Thành lập tổ thẩm định và phát huy vai trò của hội đồng tín dụng

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 97 - 101)

Mục đích của phương pháp

- Hiện nay theo thực tế em thực tập và nhìn vào quy trình thẩm định TD thì chi nhánh chưa có Tổ thẩm định mới chỉ thông qua hội đồng TD chung cho mọi hoạt động TD. Tất cả các món vay đều được phòng QHKH1 thẩm định và Ban giám đốc ký duyệt, còn đối với các món vay lớn hay các DA ĐT với tổng vốn đầu tư lớn như các DAĐT của Vinpearl với DA tổng hợp lên đến hơn 570 tỷ đồng với rất nhiều DA bộ phận như: dự án Cáp treo cũng 5 DA bộ phận, dự án Khu vui chơi giải trí Vinpearl cũng đến 10 DA bộ phận…thì mới cần sự tham gia thẩm định của Hội đồng tín dụng.

- Lúc này để đảm bảo an toàn, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dung. Chi nhánh nên thành lập một tổ chuyên thẩm định các PASXKD và các DA ĐT, với mục đích:

+ Giúp cho việc thẩm định phương án sản xuất kinh hoạt hiệu quả và DA ĐT khả thi hơn, vì lúc này việc thẩm định sẽ mang tính chuyên nghiệp và khách quan hơn

+ Tạo tính đồng bộ và hệ thống trong công tác thẩm định

+ Tổ thẩm định sẽ kết hợp chặt chẽ với hội đồng tín dụng để nâng cao chất lượng của quá trình thẩm định, thể hiện qua việc có Hội đồng thẩm định sẽ giúp cho quá trình thẩm định có thêm thông tin, thể hiệm được tính dân chủ, tính khách quan và nâng cao được trí tuệ tập thể

Chính vì vậy, theo em chi nhánh nên thành lập một tổ chuyên thẩm định các DA ĐT và phát huy được vai trò của Hội đồng TD là điều rất cần thiết

Nội dung của giải pháp

 Thành lập Tổ thẩm định:

- Tổ thẩm định có thể đơn giản chính là những cán bộ của phòng QHKH1, là những người có khả năng, năng lực cũng như có sở trường về việc thẩm định các DAĐT, đó phải là những người được trưởng phòng QHKH1 tuyển chọn trong quá trình làm việc và có thể đề xuất ý kiến với Ban lãnh đạo cho đi đào tạo thêm về lĩnh vực này.

- Tổ thẩm định cần có những cán bộở nhiều lĩnh vực khác nhau: đó là những người giỏi về lĩnh vực thị trường, về lĩnh vực tài chính, lĩnh vực kiểm toán và cả lĩnh vực tin học.., cần bầu tổ trưởng riêng cho tổ thẩm định ngoài trưởng phòng, để tạo thành một nhóm chuyên thẩm định các DA ĐT dù quy mô lớn hay nhỏ. Như vậy sẽ phát huy được khả năng phân tích, tập hợp kiến thức được của nhiều người làm cho việc đánh giá, kết luận DA mang tính đầy đủ thông tin và khách quan hơn và phát huy được kiến thức và tinh thần của cả tập thể

- Tổ thẩm định chịu trách nhiệm về việc xem xét điều kiện vay vốn của khách hàng, tính giá trị và tính pháp lý của TSĐB, phân tích tính khả thi và hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội của DA. Cán bộ TD thì chịu trách nhiệm về phần kiểm tra sử dụng vốn vay, thu hồi nợ gốc và lãi theo hồ sơ giải ngân đã thỏa thuận. Việc phân định rõ ràng phạm vi trách nhiệm của tổ thẩm định và cán bộ TD sẽ tăng cường vai trò thẩm định, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Tổ thẩm định có thể đề nghị hoặc cùng với doanh nghiệp vay vốn làm những việc cần thiết cho quá

trình thẩm định. Giả sử như mình muốn thẩm định về thị trường tiêu thụ, đầu ra của sản phẩm thì mình có thể yêu cầu doanh nghiệp làm rõ, chi tiết những điểm, đại lý khác đã và và đang cung cấp sản phẩm này trên địa bàn mà doanh nghiệp muốn tiêu thụ để rồi Tổ thẩm định sẽ thẩm tra việc làm này của doanh nghiệp, một mặt đỡ mất công tự mình làm, mặt khác mình thẩm tra luôn khả năng phân tích thị trường của doanh nghiệp xem có đủ năng lực đưa ra tính cần thiết của DA hay không

- Lúc này tổ thẩm định sẽ phát huy được hiệu quả của giải pháp 1. Khi tiếp cận một PASXKD hay một DA ĐT dù quy mô lớn hay nhỏ thì tổ thẩm định với những người chuyên môn sẽ thẩm định được một cách hiệu quả, nhanh chóng và đảm bảo tính chính xác và khách quan hơn

- Tuy nhiên, hình thức này cũng dễ dẫn đến sự phân tán trách nhiệm và quyền lợi đối với kết quả cuối cùng, nếu không phát huy được ý thức trách nhiệm của tập thể có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoat động của toàn chi nhánh nên chi nhánh còn e ngại chưa thực hiện điều này. Nhưng nếu cả tổ cố gắng hợp tác và được phân công một cách có trách nhiệm và khoa học thì em tin là phương pháp này rất tốt cho thời gian tới của chi nhánh để thực hiện các mục tiêu đang đề ra. Một phòng QHKH1 năng động, trẻ trung và được đào tạo bài bản thì việc phân công lao động cho những kế hoạch tốt là việc không khó khăn gì. Quan trọng là cần phải hiểu được hết ý nghĩa và lợi ích của của phương án

 Phát huy vai trò của Hội đồng TD

- Hội đồng TD thì phải kiêm hết việc cho cả quy trình cho vay: cả giải việc giải ngân và thu nợ. Vì vậy mà việc sát sao cho công tác thẩm định không thể bằng tổ thẩm định, nhưng Hội đồng TD cần linh hoạt hơn nữa và cần có sự tham gia thêm của một số thành viên phòng khác như phòng: Quản lý rủi ro TD, hay phòng Quản trị TD đểđảm bảo tính khách quan và có thể có thêm những ý kiến hay và mới mẻ

- Để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng thẩm định thì chi nhánh cần mở rộng phạm vi của Hội đồng TD. Hội đồng nên tham gia, tiến hành xét duyệt tất cả các món vay trung, dài hạn dù là quy mô lớn hay nhỏ

- Lúc này việc thẩm định đã manh tính chuyên nghiệp, chi nhánh nên tính thêm các chỉ tiêu có sản lượng hòa vốn doanh thu hòa vốn và công suất hòa vốn:

+ Phân tích điểm hòa vốn là quá trình áp dụng các công cụ để phân tích độ an toàn tài chính của dự án thông qua việc xác định điểm hòa vốn, điểm này biểu thị sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn và công suất hòa vốn.. Điểm hòa vốn được xem là điểm chuyển tiếp giữa lỗ và lãi, tại đó dự án hòa vốn, và dự án chỉ đảm bảo có lãi khi hoạt động vượt qua điểm hòa vốn và ngược lại dự án sẽ bị lỗ khi hoạt động dưới điểm hoà vốn

+ Cách thức xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn và công suất hòa vốn trên cơ sở định phí, biến phí và giá bán một đơn vị sản phẩm.

Sản lượng hòa vốn: là sản lượng cần thiết mà dự án phải đạt được mà ở mức sản lượng này, doanh thu vừa đủ bù đắp chi phí (hòa vốn).

+Công thức:

FC BEPQ = ---

p – v

Trong đó: BEPQ là sản lượng hòa vốn của dự án. FC là tổng định phí hàng năm của dự án p là giá bán một đơn vị sản phẩm

v là biến phí cho một đơn vị sản phẩm

Doanh thu hòa vốn: là doanh thu cần thiết mà dự án phải đạt được để đảm bảo vừa đủ bù đắp chi phí (hòa vốn).

+ Công thức:

FC BEPS = BEPQ x p = ---

1 - VC/S

Trong đó: BEPS là doanh thu hòa vốn của dự án S là tổng doanh thu trong năm tính toán VC là tổng biến phí

Công suất hoà vốn: là công suất hoạt động cần thiết mà dự án phải đạt được để đảm bảo doanh thu vừa bù đắp chi phí (hòa vốn).

+ Công thức:

BEPQ BEPS

BEPp = --- x 100% = --- x 100% Q S

Trong đó: BEPplà công suất hòa vốn Q là sản lượng tính theo năm

Từ khái niệm công suất hòa vốn, chúng ra có thể xác định được độ an toàn công suất , đó chính là phần dư còn lại sau khi toàn bộ công suất thiết kế được trừ đi mức công suất hòa vốn. Độ an toàn công suất hoà vốn được xác định theo công thức:

Sp = 100% - BEPp

Từ công thức trên cho thấy, một dự án có công suất hoạt động hòa vốn càng thấp thì độ an toàn công suất càng cao, độ rủi ro hoạt động càng ít và hiệu quả tài trợ của dự án càng lớn. Ngược lại, dự án có điểm hòa vốn ( công suất hòa vốn, sản lượng hòa vốn hay doanh thu hòa vốn) càng cao, chứng tỏ độ an toàn công suất càng thấp, dự án có độ rủi ro cao và hiệu qủa tài chính thấp

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 97 - 101)