4 .1Phân tích thông tin thứ cấp
4.1.2 .1Ý thức về sức khỏe
4.1.2.2 Nhận thức về giá
Theo BSC trong năm 2020, chi tiêu của người Việt Nam sẽ chỉ tăng nhẹ 3,3% do tác động của COVID19. Dự báo đến năm 2021, khi thu nhập của người dân dần ổn định, các hộ gia đình sẽ tăng chi tiêu cho các nhu yếu phẩm và các mặt hàng cao cấp.
Hình 4.2: Chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam
Nguồn: [ CITATION Côn19 \l 1033 ]
Dân số đơng, thu nhập bình qn đầu người tăng, kinh tế chuyển biến tích cực cùng với sự phát triển của mạng lưới viễn thông và công nghệ là những yếu tố thúc đẩy thị trường thay đổi, tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng (NTD) tại Việt Nam. Và các chủ đề “nóng” ln được dư luận quan tâm như thực phẩm sạch, sức khỏe, thực phẩm chức năng, ô nhiễm môi trường, trách nhiệm xã hội… Những yếu tố này tạo nên hành vi tiêu dùng trong hiện tại và tương lai. Khi người tiêu dùng đạt được thu nhập ổn định và cảm thấy dư dả họ nhận thức được rằng bản thân cần thêm nhiều nhu cầu để nâng tầm cuộc sống. Khi người tiêu dùng giàu lên, họ sẽ muốn trải nghiệm những thương hiệu mới mà trước đây họ chưa thể trải nghiệm để “tự thưởng” cho bản thân sau khi làm việc vất vả.
Nghiên cứu của Nielsen cho thấy 3/4 người Việt Nam chi tiêu thoải mái và sẵn sàng mua sắm khi cảm thấy yêu thích.
Điều này thể hiện rõ qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành hàng cao cấp. Cụ thể, nhóm thực phẩm cao cấp đóng góp 20% doanh thu của nhóm hàng này, với tốc độ tăng trưởng là 11%. Ở hạng mục chăm sóc cơ thể, tỷ lệ này là 23%, với mức tăng trưởng là 22%. Mặc dù đồ uống cao cấp chỉ đóng góp 3% vào tổng doanh thu nhưng tốc độ tăng trưởng đã lên tới 103%. Người tiêu dùng rất thông minh và họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn, nhưng khơng có nghĩa là chi tiêu khơng tính tốn. Thời đại “internet chứa đựng mọi thứ” tạo ra môi trường mà người tiêu dùng tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau về cùng một sản phẩm để tìm mua những sản phẩm và dịch vụ tốt. Người tiêu dùng luôn bị tác động bởi các yếu tố như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, chất lượng, tính năng và giá cả., và đại đa số người Việt Nam (80 - 90%) cho rằng xuất xứ là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua của họ so với các yếu tố khác. Cứ 4 người Việt Nam thì có đến 3/4 người đọc kỹ thơng tin sức khỏe liên quan đến sản phẩm họ sử dụng (88%) và tìm hiểu kỹ về thơng tin dinh dưỡng do sản phẩm họ sử dụng cung cấp (74%). Người tiêu dùng có nhu cầu nâng cao sức khỏe, theo báo cáo Chỉ số Niềm tin NTD do Nielsen thực hiện, sức khỏe của bản thân cùng với hạnh phúc của cha mẹ nằm trong Top 5 mối quan tâm được quan tâm nhất của người Việt. Họ tập thể dục thường xuyên hơn (84%) và tích cực sử dụng các biện pháp ăn kiêng (80%) để trở nên khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng thận trọng hơn trong việc tìm kiếm và sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.