Các nhân tố ảnh hướng đến hoạt động của Chi nhánh thời gian qua

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 44 - 108)

 Nhân tố vĩ mô - Về kinh tế:

+ Tốc độ phát triển kinh tế: những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của Khánh Hòa tăng mạnh, thu nhập của người dân tăng, cơ sở vật chất cũng đang phát triển mạnh và cải thiện đáng kể chất lượng của sống của người dân, nó đã tạo ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp, và đó cũng là cơ hội đầu tư vốn của các ngân hàng. Nhưng Khánh Hòa cũng chưa thực sự mạnh về công nghiệp nên việc phát triển các dự án đầu tư hay tăng mức dư nợ tín dụng trung, dài hạn của chi nhánh cũng không thực sự dễ dàng

+ Lãi suất ngân hàng: lãi suất có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp khi tham gia sản xuất kinh doanh. Trong 2 năm 2006 và 2007 lãi suất ngân hàng tăng mạnh, cơ hội huy động vốn cho các ngân hàng là lớn nhưngnó đã tạo ra nguy cơ đe dọa vốn cho các doanh nghiệp, nhưng sang năm 2008 và thời gian đầu năm 2009 thì

lãi suất ngân hàng giảm đáng kể, hơn nữa cùng với chương trình hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì lại tại ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và đồng thời cũng là cơ hội cho các ngân hàng tăng mức dư nợ tín dụng của mình

- Chính trị - pháp luật

+ Khánh Hòa đang phát triển mạnh về du lịch, dịch vụ nên sẽ thu hút được nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, đây là cơ hội tốt cho sự hợp tác của Chi nhánh trong thời gian tới

+ Hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng cơ hội trao đổi, hợp tác giữa các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro. Từ đó, có điều kiện tiếp cận với các nhà đầu tư nước ngoài để hợp tác kinh doanh, phát triển nguồn vốn cũng như doanh thu hoạt động

+ Do sự hợp tác, trao đổi với các ngân hàng thế giới, nên hệ thống ngân hàng VN cũng chịu tác động mạnh của thị trường tài chính thế giới, nhất là về tỷ giá, lãi suất, dự trữ ngoại tệ, trong khi phải thực hiện đồng thời nhiều nghĩa vụ và cam kết quốc tế

- Về kỹ thuật – công nghệ

+ Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống ngân hàng Việt nam, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, giúp các các ngân hàng học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài

+ Nhưng việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý làm cho áp lực cạnh tranh tăng dần

 Nhân tố vi mô - Khách hàng:

Khách hàng của chi nhánh phần lớn là các khách hàng truyền thống, chưa mở rộng quan hệ với hết các doanh nghiệp, đó cũng là một phần nhược điểm của chi nhánh, nhưng vài năm gần đây chi nhánh đã phát triển rộng rãi hơn khối khách hàng doanh nghiệp của mình, đặc biệt là khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nó sẽ là thế mạnh để chi nhánh phát triển đa dạng dịch vụ trong thời gian tới

- Đối thủ cạnh tranh:

+ Sự phát của nền kinh tế nói chung và sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng, hiện nay các ngân hàng thương mại phát triển nhanh mạnh cả về số lượng và chất lượng cung cấp các dịch vụ, đối thủ cạnh tranh của chi nhánh kể cả hiện tại và tiềm ẩn là rất lớn

+ Chi nhánh và hệ thống BIDV có được những mặt mạnh như: BIDV có thương hiệu lâu năm; là một trong những ngân hàng có uy tín trên địa bàn Khánh Hòa; chiếm thị phần lớn tương đối lớn về hoạt động tín dụng và huy động vốn; đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, ham học hỏi; có được sự quan tâm và hỗ trợ đặc biệt từ phía ngân hàng Trung ương…

+ Nhưng với hơn 20 ngân hàng trên địa bàn Khánh Hòa, sự cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi chi nhánh cần phát triển mình hơn nữa để nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, mở rộng quy mô và năng lực cạnh tranh

- Sản phẩm, dịch vụ thay thế:

Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, và chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng. Thiếu sự liên kết với các ngân hàng thương mại nên sự phối kết hợp trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ chưa thuận lợi, chưa tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng như kết nối sử dụng thẻ giữa các ngân hàng…

2.1.5.2 Biện pháp phát triển trong thời gian tới

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn hệ thống BIDV nói chung cũng như cho chi nhánh nói riêng, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

 Đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại toàn hệ thống BIDV, cải cách ngân hàng theo hướng nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính, mở rộng quy mô và năng lực cạnh tranh cho BIDV. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa BIDV

 Thị trường chứng khoán đang phát triển rất thuận lợi cho các ngân hàng thương mại cổ phần phát hành thêm cổ phiếu mới để tăng vốn tự có và năng cao năng lực tài chính của mình. Việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng thương mại trong nước (tối đa 30%) cũng góp phần tăng nhanh vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam. Vốn điều lệ tăng sẽ

góp phần hiện đại hóa công nghệ, mở rộng mạng lưới, nâng cao năng lực tài chính... và thực hiện nhiều chiến lược khác

 Cần có một chiến lược kinh doanh trung hạn và dài hạn, đặc biệt là chiến lược nhân sự. Gắn chiến lược nhân sự với các trường đại học trọng điểm và hình thành các trung tâm đào tạo tại các ngân hàng thương mại. Nhân viên ngân hàng là những người làm việc trên lĩnh vực dịch vụ cao cấp nên phải đảm bảo tính chuyên nghiệp và lương cao. Vì vậy, cần có cơ chế tiền lương phù hợp với trình độ và năng lực của cán bộ

 BIDV cần củng cố và hoàn thiện mạng lưới chi nhánh đi liền với chính sách chăm sóc khách hàng và tăng cường công tác tiếp thị, cần tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng: trong huy động vốn, tín dụng sản xuất kinh doanh, tín dụng tiêu dùng, tài trợ xuất nhập khẩu, dịch vụ thanh toán, ủy thác, ngân hàng điện tử... Cần chú ý phát triển các sản phẩm gắn với thị trường chứng khoán và hoạt động bảo hiểm

 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và phải xem đây là mục tiêu chiến lược để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút khách hàng trong nước. Đặc biệt là cơ chế thanh toán, phải nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và có tính hệ thống, đồng bộ. Mạng lưới phủ khắp nơi, nhưng giữa các chi nhánh không liên lạc với nhau được thì vô nghĩa. Đầu tư vào công nghệ hiện đại có thể làm tăng chi phí ban đầu, nhưng sẽ giảm chi phí nghiệp vụ trong dài hạn, thu hút nhiều khách hàng, quản trị được rủi ro do thông tin nhanh chóng, công tác điều hành hiệu quả, đặc biệt là ngân hàng sẽ huy động nhiều tiền gởi thanh toán (lãi suất thấp) do thanh toán dễ dàng, tiện lợi và mở rộng kênh phân phối

 Tăng cường công tác thanh tra giám sát nhằm đảm bảo tính an toàn cho cả hệ thống ngân hàng và tạo niềm tin cho công chúng, nâng cao thương hiệu, tăng cường công tác kiểm toán-kiểm soát nội bộ nhằm giám sát và ngăn ngừa sai sót trong từng ngân hàng

Nếu các giải pháp trên đây được thực hiện đồng bộ, chắc chắn sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt nam nói chung và BIDV nói riêng trong tiến trình hội nhập quốc tế.

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV Khánh Hòa 2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh

Tình hình tín dụng qua 3 năm 2006 – 2008

Bảng 2.2: Tình hình cơ cấu tín dụng của Chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008

Đvt: Tỷ đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chỉ tiêu

Giá trị ( %) Giá trị (%) Giá trị (%)

Tổng mức DNTD 1.007 100 1.200 100 1.350 100

1. Theo thành phần KT 1.007 100 1.200 100 1.350 100

- DNNN 186 18,43 85 7,05 0 0

- Ngoài quốc doanh. 821 81,57 1.115 92,95 1.350 100 2.Theo thời hạn cho vay 1.007 100 1.200 100 1.350 100

- Ngắn hạn 721 71,64 623 51,88 744 55,11 - Trung, dài hạn 286 28,36 577 48,12 606 44,89 3. Theo ngành nghề KT 1.007 100 1.200 100 1.350 100 - Khách sạn 512 50,84 581 48,4 641 47,48 - Xây lắp 76 7,51 81 6,78 80 5,93 - Thương mại 230 22,82 301 25,05 370 27,41 - Xuất nhập khẩu 90 8,91 113 9,39 125 9,26 - Tiêu dùng 40 3,98 50 4,18 70 5,19 - Xi măng 16 1,6 21 1,73 24 1,78 - Dệt may 25 2,51 30 2,51 29 2,15 - Khác 18 1,83 23 1,96 11 0,81 4. Phân theo TSĐB 1.007 100 1.200 100 1.350 100 - Có TSĐB 867 86,10 1.063 88,58 1.284 95,11 - Tín chấp 140 13,90 137 11,42 66 4,89

5. Theo loại tiền 1.007 100 1.200 100 1.350 100,00

- VND 707 70,21 899 74,92 1.124 83,26

- Ngoại tệ 300 29,79 301 25,08 226 16,74

Nhận xét :

Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh qua 3 năm nhìn chung là tốt và ổn định, giai đoạn 2006 – 2008: dư nợ tín dụng bình quân đạt 1.186 tỷ đồng, mức tăng trưởng tín dụng bình quân của Chi nhánh là 16,8%/năm, tuy nhiên vẫn còn thấp so với mức dư nợ bình quân toàn ngành là 1.304 tỷ đồng và mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành là 24,4%/năm.

Năm 2006 thị phần tín dụng của chi nhánh đạt 18% đến năm 2007 giảm xuống chỉ chiếm 15%, đứng thứ 3 trên địa bàn (sau AGriBank : 27.2% và ICB : 16.5%), thi phần của chi nhánh giảm sút 3% là do tốc độ tăng trưởng của chi nhánh thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quan của hệ thống ngân hàng trên địa bàn.

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2006 -2008 hướng đầu tư vào

các ngành kinh tế có lợi thế phát triển của địa phương như du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất (cụ thể năm 2006 chiếm 50,84%/TDN, năm 2007 chiếm 48,40%/TDN,

năm 2008 chiếm 47,48%/TDN), phân tán rủi ro bằng cách đầu tư đa dạng các ngành kinh tế như thương mại trung bình 26%/TDN qua 3 năm, xuất nhập khẩu trung bình 9,12%/TDN, tiêu dùng 4,50%, dệt may 2,20%, xi măng 1,65%, các

ngành khác 1.70%, hạn chế và giảm dần dư nợ đối với các khách hàng, các ngành nghề tiềm ẩn rủi ro (cho vay xây lắp giảm dần từ 7,51%/TDN năm 2006 xuống mức 6,78%/TDN năm 2007 và xuống còn 5,93%/TDN năm 2008)

Chi nhánh tiếp tục kế hoạch giảm khoản vay ngắn hạn để tăng khoản vay trung, dài hạn, và tăng các khoản vay có TSĐB năm 2008 hơn 95%/TDN các

khoản vay có TSĐB, và phấn đấu đúng kế hoạch năm 2008 100%/TDN các

khoản vay là các DN ngoài quốc doanh.

Để kiểm soát tốt hoạt động tín dụng, chi nhánh đã phân loại cơ cấu tín dụng theo 5 nhóm để dễ trong việc quản lý và kiểm soát rủi ro các khoản vay hơn. Mỗi nhóm thể hiện đặc điểm riêng.

- Nhóm 1 : Mức dư nợ TD theo thành phần kinh tế 0% 20% 40% 60% 80% 100% T l ệ ( % )

DNNN Ngoài quốc doanh

2006 2007 2008 Năm

Hình 2.2 : Mức dư nợ TD theo thành phần KT của Chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008

Khi ta xét về tổng mức dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế là xét đến thành phần các doanh nghiệp vay vốn là DNNN hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nó thể hiện cả một chiến lược và kế hoạch cho vay của chi nhánh, nhìn vào số liệu bảng 2.2 ta thấy, trong những năm qua kế hoạch của chi nhánh là giảm tối đa cho vay đối các DNNN và đúng kế hoạch đến năm 2008 là cho vay 100% là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Vì thành phần doanh nghiệp nhà nước đã bộc lộ nhiều yếu kém trong công tác quản lý, sử dụng lao động lãng phí và kém hiệu quả, không năng động và linh hoạt trong sự biến động thay đổi của nền kinh tế như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây cũng là xu hướng của các ngân hàng thương mại khác, và cả nhà nước cũng đang thực hiện kế hoạch bán dần các doanh nghiệp này để tạo sự năng động, giảm sức ì cho nền kinh tế.

- Nhóm 2 : Mức dư nợ TD theo thời hạn cho vay 0% 20% 40% 60% 80% 100% T ỷ l ệ ( % ) Ngắn hạn Trung, dài hạn 2006 2007 2008 Năm

Hình 2.3 : Mức dư nợ TD theo thời hạn cho vay của chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008

Xét về sự phân loại theo thời hạn cho vay thì ta thấy xu hướng của chi nhánh đang muốn thay đổi cơ cấu. Theo chủ trương mục tiêu của cả chi nhánh về tỷ lệ cơ cấu tín dụng dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay là tỷ lệ dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm 60%/TDN, còn tỷ lệ trung, dài hạn chiểm 40%/TDN, đây cũng có thể là mục tiêu của nhiều ngân hàng và do tính chất của khoản vay trung dài hạn, nhất là các khoản vay dài hạn, nhưng cũng tùy vào tính chất, đặc điểm kinh doanh của từng hệ thống ngân hàng mà họ sẽ có những quyết định về tỷ lệ này

- Tỷ lệ này của chi nhánh qua các năm có sự thay đổi thất thường, năm 2006 mức dư nợ tín dụng trung, dài hạn đang ở mức thấp chiếm chưa được 30%/TDN, chi nhánh đang có những chính sách, biện pháp để nâng tỷ lệ này lên để có sự cân bằng so với tỷ lệ tín dụng ngắn hạn

- Sang đến 2 năm tiếp theo 2007 và 2008, tỷ lệ này tăng lên đáng kể, đặc biết là năm 2007 tỷ lệ này tăng vượt mục tiêu lên đến hơn 48%/TDN, đến năm 2008 có giảm nhưng không đánh kể, vẫn ở trên mức cho phép. Chi nhánh đang lo lắng nó sẽ có nguy cơ phá vỡ mục tiêu giới hạn và trong thời gian tới, chi nhánh đang có các biện pháp để giảm tỷ lệ này xuống, đây cũng là phần cần kiểm soát giói hạn của cả hệ thống BIDV

- Có nhiều nguyên nhân dẫn làm cho mức dự nợ tín dụng theo thời hạn cho vay thay đổi như vậy : nhưng nguyên nhất chính yếu mà chi nhánh kết luận được sau mỗi năm vẫn là phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế trên địa bàn và phụ thuộc vào đặc điểm nguồn vốn huy động mà chi nhánh chưa thực sự chủ động kiểm soát được,

+ Năm 2006 là năm những DN làm ăn nhỏ lẻ, chủ yếu là sản xuất kinh doanh, nuôi tôm, đánh bắt xa bờ…tăng lên, làm cho mức dư nợ TD ngắn hạn đã tăng lên

+ Đến năm 2007 thì sự xuất hiện của các dự án đầu tư khách sạn, nàh hàng, kinh doanh dịch vụ thương mại tăng lên đáng kể làm cho tỷ lệ mức nợ tín dụng trung, dài hạn lại tăng lên đáng kể…sang đến năm 2008 do sự biến động của nền kinh tế thị trường, giá cả nguyên vật liệu xây dựng giảm, lãi suất thay đổi, bấp bênh, rủi ro lớn làm xu hướng gửi tiền ngắn hạn tăng lên…nên làm cho tỷ lệ dư nợ tín dụng tăng lên nhưng tỷ lệ dư nợ tín dụng trung, dài hạn lại giảm không đáng kể vì năm này lại là năm đầu tư cũng rất nhiều ở Nha Trang, vì năm này Khánh Hòa có nhiều sự kiến cần thay đổi phát triển, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất như : phục vụ cho hoa hậu Hoàn Vũ, trở thành đô thị loại I hay để chuẩn bị cho Festival Biển 2009…

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 44 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)