồi, xử lý nợ. Đây là yêu cầu hết sức quan trọng để Chi nhánh và các đơn vị liên quan tại Trụ sở chính triển khai các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình của khách hàng nhằm đạt đƣợc kết quả thu hồi nợ tối ƣu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCT. Việc này hiện các đơn vị tại NHCT vẫn đang thực hiện tuy nhiên mỗi đơn vị lại có cách xử lý khác nhau, việc báo cáo cập nhật thông tin tới các cấp cũng không đầy đủ nên không phản ứng kịp với các diễn biến tình hình KH, dẫn đến việc xử lý các khoản nợ quá hạn không thuận lợi. Do vậy việc có quy định/chính sách chung triển khai toàn hệ thống là cần thiết.

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)