Giới thiệu chung về ngân hàng đầu tư và phát triển Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 31 - 108)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa được thành lập năm 1976, tiền thân của Ngân hàng là phòng cấp phát vốn xây dựng cơ bản thuộc tỉnh Phú Khánh. Để phù hợp với sự phát triển chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Chi nhánh được lần lượt mang những tên:

 Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết tỉnh Phú Khánh

 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng tỉnh Phú Khánh

 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Phú Khánh

 Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Khánh Hòa

Từ đó đến nay nó được hoạt động và phát triển với cái tên Ngân hàng đầu tư và phát triển Khánh Hòa

 Trụ sở chính 35- đường 2/4, Nha Trang, Khánh Hòa.

 Tên bằng tiếng Anh của Ngân hàng: “BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIET NAM – KHANH HOA BRANCH”.

 Tên giao dịch quốc tế: “VIETIDE BANK” (BIDV)

 Tên viết tắt: BIDV Khánh Hòa

 Điện thoại: (058) 3 613457

 Fax : 601 3 6134 99

 Webside : www.bidv.com.vn

Từ năm 1976-1994 BIDV Khánh Hòa chỉ hoạt động trong lĩnh vực cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước để cấp cho các dự án phát triển kinh tế, kỹ thuật và huy động vốn trung và dài hạn, trong và ngoài nước để cho vay trung và dài hạn là chủ yếu, không kinh doanh như một ngân hàng thương mại.

Đến năm 1995, do yêu cầu đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cũng như tốc độ phát triển xã hội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển bắt đầu chuyển đổi. Sau khi tách cục đầu tư, BIDV Khánh Hòa đã chuyển sang kinh doanh như một Ngân hàng đa năng tổng hợp theo mô hình của một Ngân hàng thương mại. Do địa bàn tỉnh có đầy đủ 4 ngân hàng thương mại quốc doanh cho nên khi chuyển sang ngân hàng thương mại Ngân hàng đã gặp không ít khó khăn, quy mô nhỏ, lực lượng còn quá yếu, kinh nghiệm chưa có, bạn hàng chưa biết đến ngân hàng nhiều, cho nên Chi nhánh đã không có nhiều lợi thế cạnh tranh và không có khả năng mở rộng quy mô hoạt động, cơ sở vật chất thiếu thốn, nguồn vốn nhỏ.

Theo số liệu thống kê của Chi nhánh thì tổng tài sản của Chi nhánh lúc đó chỉ có 54 tỷ đồng, tổng vốn huy động 8,4 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay 34,7 tỷ đồng chỉ chiếm 5% thị phần trên địa bàn lúc bấy giờ. Khách hàng chủ yếu của Chi nhánh là các khách hàng thuộc lĩnh vực xây lắp.

Nhưng từ giai đoạn 1995-2005 BIDV Khánh Hòa đã hoạt động tích cực hơn trong lĩnh vực đầu tư phát triển cho nhiều dự án, công trình trọng điểm, chương trình dự án lớn của tỉnh, chương trình phủ điện nông thôn, chương trình phát triển nhà ở, chương trình đánh bắt xa bờ, đầu tư phát triển du lịch. Việc cho vay các dự án lớn có tính khả thi cao sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng trưởng tín dụng ổn định, hạn chế được rủi ro, tăng khả năng thu lãi đúng như tính toán và giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Bộ máy tổ chức của chi nhánh cũng được tuân thủ theo đúng bộ máy tại Hội Sở chính đó là được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng có nghĩa là Giám đốc chi nhánh là người ra quyết định cuối cùng, quyền phán quyết tối cao trong mọi

hoạt động của chi nhánh. Giám đốc sẽ được sự hỗ trợ của các phó Giám đốc và các phòng ban chuyên môn để tư vấn trong công việc, tìm kiếm cà lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu, xử lý nhanh chóng, kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Nhiệm vụ của Ban Giám đốc: - Giám đốc: Ông Nguyễn Đôn Minh

Là người có quyền hành cao nhất tại Chi nhánh. Quản lý điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chi nhánh trước Nhà nước và cơ quan cấp trên, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

- Các phó Giám đốc: Ông Hà Quang Huy và Ông Đặng Văn Dư

Trực tiếp hỗ trợ cho Giám đốc quản lý điều hành các hoạt động của Chi nhánh theo sự phân công ủy quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được phân công. Được phép ký thay cho Giám đốc, chỉ đạo các vấn đề cụ thể mà đã được Giám đốc thông qua.

Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:

Có nhiệm vụ tham mưu cho ban Giám đốc trong những lĩnh vực riêng, phối hợp thực hiện các kế hoạc được giao và giám sát hướng dẫn theo chức năng hoạt động của các điểm trực thuộc như Xóm Mới, Thống Nhất, Bình Tân, 2/4

- Phòng Tổ Chức – Hành Chính:

+ Phụ trách chung về công tác tổ chức, hành chính, quản lý, bồi dưỡng và bố trí sử dụng lao động, giải quyết các chế độ tiền lương và chế độ chính sách cho các cán bộ công nhân viên.

+ Tổ chức thanh tra bảo vệ, triển khai thực hiện các chế độ, chỉ thị và công tác quân sự nội bộ của chi nhánh

+ Soạn thảo các văn bản liên quan, quản lý và lưu trữ hồ sơ tổ chức và tài liệu chi nhánh

- Phòng Dịch vụ Khách hàng

+ Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng: Nhập thông tin khách hàng và hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng và thực hiện các

nghiệp vụ như giải ngân và thu nợ của khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân và thu nợ đã được phê duyệt

+ Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.

+ Chịu trách nhiệm: Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng;

- Phòng Tín Dụng:

Phòng tín dụng được chia làm làm 4 phòng với những chức năng và nhiệm vụ hỗ trợ nhau, đó là: Phòng Quan hệ Khách hàng 1, Quan hệ khách hàng 2, Phòng Quản trị Tín dụng và phòng Quản lý rủi ro Tín dụng.

+ Phòng Quan hệ Khách hàng 1 (QHKH1): có quan hệ trực tiếp với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp. Phòng QHKH1 trực tiếp tiếp xúc với các doanh nghiệp, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn cho họ:

 Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định  Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng, theo quy định và quy trình nghiệp vụ của chi nhánh

 Thông báo cho các doanh nghiệp về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu, đảm bảo hồ sơ, tài liệu được hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký

 Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn giao toàn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài tiệu liên quan đến khoản vay sang Phòng Quản trị tín dụng quản lý

 Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ (gốc và lãi), kể cả các khoản nợ ngoại bảng…

+ Phòng Quan hệ khách hàng 2 (QHKH 2) : cũng có nhiệm vụ và chức năng giống phòng QHKH1 nhưng đối tượng khách hàng của phòng QHKH 2 là các cá nhân, hộ gia đình.

+ Phòng Quản trị Tín dụng: có nhiệm vụ nhận hồ sơ từ phòng QHKH 1 và phòng QHKH 2, xem xét hồ sơ và lưu sổ sách các tài liệu. Đôn đốc các hai phòng QHKH xét duyệt hồ sơ tín dụng cho đúng tiến trình và quy định tín dụng như: về giải ngân, thu nợ…

+ Phòng Quản lý rủi ro tín dụng: Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề; tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh; đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh; giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Phòng tài; thực hiện việc xử lý nợ xấu

- Phòng Kế Hoạch – Tổng Hợp

+ Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp

+ Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh + Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh

+ Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh

- Phòng Kinh Doanh

+ Phòng kinh doanh có vị trí rất quan trọng, có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo Chi nhánh về cá hoạt động kinh doanh

+ Có thể nói phòng kinh doanh là đầu ra của Chi nhánh, các nghiệp vụ tín dụng của phòng kinh doanh đem lại phần lớn lợi nhuận cho Chi nhánh

+ Phòng kinh doanh tiến hành các nghiệp vụ như cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân, cho vay ngắn, trung và dài hạn, thực hiện cho vay ủy thác theo các hiệp định, chương trình tài trợ, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh…

- Phòng Thanh toán quốc tế

+ Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng + Xử lý các giao dịch tài trợ thương mại về nhập khẩu, xuất khẩu theo đúng quy chế, quy trình tài trợ thương mại và thẩm quyền hạch toán kế toán

+ Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng về tài trợ thương mại xuất nhập khẩu, về chuyển tiền quốc tế ngoài thẩm quyền xử lý của chi nhánh. Kiểm tra hồ sơ và gửi hồ sơ đến Trung tâm tác nghiệp tài trợ thương mại, trung tâm thanh toán ở Trụ sở chính qua hệ thống scan bảo mật

+ Liên hệ với khách hàng, in và gửi thông báo đến khách hàng.

+ Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại.

+ Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh;

- Phòng Tài chính - Kế toán

+ Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp + Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm)

+ Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm và các phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh theo quy định

+ Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính

+ Quản lý thông tin và lập báo cáo

- Phòng Điện toán:

+ Phòng điện toán có nhiệm vụ quản lý và kết nối mạng, bảo dưỡng lắp đặt các thiết bị máy móc điện tử, in các bảng biểu và làm các công việc khác có liên quan

+ Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin...

- Phòng ngân quỹ: Phòng ngân quỹ thực hiện nhiệm vụ thu nhận, cất giữ, bảo quản và chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, các loại giấy tờ có giá và cac stài sản khác.

2.1.3 Vị trí của chi nhánh đối với hệ thống ngân hàng trên địa bàn Khánh Hòa

Khánh Hòa là một trong những tỉnh duyên hải miền trung có khí hậu ôn hoà

nơi có những bãi biển đẹp và quyến rũ với các đảo ven bờ quanh năm đầy nắng gió là thế mạnh cho phát triển ngành du lịch. Biển Khánh Hòa còn mang lại nguồn tài nguyên quý giá phục vụ cho việc phát triển ngành thuỷ sản. Nguồn tài

nguyên và môi trường thuận lợi nên thời gian gần đây việc chuyển hướng khai thác từ ven bờ ra xa bờ của ngư dân là điều hợp lý, phù hợp định hướng chiến

lược phát triển ngành thủy sản của chính phủ. Để khai thác nguồn lợi tài nguyên của đất nước, giảm việc khai thác hải sản ven bờ, bảo vệ môi trường sinh thái của Biển, Chi nhánh đã phối hợp cùng ngành thủy sản Khánh Hòa triển khai các dự án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt và dịch vụ đánh bắt hải sản xa bờ. Chi

nhánh đã đầu tư 11 tỷ đồng cho 10 dự án, đóng mới tàu đánh cá xa bờ của tỉnh…

Đặc biệt trong vài năm gần đây thì BIDV Khánh Hòa có vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ vốn cho các DAĐT trong lĩnh vực đóng tàu và khách sạn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV với các PASXKD và các DAĐT đem lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho

người lao động và tăng tỷ trọng GDP của Tỉnh.

Những tháng đầu năm 2009, cùng với cả nước, hệ thống NH Khánh Hòa

phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh. Cán bộ, nhân viên ngân hàng đã phải làm việc với cường độ gấp 2-3 lần so với trước đây để quyết định 131 đi vào cuộc sống một cách thiết thực và hiệu quả... BIDV Khánh Hòa đã thành lập riêng Tổ chỉ đạo “131” để triển khai công việc cho kịp thời. Những ngày này, cán bộ, nhân viên BIDV rất tất bật với công việc. Chị Trương Nam Hà, Trưởng phòng Quan hệ khách hàng BIDV Khánh Hòa cho biết: “Theo tiêu chí của BIDV, việc thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất cũng gắn liền với việc kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng để đảm bảo hỗ trợ lãi suất đúng đối tượng và loại trừ những doanh nghiệp lợi dụng chính

sách để vay tiền nhưng sử dụng không đúng mục đích. Chính vì vậy, những ngày này, cán bộ ngân hàng phải làm việc kéo dài cả về cường độ lẫn thời gian”.

BIDV là ngân hàng lớn hàng đầu của cả nước, đi đầu trong các hoạt động

đặc biệt là về hoạt động tín dụng. Chủ tịch Hội đồng quản trị ông Trần Bắc Hà muốn BIDV không chỉ để trở thành ngân hàng đứng hàng đầu về số năm hoạt

động, về số vốn huy động hay giải ngân mà còn đứng đầu về chất lượng tín dụng, góp phần hỗ trợ các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh tạo thêm công ăn

việc làm cho hàng triệu lao động và góp phần phát triển đất nước. Các Chi nhánh cần nắm rõ mục tiêu kinh doanh để hỗ trợ và trở thành ngân hàng có vị trí đặc biệt trong việc phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động tại Chi nhánh BIDV Khánh Hòa BAN GIÁM ĐỐC KHỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ NỘI BỘ KHỐI TRỰC THUỘC PHÒNG GIAO DỊCH XỐM MỚI PHÒNG GIAO DỊCH BÌNH TÂN PHÒNG GIAO DỊCH VĨNH HẢI PHÒNG GIAO DỊCH THỐNG NHẤT QUAN HỆ KHÁCH HÀNG 1 QUAN HỆ KHÁCH HÀNG 2 PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 31 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)