Định hướng đầu tư tín dụng cho các DNNVV của chi nhánh

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 93 - 95)

Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước trong việc phát triển các DNNVV, định hướng mở rộng, phát triển cho vay, tài trợ đối với DNNVV, đồng thời hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại bán lẻ hiện đại, dẫn đầu trong việc cung ứng tín dụng, dịch vụ cho các DNNVV, ngày 03/11/2008, BIDV Việt Nam đã công bố thông tin về chương trình chính sách hỗ trợ các DNNVV.

Hỗ trợ, tư vấn các DNNVV trong việc lập dự án, hồ sơ vay vốn;...Từ tháng 9/2008 đến nay, BIDV đã 06 lần giảm lãi suất cho vay, riêng đối với các DNNVV mức lãi suất cho vay đã giảm từ 21%/năm xuống còn 15%/năm (giảm 6%/năm), thấp hơn mức lãi suất cho vay thông thường 1%.

Thời gian qua, BIDV đã có chính sách chia sẻ khó khăn đối với các Doanh nghiệp như giảm lãi suất cho vay, giảm phí, thực hiện cơ chế linh hoạt về tài sản bảo đảm… Từ tháng 9/2008 đến nay, BIDV đã 06 lần giảm lãi suất cho vay, riêng đối với các DNNVV mức lãi suất cho vay đã giảm từ 21%/năm xuống còn 15%/năm (giảm 6%/năm), thấp hơn mức lãi suất cho vay thông thường 1%.

Đối với các chính sách hỗ trợ tín dụng đối với DNNVV BIDV đã:

- Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt: trên cơ sở lãi suất cơ bản từng thời kỳ, áp dụng cơ chế lãi suất ưu đãi đối với các DNNVV, đảm bảo mức lãi suất cho vay đối với các DNNVV thấp hơn từ 0,5% - 1%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường.

- Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng: Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, như chương trình hoán đổi tiền tệ chéo VND-USD, chiết khấu bộ chứng từ…

- Áp dụng biện pháp bảo đảm linh hoạt: bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nguyên vật liệu tồn kho, quản chấp lô hàng… phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và xếp hạng doanh nghiệp.

- Cho vay kết hợp với góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với DNVVN: hình thức này vừa tạo điều kiện mở rộng tín dụng, vừa giúp Ngân hàng có điều kiện xâm nhập thị trường, trực tiếp giám sát, quản lý vốn cho vay. Hình thức này là rất hiệu quả và cũng nằm trong khả năng đầu tư, quản lý của Ngân hàng vì các DNVVN thường có quy mô về vốn và phạm vi hoạt động không lớn.

Để hỗ trợ các DNNVV trong hoạt động sản xuất kinh doanh, BIDV sẽ dành riêng nguồn vốn với lãi suất hợp lý để hỗ trợ tín dụng (tăng dư nợ ròng) đối với các DNNVV trong giai đoạn 2008 – 2010 là trên 30.000 tỷ đồng, phấn đấu đến năm 2010, tổng dư nợ cho vay đối với khối DNNVV đạt khoảng 60.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng dư nợ của BIDV.

Kết quả toàn hệ thống BIDV đạt được trong quan hệ thanh toán, tín dụng và dịch vụ đối với các DNNVV như sau: tại thời điểm cuối Quý III/2008 có 17.000 DNNVV đang có quan hệ với BIDV với tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh, L/C là 43.527 tỷ đồng, bằng 21,5% tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh, mở L/C của toàn hệ thống BIDV. Như vậy tính đến thời điểm cuối Quý 3/2008, số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng tại hệ thống BIDV tăng thêm 1.368 Doanh nghiệp (tương đương tăng trưởng 12,7%) so với thời điểm cuối năm 2007.

Tại Chi nhánh BIDV Khánh Hòa cũng theo chủ trương kế hoạch của toàn hệ thống mà áp dụng đối với các DNNVV trên địa bàn Khánh Hòa, đặc biệt là đối với lượng DNNVV trên thành phố Nha Trang. Đối với Chi nhánh cần thực hiện được đúng chủ trương, đường lối và những chính sách như Hội sở chính đề ra. Nhưng còn tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã hội của từng địa phương mà có các quy định và đặc điểm ngành nghề khác nhau. BIDV đã đưa ra những chính sách hết sách hết

sức ưu ái cho các DNNVV nhất là trong hoạt động cho vay. Em tin là chi nhánh BIDV Khánh Hòa với đội ngũ cán bộ trẻ năng động và hầu hết được đào tạo từ những trường Đại học chính quy sẽ thực hiện tốt những biện pháp mà Hội sở chính đề ra, nhưng em thấy để thực hiện tốt những chính sách mới đề ra cho thời gian tới thì công tác thẩm định cần thực sự có hiệu quả hơn nữa. Vì vậy em đã mạnh dạn đưa thêm một số biện pháp để nâng cao chất lượng thẩm định, được rút ra từ những mặt còn tồn tại của chi nhánh. Em hy vọng một số ý tưởng của em sẽ góp một phần nhỏ cho cho công tác thẩm định của Chi nhánh có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng đầu tư và phát triển khánh hòa (Trang 93 - 95)