Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 89 - 91)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thị công tác thẩm định tín dụng đối với các DNNVV tại Chi nhánh còn những tồn tại :

 Việc đưa ra quyết định cho vay đối với các dự án đầu tư chưa thực sự có chất lượng :

Có những nguyên nhân sau: - Nguyên nhân khách quan :

+ Do chưa có tiêu chuẩn chuẩn mực để đánh giá khách qua năng lực hoạt động kinh doanh của khách hàng. Cũng như hiệu quả của các DA ĐT

+ Việc thực hiện pháp lệnh, kế toán thống kê chưa thực sự nghiêm túc, đa số các số liệu quyết toán và các báo cáo tài chính của các DNNVV chưa thực hiên chế độ kiểm toán bắt buộc khi nộp cho ngân hàng

- Từ phía chi nhánh:

+ Cán bộ thẩm định còn thụ động, phụ thuộc quá nhiều vào thông tin, tài liệu về dự án mà doanh nghiệp cung cấp

+ Chưa có đủ cơ sở dữ liệu và công cụ để xác định chính xác hiệu quả, độ rủi ro của các nhóm ngành kinh tế để đưa ra kết luận chính xác nhất

- Từ phía doanh nghiệp: Việc nắm bắt các thông tin về thị trường còn hạn chế, chưa kịp thời. Phương án đưa ra thiếu tính thuyết phục

 Việc thẩm định dự án chưa thực sự mang tính thống nhất, đồng bộ và tập thể dẫn đến việc đưa ra kết luận về tính khả thi của dự án thiếu tính chuyên nghiệp :

- Nguyên nhân khách qua : Chưa có những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả tài chính của dự án trong các lĩnh vực cụ thể

- Từ phía chi nhánh : Việc thẩm định dự án còn mang tính cá nhân, chưa có sự tham gia của tập thể, của những người chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn về thẩm định dự án, nhất là vai trò của Hội đồng tín dụng

- Về phía doanh nghiệp : Còn nhiều doanh nghiệp các dự án chưa có tính khả thi thực sự, việc thẩm định còn sơ sài, thiếu căn cứ thực tế

 Chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự bảo đảm cho công tác thẩm định, đặc biệt là các dự án đầu tư :

- Nguyên nhân khách quan :

+ Đội ngũ lao động phần lớn là các cán bộ trẻ mới ra trường, hơn nữa trên địa bàn Khánh Hòa việc đào tạo các sinh viên chuyên ngành thẩm định dự án đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu công việc

+ Chưa có quy định cụ thể mang tính bắt buộc trong lĩnh vực nhân sự vì thế việc tuyển dụng còn mang tính chất cá nhân

- Về phía chi nhánh : Việc sắp xếp và đào tạo cán bộ chưa thực sự hợp lý Tóm lại, trước thực trạng, những hạn chế về hoạt động thẩm định nói trên đòi hỏi Chi nhánh cần có những giải pháp kịp thời nhằm khắc phục những tồn tại và những hạn chế trong quá trình thẩm định tín dụng,đặc biệt là việc thẩm định các dự án đầu tư của chi nhánh trong kế hoạch kinh doanh sắp tới.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV TẠI BIDV

KHÁNH HÒA

3.1 Phương hướng hoạt động thẩm định tín dụng đối với DNNVV 3.1.1 Chủ trương phát triển DNNVV của Nhà nước

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 89 - 91)