C. Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thết bị dạy học Mở đầu:
1. Mô tả hiện trạng Mức
a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;
b) Tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm;
c) Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 2
Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.
Mức 3
Tổ chức mơi trường giáo dục trong và ngồi lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.
1. Mô tả hiện trạngMức 1 Mức 1
a) Đa số giáo viên các nhóm, lớp có khả năng sử dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục cho trẻ trong từng hoạt động khác nhau đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục của từng độ tuổi và điều kiện của từng lớp. Tuy
nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa nhạy bén, linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp để thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ [H5-5.02-01];
b) Nhà trường đã xây dựng kế hoạch triển khai chuyên đề ”Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020 và hằng năm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động trong và ngồi lớp đảm bảo theo các tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm và mang tính “mở” nhằm kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng. [H5-5.02-02];
c) Sau khi xây dựng các loại kế hoạch giáo dục, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ dưới nhiều hình thức khác nhau: theo mục đích và nội dung giáo dục, theo vị trí khơng gian, theo số lượng trẻ tùy theo từng độ tuổi và điều kiện thực tế của lớp [H5-5.01-02].
Mức 2
Nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn và giáo viên tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng thực hành, trải nghiệm trong các hoạt động giáo dục hằng ngày. Bên cạnh đó, hằng tháng nhà trường tổ chức các hoạt động sự kiện, lễ hội, hội thi, tham quan dã ngoại phù hợp với từng độ tuổi khác nhau để tạo tối đa các cơ hội tìm tịi, khám phá mơi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, khả năng, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế của lớp, của trường [H5-
5.02-03].
Mức 3
Nhà trường chỉ đạo giáo viên xây dựng mơi trường cho trẻ hoạt động trong và ngồi lớp đảm bảo an tồn, thân thiện... giữa cơ và trẻ, trẻ với trẻ...; thiết kế đồ dùng đồ chơi đa dạng, phong phú, các khu vực hoạt động của trẻ bố trí phù hợp, linh hoạt với nội dung, chủ đề giáo dục và tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”. Năm học 2017-2018, nhà trường đạt giải Nhì “Cuộc thi xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non” cấp
Quận và giải Ba cấp thành phố [H5-5.02-04]. Tuy nhiên đến thời điểm này, việc
xây dựng mơi trường bên ngồi cho trẻ hoạt động gặp một số khó khăn, do trường mới được thành lập 03 năm, kinh phí đầu tư chưa nhiều.
2. Điểm mạnh
Nhà trường xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động ni dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ có kế hoạch cụ thể, rõ ràng và hiệu quả, tạo cho trẻ môi trường hoạt động đa dạng. Trẻ được thực hành, trải nghiệm và khám phá môi trường xung quanh theo phương châm “Học mà chơi, chơi bằng học”.
3. Điểm yếu
Một số giáo viên chưa nhạy bén, linh hoạt trong việc phối hợp các phương pháp để thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ và việc xây dựng môi trường bên
ngồi cho trẻ hoạt động gặp một số khó khăn, do trường mới được thành lập 03 năm, kinh phí đầu tư chưa nhiều.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Trong thời gian đến, nhà trường tiếp tụ phát huy điểm mạnh đã có và tăng cường tổ chức các hoạt động chuyên đề thực hành trải nghiệm để giúp đội ngũ giáo viên mới có thêm nhiều kinh nghiệm và nhạy bén, linh hoạt hơn trong việc phối hợp các phương pháp để thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ. Đồng thời tăng cường cơng tác tham mưu xin kinh phí đầu tư bổ sung cho các khu vui chơi bên ngoài cho trẻ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục của nhà trường.
5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3.
Tiêu chí 5.3: Kết quả ni dưỡng và chăm sóc sức khỏe Mức 1
a) Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ;
b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định;
c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 2
a) Nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ;
b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định;
c) 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.
Mức 3
Có ít nhất 95% trẻ em khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.
1. Mơ tả hiện trạngMức 1 Mức 1
a) Nhà trường đã phối hợp với Bệnh viện Ngũ Hành Sơn thực hiện công tác khám, quản lý sức khỏe trẻ định kỳ cho học sinh 2 lần/ năm học [H5-5.03- 01];
b) Nhà trường tổ chức cho 175/175 trẻ được kiểm tra sức khỏe định kỳ, được theo dõi cân nặng, chiều cao và đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên biểu đồ tăng trưởng hằng tháng đối với độ tuổi nhà trẻ với 24 trẻ, hằng quý đối với độ tuổi mẫu giáo với 151 trẻ. Thực hiện tổng hợp theo dõi kết quả cân đo và thông báo đến phụ huynh kịp thời, đầy đủ [H5-5.03-02];
c) Sau khi tổng hợp kết quả cân đo trẻ, nhà trường xây dựng kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp cịi và thừa cân, béo phì cho trẻ, đưa ra các biện pháp ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp. Kết quả trong năm học vừa qua có 11/11 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và 18/18 trẻ thừa cân, béo phì được can thiệp bằng các biện pháp khác nhau. Kết quả có 6/11 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và 10/18 trẻ thừa cân, béo phì được cải thiện tình trạng dinh dưỡng so với đầu năm học [H5-5.03-03].
Mức 2
a) Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe phòng chống dịch bệnh, hạ thấp tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng , thấp còi, thừa cân, béo phì và diễn biến tâm sinh lý hằng ngày của trẻ ... dưới nhiều hình thức khác nhau: thơng qua các cuộc họp, tại góc tuyên truyền [H5-5.03-04];
b) Nhà trường thực hiện việc xây dựng thực đơn hằng tuần, các món ăn được thay đổi đa dạng hằng ngày và sử dụng phần mềm tính định lượng Nutrikids để tính định lượng khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ đảm bảo nhu cầu khuyến nghị tại Thông tư 28 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H5-5.03-05];
c) Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch đề ra các giải pháp phù hợp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp. Kết quả đến cuối năm có 8/12 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp cịi và 6/17 trẻ thừa cân, béo phì được phục hồi. Tỉ lệ phuc hồi trẻ cho trẻ thừa cân béo phì thấp [H5-5.03-06].
Mức 3
Hằng năm tỉ lệ trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường tại trường đều đạt từ 96% trở lên [H5-5.03-07].
2. Điểm mạnh
Nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền và đề ra các biện pháp can thiệp bằng phù hợp với trẻ. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi hằng năm được cải thiện tốt.
3. Điểm yếu:
Tỉ lệ phuc hồi trẻ cho trẻ thừa cân béo phì cịn thấp (35%).