4 .1Phân tích thông tin thứ cấp
4.1.1 Tổng quan về thực phẩm chức năng tại Việt Nam
Khơng nằm ngồi xu thế chung của thế giới, thị trường thực phẩm Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Từ chỗ chỉ vài sản phẩm cuối thế kỷ XX, đến nay, số lượng TPCN trên thị trường đã lên tới hơn 7.000 với sự tham gia của khoảng 3.500 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TPCN. Theo Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam năm 2019 xác định, thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam hồn tồn có cơ hội phát triển thành ngành kinh tế - y tế mũi nhọn với các sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong phòng, hỗ trợ điều trị bệnh cho người Việt Nam. Từ đó, Hiệp hội đề ra mục tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2030. Trong các mục tiêu đến năm 2020, Hiệp hội xác định, mục tiêu quan trọng nhất là tăng số lượng người trưởng thành sử dụng TPCN thường xuyên từ 43% như hiện nay lên khoảng 60%. Về sản xuất, Hiệp hội sẽ phối hợp với các bộ, ban ngành liên quan và các doanh nghiệp để hình thành thêm 100% vùng nguyên liệu chuyên canh áp dụng GAP - TPCN. Hiệp hội cũng đặt ra nhiều mục tiêu
phát triển ngành TPCN Việt Nam đến năm 2020. Với tầm nhìn đến năm 2030, sẽ có hơn 90% nhóm đối tượng liên quan “Hiểu đúng - Làm đúng - Dùng đúng”. Tỷ lệ người trưởng thành thường xuyên sử dụng TPCN lên đến 70%. Sản xuất thực phẩm chức năng trong nước chiếm 75%, trong đó tự túc nguyên liệu là 60% và xuất khẩu thực phẩm chức năng đạt 5 tỷ USD.
Song bên cạnh đó, Theo Hiệp hội TPCN Việt Nam, nếu như năm 2000 chỉ có khoảng 63 sản phẩm cơng nghiệp của 13 cơ sở nhập khẩu vào Việt Nam thì đến nay cả nước đã có tới 4.190 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với khoảng 10.930 sản phẩm đang lưu hành. Có hơn 90% nhà thuốc trên tồn quốc đang bán các sản phẩm của thực phẩm chức năng. Sự phát triển “thần tốc” này khiến hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng càng khó kiểm sốt. Nhiều vụ phát hiện, bắt giữ gần đây cho thấy, các đối tượng làm giả TPCN rất tinh vi, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để đóng gói, dán nhãn sản phẩm như hàng thật. Khơng những thế, nhiều cơ chế, chính sách phát triển và quản lý sản thực phẩm chức năng còn lỏng lẻo, chưa phù hợp, thiếu tính khả thi khiến nhiều nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghiệp mất phương hướng, làm ăn thiếu hiệu quả.