Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 57 - 108)

(1) Quy trình thẩm định phương án sản xuất kinh doanh

Sơ đồ 2.2: Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh Đánh giá chung về khách hàng Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng Thẩm định PASXKD, khả năng trả nợ Thẩm định TSĐB tiền vay Kiến nghị của cán bộ thẩm định về PASXKD ( 1 ) ( 2 ) ( 3 ) ( 4 ) ( 5 )

(2) Nội dung của quy trình

Thẩm định một PASXKD là phải thẩm định tuần tự 5 bước theo đúng quy trình thẩm định tín dụng ngắn hạn đối với các hồ sơ vay vốn ngắn hạn để sản xuất kinh doanh. Quy trình này được thực hiện áp dụng đối với các Chi nhánh.

Ta xem xét việc thẩm định một hồ sơ vay vốn ngắn hạn để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh cụ thể của công ty TNHH xây dựng và dịch vụ thương mại Sơn Hải (gọi tắt là công ty Sơn Hải)

Các cán bộ phòng QHKH1 thực hiện thẩm định một phương án sản xuất kinh doanh như sau:

Bước 1: Đánh giá chung về khách hàng

Năng lực pháp lý

Khách hàng vay vốn phải có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật, phải xem xét về điều lệ, quy chế tổ chức của đơn vị vay vốn để nắm rõ về phương thức tổ chức, quản trị, điều hành. Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; mã số thuế; biên bản họp hội đồng thành viên; điều lệ công ty; quyết định bổ nhiệm chức vụ; giấy phép hành nghề phải còn hiệu lực thời hạn cho vay.

Mục đích của việc thẩm định năng lực pháp lý là để thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với cả chi nhánh và doanh nghiệp, tránh gian lận trong việc vay vốn.

Hầu hết các doanh nghiệp đến vay vốn đều đáp ứng được yêu cầu về năng lực pháp lý của chi nhánh. Tuy nhiên cũng có những công ty không đủ hết những giấy tờ trên sau khi đã được hướng dẫn bổ sung như DNTN Minh Thành vì mới thành lập nên chưa có mã số thuế, không có biên bản họp hội đồng thành viên, Công ty TNHH một thành viên Toàn Hưng thiếu bản điều lệ công ty…nhưng vẫn được vay vốn. Cũng có một số doanh nghiệp bị từ chối hồ sơ vay vốn ngay từ bước đầu vì không đạt yêu cầu, không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như DNTN Trung Hải, lý do đã để hồ sơ này ở ngân hàng Công thương Khánh Hòa để vay vốn…nhưng đây là một lý do hết sức vô lýnên chi nhánh đã không chấp nhận hồ sơ này.

Thường thì các doanh nghiệp chứng minh được mình có đủ năng lực pháp lý và dựa vào thực tế các cán bộ có thể xem xét hồ sơ đó có đủ điều kiện hay không? Như

Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ thương mại Sơn Hải là công ty chỉ đưa đến ngân hàng Biên bản họp hội đồng thành viên (phụ lục) để chứng minh năng lực pháp lý của mình nhưng vẫn được Chi nhánh chấp nhận vì thứ nhất đây là công ty đã hoạt động trên địa bàn Nha Trang có uy tín, thứ hai công ty đã có quan hệ tín dụng với Chi nhánh từ trước.

Mô hình tổ chức, bố trí lao động

Sau khi doanh nghiệp chứng minh được mình có đủ năng lực pháp lý thì cán bộ tín dụng xem xét đến quy mô hoạt động; cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh; số lượng lao động trình độ lao động trong doanh nghiệp…

Mục đích của việc thẩm định này là để phân loại doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ để áp dụng đúng với quy định của luật tín dụng và bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp; với trình độ lao động như vậy thì liệu có đáp ứng được yêu cầu công việc, cụ thể là có thực hiện được phương án kinh doanh sắp đề ra hay không?

Đối với công ty Sơn Hải thì vốn điều lệ của công ty là 1,2 tỷ đồng, số lượng lao động của công ty là 102 người. Trong đó có 32 người trình độ đại học, 38 người trình cao đẳng, 20 người trình độ trung cấp, còn lại là khác. Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, do đó phần lớn các nhân viên đều nằm ở các công trình thi công. Công ty đủ điều kiện xếp hạng loại hình doanh nghiệp nhỏ, được hưởng hỗ trợ lãi suất theo đúng quy định hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, và có khả năng thực hiện tốt phương án sản xuất kinh doanh sắp tới.

Quản trị điều hành của doanh nghiệp

Đó là trình độ chuyên môn, đạo đức, phẩm chất của người lãnh đạo cao nhất; trình độ quản trị điều hành; uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp; khả năng nắm bắt thị trường.

Công ty Sơn Hải do ông Võ Văn Hai làm giám đốc, ông đã từng là phó giám đốc của công ty COSVECO, một công ty xây dựng có tiếng tăm và đã từng hoạt động lâu năm trong lĩnh vự xây dựng Vì vậy, ông là người có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Trong thời gian qua,mặc dù tình hình thị trường ngành xây lắp có nhiều biến động về giá cả nguyên vật liệu, nhân

công…nhưng công ty vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhất định. Qua đó cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là ổn định và có hiệu quả.

Bên cạnh đó Kế toán trưởng của công ty là một cử nhân kinh tế được đào tạo chính quy sẽ giúp ích rất nhiều cho Ban giám đốc trong việc quản trị điều hành công ty.

Ngành nghề kinh doanh

Cán bộ tín dụng xem xét ngành nghề kinh doanh có được phép hoạt động hay không; mạng lưới phân phối sản phẩm; khả năng cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường; chiến lược kinh doanh trong thời gian tới của doanh nghiệp. Mục đích thẩm định, xem xét ngành nghề kinh doanh của các DN để biết được tình hình sản xuất kinh doanh của DN có ổn định và có hiệu quả hay không.

Đối với công ty Sơn Hải: chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng. Tình hình sản xuất kinh doanh: ổn định và hiệu quả với kết quả năm sau cao hơn năm trước

- Đánh giá năng lực sản xuất: năng lực thi công của công ty ngày càng được nâng cao, công ty đã dần dần tiếp cận đựơc với các công trình lớn hơn

- Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: công ty cũng kinh doanh lĩnh vực mua bán vật liệu xây dựng nên khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào là một lợi thế của công ty trong quá trình thực hiện hợp đồng thi công với các đối tác

- Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: hiện nay công ty nhận thi công các công trình trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

- Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu: trong thời gian qua, mặc dù tình hình thị trường ngành xây lắp có nhiều biến động về giá nguyên vật liệu, nhân công... nhưng công ty vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhất định. Qua đó cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là ổn định và có hiệu quả

Các rủi ro chủ yếu

Các rủi ro chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: rủi ro về chính sách, chế độ của Nhà nước; rủi ro bất khả kháng; rủi ro về thị trường…Cán bộ tín dụng xem xét các loại rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có những đánh giá nhận định về sự ổn định và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh.

Đối với công ty TNHH xây dựng và dịch vụ thương mại Sơn Hải chủ yếu gặp rủi ro về thị trường, giá cả nguyên vật liệu....

Bước 2: Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng

Kiểm tra tính khớp đúng về số liệu, tính thống nhất về phương pháp hạch toán của Báo cáo tài chính:

Cụ thể: về nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, số liệu đã qua kiểm toán; chế độ kế toán áp dụng, nguyên tắc hạch toán; thẩm quyền phê duyệt (cơ quan chủ quản cấp trên, cơ quan thuế…)

Đây là vấn đề mà các cán bộ thẩm định cũng như Chi nhánh rất quan tâm và lo lắng. Rất nhiều các các doanh nghiệp báo cáo tài chính không qua kiểm toán, đặc biệt là các DNNVV thì điều này lại càng đáng lo ngại. Vì mục tiêu của họ đưa báo cáo tài chính lên ngân hàng là để vay vốn nên họ thường làm báo cáo tài chính để làm sao cho đẹp, cho lợi nhuận cao và để cán bộ tín dụng nhìn vào đó cho rằng họ có đủ khả năng vay vay vốn và trả nợ, dẫn đến những số liệu trong báo cáo chỉ là số liệu ảo, không khớp với số liệu thực của báo cáo đã qua kiểm toán. Như DNTN Phúc An nộp báo cáo tài chính lên cho cán bộ thẩm định (báo cáo cũng ghi rõ ràng là đã qua kiểm toán), lợi nhuận sau thuế rất đẹp, năm sau cao hơn năm trước, nói chung các tỷ số tài chính là tốt và ở mức chấp nhận được, nhưng đến khi cán bộ tín dụng hỏi đến thuyết minh báo cáo tài chính thì lại không đưa, đến khi cán bộ đến nơi thì mới biết là báo cáo này chỉ là do doanh nghiệp tự lập và phát hiện ra năm 2007 thì lợi nhuận âm, và cũng có rất nhiều trường hợp các doanh nghiệp như DNTN Phúc An.

Về điều này, cán bộ thẩm định đã phải rất sát sao, có khi phải đến tận nơi để xem xét và có khi phải chất vấn cả kế toán của doanh nghiệp,cố gắng làm sao để lấy được báo cáo đã qua kiểm toán, để từ đó có cơ sở để đánh giá đúng thực chất tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có quyết định đúng đắn về khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính của công ty Sơn Hải là báo cáo đã qua kiểm toán, có đầy đủ 3 loại báo cáo theo yêu cầu: Bảng cân đối kế toán, Xác định kết quả hoạt động kinh doanh và thuyết minh báo cáo tài chính.

Phân tích tình hình tài chính và và tình hình sản xuất KD của DN

Cán bộ TD xem xét trong bảng cân đối tài sản để so sánh sự tăng giảm về số tuyệt đối, tương đối giữa các năm, cần tập phân tích những vấn đề: về cơ cấu nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn; tình trạng các khoản phải thu, phải thu khó đòi; tình trạng hàng tồn kho, hàng kém chất lượng, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho; nợ ngắn hạn và cơ cấu nợ ngắn hạn; tình hình vay trả của DN đối với các khoản nợ ngắn hạn; khả năng thanh toán và khả năng tự chủ tài chính.

Số liệu các báo cáo tài chính của các năm gần nhất, tối thiểu là 2 năm hoặc các báo cáo mới nhất đối với doanh nghiệp mới hoạt động.

Đối với điều kiện này, nếu kiểm tra được tính khớp đúng về số liệu của các báo cáo tài chính thì đến đây chỉ cần xác định các chỉ tiêu trong công thức, dựa vào ý nghĩa cảu các số liệu và nêu ra kết quả.

Đối với công ty xây dựng và dịch vụ thương mại Sơn Hải sau khi kiểm tra số liệu các báo cáo tài chính, ta tiến hành xem xét và đánh giá tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty qua các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận, tài sản, nguồn vốn, các khoản phải thu, nợ ngắn hạn…Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Đvt: triệu đồng

STT Chỉ tiêu 31/12/2007 30/06/2008

1 Doanh thu thuần 1.105 2.138

2 Lợi nhuận sau thuế 55 60

3 Nguồn vốn chủ sở hữu 55 1.316 4 Tài sản ngắn hạn bình quân - 1.852 5 TSCĐ 203 165 6 Tổng tài sản (Tổng nguồn vốn) 1.803 2.269 7 Nợ phải trả 1.748 953 8 Tài sản ngắn hạn 1.600 2.104 9 Nợ ngắn hạn 1.748 953 10 Đầu tư ngắn hạn + Tiền 2 179

Về tình hình tài chính của doanh nghiệp nửa đầu năm 2008:

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán:

Đầu tư ngắn hạn + Tiền Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn 179 = 953 = 0,19

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động:

Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động =

Tài sản lưu động bình quân 2138

=

1852 = 1,15

Doanh thu thuần Hệ số vòng quay các khoản

phải thu = Các khoản phải thu bình quân 2138 = 83 = 25,76 Giá vốn hàng bán Hệ số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân 2048 = 1442 = 1,42

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:

Lợi tức trước thuế Khả năng sinh lời tổng tài sản = Tổng tài sản 60 = 2269 = 0,026

Lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lời vốn chủ sở

hữu = Vốn chủ sở hữu

60 =

1316 = 0,046

Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh

thu = Doanh thu bán hàng

60 =

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu vốn: Tổng số nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp 953 = 2269 = 0,42

Đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp:

Doanh thu kỳ hiện tại Tốc độ tăng trưởng doanh thu

(%) = Doanh thu kỳ trước -1

2138 = 1105 1 = +93% Lợi nhuận kỳ hiện tại Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (%) = Lợi nhuận kỳ trước -1 60 = 55 1 = +9,1% * Đánh giá chung:

- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp ổn định và có hiệu quả với kết quả năm sau cao hơn năm trước.

- Các chỉ số tài chính của khách hàng nói chung là tốt và ở mức chấp nhận được. - DN có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu bán hàng tốt và ổn định. Công ty Sơn Hải là doanh nghiệp mới hoạt động từđầu năm 2007 chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi. Giám đốc công ty - Ông Võ Văn Hai đã từng là phó giám đốc của một công ty xây dựng lớn. Vì vậy, ông là người có rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực này. Trong thời gian vừa qua, mặc dù tình hình thị trường ngành xây lắp có nhiều biến động về giá cả nguyên vật liệu, nhân công... nhưng công ty vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhất định. Qua đó cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là ổn định và có hiệu quả.

Các chỉ tiêu phản ảnh tình hình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty mới chỉ được kết luận ở mức chung chung, chưa có các căn cứ chính xác rõ

ràng để đưa ra những đánh giá, kết luận xác đáng về công ty. Như khi kết luận được là các chỉ số tài chính nói chung là tốt và ở mức chấp nhận được thì cần phải đánh giá cụ thể hơn như thể hiện qua hệ số vòng quay các khoản phải thu khá cao, nó thể hiện tốc độ thu hồi các khoản nợ nhanh; qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng tương đối tốt nó thể hiện năng lực kinh doanh, khả năng cạnh tranh của công ty trong việc tạo ra lợi nhuận tốt.

Bước 3: Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ

Phân tích phương án kinh doanh khả thi và tính toán hiệu quả của phương án kinh doanh

Là phân tích khả năng thực hiện phương án kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường cán bộ tín dụng phân tích các yếu tố sau:

- Doanh thu dự kiến năm kế hoạch

- Tổng chi phí sản xuất, kinh doanh dự kiến năm kế hoạch - Mức lợi nhuận dự kiến năm kế hoạch

- Xác định chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 57 - 108)