CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
4.2.2.2. Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Tổ chức kinh tế là tổ chức lập ra với mục đích lợi nhuận thơng qua kinh doanh, marketing,…như các tập đồn, các cơng ty liên doanh liên kết,…lợi nhuận là mục đích sau cùng của các tổ chức này. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là loại tiền gửi không kỳ hạn của các doanh nghiệp, loại tiền gửi này không nhằm mục đích lãi suất mà nhằm để thanh tốn, chi trả trong kinh doanh.
Qua bảng 4.4 và hình 4.4 ta thấy: Tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2008 là 497.259 triệu đồng, 2009 là 627.532 triệu đồng tăng 130.274 triệu đồng (tương đương 26,20%) so với năm 2008. Nguyên nhân là do xuất phát từ việc Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2007. Nhà nước ta đã cam kết với tổ chức này trên nhiều lĩnh vực với nhiều quy chế trong đó có qui chế tối huệ quốc (MFN) tức là quy chế đối xử bình đẳng với các nước khác trong cùng tổ chức. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh tế trong nước có cơ hội tìm đối tác kinh doanh từ các nước khác trong khu vực dẫn đến nhu cầu thanh toán của các tổ chức kinh tế tăng lên trong hai năm gần đây (năm 2009 và 2010) vì loại tiền gửi từ tổ chức này chủ yếu là dùng để thanh tốn.
4.2.3. Phân tích tình hình huy động vốn - phân theo tiêu chí nội tệ và ngoại tệ
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thúc đẩy sản xuất, xuất nhập khẩu do đó luồng ngoại tệ vào trong nước ngày càng tăng vì vậy mà ngân hàng cần phân tích nguồn vốn huy động theo nội tệ và ngoại tệ để thấy rỏ những điểm mạnh những điểm yếu trong cơng tác huy động vốn từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết kịp thời và vạch ra chiến lược huy động vốn trong tương lai trên cơ sở phân tích này.
Bảng 4.6: Phân loại huy động vốn theo tiêu chí nội tệ và ngoại tệ
ĐVT: Triệu đồng.
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh An Giang)
4.2.3.1. Vốn huy động nội tệ
Nguồn vốn huy động bằng nội tệ của ngân hàng qua các năm tăng lên đáng kể, nếu như năm 2008 tổng vốn huy động nội tệ là 805.410 triệu đồng thì đến năm 2009 tổng số này là 924.546 triệu đồng, tăng 14,79%. Năm 2010 tổng vốn huy động bằng nội tệ tăng 23,90% so với năm 2009. Nguyên nhân nguồn vốn huy động này tăng là do nền kinh tế khu vực đang trên đà phát triển thuận lợi mang lại nhiều lợi nhuận và không bị ảnh hưởng nhiều của khoảng hoảng năm 2008. Bên cạnh đó là ngân hàng đã chú trọng nhiều hơn về công tác huy động vốn do cạnh tranh trên nền kinh tế thị trường. Ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi với các hình thức rút thăm trúng thưởng, đa dạng các kỳ hạn gửi tiền, cải tiến thủ tục… để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế. Một nguyên nhân không thể thiếu trong thành công của công tác huy động vốn tại ngân hàng đó là nhờ vào sự lãnh đạo linh hoạt của ban giám đốc, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ trong việc triển khai thực hiện các phương án huy động vốn.
4.2.3.2. Vốn huy động ngoại tệ
Năm 2009 vốn huy động bằng ngoại tệ tăng cao so với năm 2008 là 40.886 triệu đồng (tương đương 99,75%). Nguyên nhân do kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt tỉnh An Giang có thế mạnh về xuất khẩu lúa gạo và chế biến thuỷ sản xuất khẩu nên trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà máy chế biến xuất nhập khẩu mọc lên, các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật đòi hỏi họ phải mở các tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại ngân hàng vì vậy mà tiền gửi bằng ngoại tệ tăng lên. Bên cạnh đó do biến động của giá ngoại tệ một số khách hàng đã chuyển tiền gửi nội tệ sang gửi ngoại tệ góp phần làm tăng vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng. Tuy
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009
Năm
Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền
Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Nội tệ 805.410 924.546 1.145.532 119.136 14,79% 220.986 23,90% Ngoại tệ 40.988 81.874 52.877 40.886 99,75% (28.997) -35,42% Tổng vốn huy động 846.398 1.006.420 1.198.409 160.022 18,91% 191.989 19,08%
vốn huy động bằng ngoại tệ tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng vốn huy động. Ngân hàng cần có những giải pháp thu hút vốn huy động bằng ngoại tệ do tiềm năng tiền nhàn rỗi bằng ngoại tệ trong nền kinh tế còn khá lớn như tiền gửi của Việt Kiều về cho thân nhân trong tỉnh, tiền gửi của các đối tượng xuất khẩu lao động sang các nước khác làm việc, ngoại tệ tăng do du lịch trong tỉnh ngày càng được chú trọng phát triển.
4.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VỐN
4.3.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Chỉ số này giúp ta biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng; trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Bởi mỗi một khoản nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về khả năng cạnh tranh, chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hồn trả khác nhau... Do đó ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.
Bảng 4.7: Đánh giá vốn huy động trên tổng nguồn vốn. Đvt: Triệu đồng Đvt: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Vốn huy động 846.398 1.006.420 1.198.409 Tổng nguồn vốn 1.480.584 1.615.836 1.850.293 Vốn huy động/tổng nguồn vốn (%) 57,17% 62,28% 64,77%
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh An Giang)
Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, một trong những yếu tố quan trọng giúp ngân hàng tồn tại và phát triển. Cụ thể năm 2008 vốn huy động chiếm tỷ trọng tương đối thấp 57,17% trong tổng nguồn vốn, điều này cho thấy năm 2008 hiệu quả huy động vốn của ngân hàng còn lệ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển, nguyên nhân là do nguồn thu nhập của người dân chưa cao nên lượng tiền nhàn rỗi rất ít, họ chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng mà chỉ thích đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay mua vàng để dành. Nhưng đến năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 62,28% và càng chiếm tỷ lệ cao hơn ở năm 2010 là 64,77%, điều này cho thấy ngân hàng đã đưa ra những chiến lược huy động vốn rất là hợp lý trong 2 năm qua, ngân hàng đã
đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ hấp dẫn cũng như số lượng thẻ ATM tăng nhanh trong 2 năm gần đây.
Tính đến thời điểm cuối năm 2010 thì cơng tác huy động vốn của ngân hàng thực hiện rất tốt. Có được kết quả như vậy là do chi nhánh ln phấn đấu nỗ lực tìm mọi biện pháp tăng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng với phương thức huy động vốn với lãi suất hấp dẫn, nên ngân hàng cần tăng cường công tác huy động vốn và gia tăng các dịch vụ tiền gửi để giữ chân khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế trong tỉnh.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, công tác huy động vốn là vấn đề sống còn trong hoạt động của ngân hàng, vì vậy ngân hàng nên chủ động về nguồn vốn để đảm bảo hoạt động, tránh bị động về vốn gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
4.3.2. Tổng dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này lớn hay nhỏ đều không tốt.
Bảng 4.8: Đánh giá tổng dư nợ trên vốn huy động
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng dư nợ 702.510 956.099 1.342.218
Vốn huy động 846.398 1.006.420 1.198.409
Tổng dư nợ/vốn huy động (lần) 0,83 0,95 1,12
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh An Giang)
Năm 2008 ngân hàng cho vay bằng vốn huy động khi bình quân với 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng chỉ cho vay được 0,83 đồng, điều này cho thấy ngân hàng đã huy động vượt chỉ tiêu nhưng vẫn còn nằm trong mức cho phép của Ngân hàng Trung ương, đến năm 2009 thì tình hình được cải thiện hơn khi 1 đồng vốn huy động thì ngân hàng cho vay được 0,95 đồng, điều đó cho thấy ngân hàng chưa cân đối được chỉ tiêu này. Bởi vì tất cả các nguồn vốn huy động ngân hàng phải tốn một khoản chi phí trong việc chi trả lãi suất cho khách hàng, song nếu như ngân hàng không thể cho vay hết các khoản huy động thì ngân hàng sẽ giảm đi lợi nhuận khi trừ đi chi phí lãi cho những khoản tiền mà không cho vay được, vốn huy động
tăng thì dư nợ cũng tăng một cách hợp lí thì mới đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Mặc dù có vượt với chỉ tiêu nhưng thật tế thì đây khơng là vấn đề gì cả, khi vượt chỉ tiêu thì ngân hàng có thể điều chuyển vốn về ngân hàng hội sở chính. Nơi đây ngân hàng hội sở chính sẽ điều chuyển vốn đi cho những chi nhánh khác đang cần vốn huy động để cho vay thực tế thì rất khó khăn để huy động được vốn. Năm 2010 bình qn 1,12 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia điều này cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng thực hiện khá tốt, mặc dù có cải thiện so với hai năm qua nhưng ngân hàng phải cố gắng hơn nữa để có thể cân đối tốt hơn giữa huy động và cho vay. Với kết quả này có thể nói ngân hàng trong 3 năm qua đã khá thành công trong tác huy động vốn.
4.4. PHÂN TÍCH CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG ĐỊA BÀN TỈNH 4.4.1. Một số ngân hàng thương mại lớn
Việc lựa chọn các đối thủ này làm đối tượng so sánh với NHCT.AG là do: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước chi phối do đó việc lựa chọn các đối thủ phân tích cũng có cổ phần lớn của Nhà nước như vậy sẽ đảm bảo sự tương đồng về tính chất sở hữu, về các qui định cúa NHNN đối với các ngân hàng trong nhóm này.
Đây là những NH có thời gian hoạt động tương đương nhau.
Đây là những Ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng lớn và là những đối thủ trực tiếp lớn mạnh. Các chi nhánh của các ngân hàng đó ln ở gần các chi nhánh của Ngân hàng Công Thương.
* Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang (BIDV)
- Mạng lưới: Chi nhánh tỉnh có trụ sở chính tại thành phố Long Xun. - Sản phẩm tín dụng: Cho vay ngắn, trung và dài hạn cả nội và ngoại tệ. - Sản phẩm dịch vụ: chi trả kiều hối, chuyển tiền trong nước và ngoài nước. - Nghiệp vụ bảo lãnh: Dự thầu, thanh toán, vay vốn.
- Khách hàng: Chủ yếu hộ kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thuỷ sản, hộ tư nhân cá thể.
* Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh An Giang (Vietcombank)
- Mạng lưới: Chi nhánh tỉnh có trụ sở chính tại thành phố Long Xuyên.
- Sản phẩm dịch vụ: mạnh về thanh tốn quốc tế, bên cạnh đó cũng có dịch vụ như chi trả kiều hối, ATM, chuyển tiền…
- Sản phẩm tiền gửi và sản phẩm tín dụng tương đối giống như ngân hàng đầu tư và phát triển.
- Khách hàng: chủ yếu doanh nghiệp sản xuất
* Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB)
- Mạng lưới: Trụ sở ngân hàng tỉnh tại thành phố Long Xuyên.
- Khách hàng: Chủ yếu là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và các hộ kinh doanh cá thể ở địa bàn thành phố, huyện có nhu cầu vay vốn xây dựng sửa chữa nhà ở.
* Tóm lại các ngân hàng thương mại có cổ phần lớn của Nhà nước cạnh tranh có hợp tác.
Cạnh tranh: Do các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại này tương đồng nhau vì vậy các ngân hàng này cạnh tranh trên các lĩnh vực sau:
+ Huy động vốn: do nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng nâng cao, vì vậy cơng tác huy động vốn của các ngân hàng ngày càng phát triển, các ngân hàng ngày càng cạnh tranh để giành thị phần huy động vốn trên địa bàn tỉnh.
+ Về hoạt động tín dụng đặc biệt là thị phần địa bàn tỉnh và các huyện cạnh tranh ngày càng gay gắt.
+ Về dịch vụ ngân hàng: dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ phát hành thẻ… Bên cạnh việc cạnh tranh, các ngân hàng cũng có sự hợp tác lẫn nhau để thúc đẩy cùng nhau phát triển như:
+ Hợp tác cho vay hợp vốn, đồng tài trợ cho các dự án lớn của tỉnh.
+ Trong tương lai các ngân hàng sẽ dần hoàn thiện mối liên kết trong nghiệp vụ sử dụng thẻ.
+ Nhận và gửi vốn lẫn nhau khi cần thiết.
4.4.2. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác và các quỹ tín dụng
Những ngân hàng thương mại cổ phần được chọn ở đây là: ACB, EAB, Sacombank và MDB – một ngân hàng rất phát triển ở An Giang. Vì đây là những ngân hàng thương mại rất năng động, làm ăn rất hiệu quả, trước sức ép hội nhập và cạnh tranh họ cũng đang chuyển mình: tăng vốn pháp định, mở rộng quy mô, đưa ra sản phẩm mới thu hút khách hàng.
- Mạng lưới:Chi nhánh có trụ sở chính đặt tại Thành phố Long Xuyên.
- Dịch vụ khách hàng cá nhân (Sản phẩm cho vay, tiền gửi tiết kiệm, tài khoản thanh toán, dịch vụ chuyển tiền)
- Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp (Dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ chuyển tiền, thanh toán tiền gửi, sản phẩm cho vay, thanh toán quốc tế)
- Mua bán vàng và kinh doanh ngoại tệ
- Các dịch vụ khác (Thẻ ATM, cho thuê ngăn tủ sắt, dịch vụ trả lương, dịch vụ Western Union)
- Khách hàng: chủ yếu các hộ tiểu thương thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và phần nhỏ khách hàng là hộ sản xuất.
* Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB)
- Sản phẩm dịch vụ: huy động vốn, cho vay, chuyển tiền và dịch vụ thẻ ATM rất được ưa chuộng.
- Khách hàng: hộ tiểu thương thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền và phần nhỏ khách hàng là hộ sản xuất.
* Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB)
- Tiền thân là ngân hàng Mỹ Xuyên sau đổi tên thành ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kơng.
- Có phịng giao dịch ở hầu hết các huyện trong tỉnh, có nguồn nhân lực chủ yếu là ở địa phương nên có mối quan hệ sẵn có rất tốt với các khách hàng và rất an hiểu người dân nơi đây.
- Khách hàng: các khách hàng cá nhân có mối quan hệ sẵn có, hộ tiểu thương, nơng dân, doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.
* Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank)
- Mạng lưới chi nhánh tại thành phố Long Xuyên và các mạng lưới trong tỉnh. - Có đội ngũ nhân viên trẻ năng động và được đào tạo tốt rất quan tâm đến khách hàng sẵn có lẫn khách hàng tiềm năng.
- Khách hàng chủ yếu là cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể tại địa bàn tỉnh và huyện, xã, thị trấn.
* Các quỹ tín dụng trên địa bàn:
Trong địa bàn tỉnh An Giang thì các quỹ tín dụng rất phát triển, áp dụng rất nhiều mức lãi suất huy động vốn rất hấp dẫn, phải kể đến một số cái tên như: Quỹ tín dụng
Mỹ Hịa, Quỹ tín dụng Mỹ Quí, Quỹ tín dụng Mỹ Phước... Các quỹ tín dụng này có mặt rộng rãi ở các huyện, xã vùng xâu vùng xa của tỉnh, thêm vào đó là có mức lãi suất rất hấp dẫn nên đây cũng được coi là đối thủ cạnh tranh lớn của ngân hàng Công thương