Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện tiểu cần tỉnh trà vinh (Trang 44 - 49)

5. Nội dung và kết quả đạt được

3.1.4Tài nguyên thiên nhiên

3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH TRÀ VINH

3.1.4Tài nguyên thiên nhiên

Theo thơng tin từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 01-01-2011, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Trà Vinh là 281.890 ha. Đất đai được chia thành các nhóm chính như sau:

- Đất cát giồng: phân bố tại các giồng cát hình cánh cung chạy dài song

song với bờ biển, thuộc địa bàn các huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải, Châu Thành. Độ cao địa hình từ 1,4 - 2 m. Loại đất này thích hợp trồng cây ăn trái và hoa màu.

- Đất phù sa: chia thành các loại sau:

+ Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát phân bố chủ yếu ở Trà Cú, Duyên Hải, Châu Thành. Đất này hình thành ở địa hình cao từ 0,8 - 1,2 m, không bị ngập nước do triều. Loại đất này đang được sử dụng trồng hoa màu với cơ cấu 2 - 3 vụ/năm hoặc luân canh lúa - màu. Tuy nhiên, năng suất và mùa vụ chưa ổn định.

+ Đất phù sa không nhiễm mặn phân bố chủ yếu ở Cầu Kè, Càng Long, một phần nhỏ phân bố ở Tiểu Cần, Châu Thành. Đất có độ cao từ 0,6 - 1,2 m, chủ yếu trồng lúa 2 - 3 vụ/năm, một số diện tích có thể trồng cây ăn trái hay hoa màu.

+ Đất phù sa nhiễm mặn trung bình có nguồn nước bị nhiễm mặn từ 6 - 8 tháng phân bố tập trung ở Cầu Ngang, Duyên Hải và một ít ở Trà Cú, Châu Thành. Đất thấp nên thường bị ngập khi triều cường hoặc ngập theo mùa. Điều kiện canh tác khá hạn chế, chỉ trồng lúa 1 vụ vào mùa mưa và kết hợp nuôi trồng thủy sản.

+ Đất phù sa nhiễm mặn nhiều: tập trung ở Duyên Hải, thời gian mặn trên 8 tháng, độ mặn 1000/00. Đất này sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, khoanh nuôi bảo vệ rừng và làm muối.

- Đất phèn gồm có các loại:

+ Đất phèn không nhiễm mặn: phân bố ở Càng Long, Cầu Kè. Địa thế cao, khơng bị ngập lũ, có thể cải tạo để trồng lúa.

+ Đất phèn nhiễm mặn ít: tập trung ở Châu Thành, Cầu Ngang, có thể cải tạo để trồng lúa.

+ Đất phèn nhiễm mặn trung bình: phân bố ở Châu Thành, Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú. Địa hình khá cao, từ 0,6 - 1,2 m, khơng thể ngập lũ. Người dân ở đây có thể canh tác bằng cách trồng lúa mùa, nuôi thủy sản.

+ Đất phèn nhiễm mặn nhiều, tập trung ở Duyên Hải. Đất nhiễm mặn quanh năm do ảnh hưởng của biển, chỉ thích hợp trồng rừng ngập mặn.

Rừng

Trước kia rừng ở Trà Vinh dày đặc, có nhiều lâm sản q khơng chỉ đáp

ứng cho địa phương mà còn xuất sang các vùng kế cận. Ngày nay rừng đã bị giảm sút về mặt diện tích khá lớn. Rừng tự nhiên chỉ cịn lại là rừng bần thuần loại, đại bộ phận diện tích rừng đã trở thành đất trống, trảng cây thưa thớt, trữ lượng gỗ không đáng kể, khả năng tái sinh tự nhiên thấp, tác dụng phòng hộ kém. Theo thơng tin từ Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 31-12-2008, tổng diện tích rừng của Trà Vinh là 6.700 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 1.300 ha, diện tích rừng trồng là 5.400 ha, đạt tỷ lệ che phủ 2,9%. Rừng ở Trà Vinh tập trung dọc theo 65 km bờ biển gồm toàn bộ huyện Duyên Hải, xã Mỹ Long (Bắc, Nam) huyện Cầu Ngang và các xã Ðôn Châu, Ðôn Xuân huyện Trà Cú.

Thủy sản

Trà Vinh có bờ biển dài 65 km, là vùng biển nơng, thuộc khu vực tiếp giáp của hai vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đây là vùng biển có nguồn tài nguyên phong phú, có giá trị kinh tế cao. Biển Trà Vinh có nhiều tơm cá và các loại thủy sản khác. Trữ lượng thủy sản khoảng 1,2 triệu tấn/năm, khả năng khai thác 630.000 tấn/năm. Thực vật phù du có 73 lồi thuộc 5 ngành, đa phần tập trung vào ngành tảo Silíc và các nhóm tảo có nguồn gốc nước mặn. Mật độ trung bình đạt 666/cá thể/ lít. Động vật phù du có 48 lồi, số động vật nổi vùng ven bờ đạt bình quân 15.600 cá thể/ m3 (biến động từ 4.000 - 34.000 cá thể / m3). Động vật đáy (cỡ nhỏ) ở vùng biển Trà Vinh khá phong phú.

Diện tích lưu vực tự nhiên của tỉnh là 21.265 ha và khoảng 98.597 ha ngập nước từ 3 - 5 tháng/ năm, trữ lượng thủy sản nội đồng ước tính của Trà Vinh là 3.000 - 4.000 tấn, khai thác thường xuyên từ 2.000 - 2.500 tấn. Nguồn lợi thủy sản vùng ven biển Trà Vinh bao gồm nguồn lợi cửa sơng, rừng ngập mặn và vùng nước ven biển có độ sâu 30 - 40 m nước vào bờ. Nguồn cá ven biển có 40 họ, 78 giống và 150 lồi gồm cá biển ven bờ, cá nước lợ và cá di cư. Trữ lượng cá vùng cửa sông ven biển Trà Vinh trên diện tích lưới quét năm 1994 là 62 tấn (khu cửa sông ), 274 tấn cá nổi và cá tầng giữa; khu nước mặn và lợ là 9.063 tấn,

cá nổi và cá tầng giữa là 63.470 tấn. Tổng trữ lượng khu cửa sông, ven biển là 72.869 tấn, khả năng khai thác (50%) là 36.434 tấn.

Khoáng sản

Trà Vinh là tỉnh ở hạ nguồn sơng Cửu Long, độ cao địa hình từ 0 - 5 m. Về mặt địa chất, tồn bộ tỉnh là trầm tích trẻ với nguồn gốc phù sa sơng biển, vì vậy khống sản ở Trà Vinh chỉ có cát san lấp, cát xây dựng không đáng kể và một số ít sét gạch ngói.

- Cát san lấp: chủ yếu là cát sơng. Đoạn sơng Tiền giáp thị xã Trà Vinh có trữ lượng cát nhỏ, tiêu chuẩn đạt yêu cầu phục vụ san lấp trong xây dựng, có thể khai thác 30.000 - 50.000 m3/năm. Ở sông Hậu cồn nổi lên hầu hết là bùn, chỉ có khu vực ấp Hịa Lạc xã Hồ Tân là có cát, nhưng trữ lượng cũng nhỏ, có thể khai thác 30.000 m3/năm.

- Cát xây dựng: phân bố thành giồng cao 3 - 3,5 m, có dạng gần vịng cung song song với bờ biển, dài 5 - 10 km, rộng 50 - 70 m. Khảo sát giồng cát ở Phước Hưng thấy được mặt cắt địa chất như sau:

+ Phần trên: là bột cát màu xám trắng, bột 70% - cát 30%, chiều dày khoảng 4 m.

+ Phần dưới: là cát hạt mịn đến hạt vừa, bở rời, dày 1,5 - 2 m, chủ yếu là thạch anh, mica. Thành phần độ hạt gồm:

• Cát hạt vừa (0,50 - 0,25 mm) = 3,4 % • Cát hạt nhỏ (0,25 - 1,10 mm) = 95,15% • Bột sét (dưới 0,10 mm) = 1,45%

Tài nguyên cát xây dựng tại Phước Hưng khoảng 810.000 m3. Ðã được dân khai thác trong xây dựng. Ngoài ra tại 2 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang có những giồng cát ven biển có thể khai thác cát xây dựng.

- Sét gạch ngói: năm 1996, trong q trình lập bản đồ địa chất - khống sản đồng bằng Nam Bộ, Ðồn địa chất 204 đã lấy mẫu khảo sát tại 4 nơi: Trà Luột (2), Phước Hưng (3), Trà Cú (5) và Cam Sơn (1). Tại những vùng này, dân đã khai thác đất sét để làm gạch, qui mô trữ lượng nhỏ, tổng số 2,65 triệu m3, nhưng gạch thường bị vênh và trọng lượng viên gạch nặng, không phù hợp với thị trường tiêu dùng nên ngành gạch khơng tồn tại được.

- Nước khống: mỏ nước khống ở thị trấn Long Tồn, huyện Dun Hải với khả năng cho phép khai thác là 2.400 m3/ngày.

Tiềm năng du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trà Vinh có đến 65 km bờ biển với khá nhiều bãi biển đẹp. Do được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, các bãi biển Trà Vinh đều nằm ven các cồn, các cù lao dọc các cửa sông, hoặc các cánh rừng bần, đước nguyên sinh chạy dài ngút tầm mắt. Tỉnh có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái trên các cù lao: tham quan những cảnh đẹp của làng quê miền Tây dọc hai bờ sông, tham quan những vườn cây ăn trái, đưa du khách tiếp xúc với những sinh hoạt văn hoá đặc trưng, giàu bản sắc của dân cư miền Tây nói chung, Trà Vinh nói riêng.

Cồn Nghêu chỉ xuất hiện trọn vẹn khi nước triều rút xuống và bày ra những mỏ nghêu tự nhiên, mời gọi du khách đến để thưởng thức khơng khí trong lành, cảnh quan đẹp và những món ăn đậm đà chế biến từ nghêu. Cồn Bần mang dáng vẻ đảo hoang, cuốn hút du khách bởi nét thiên nhiên hoang dã, với hàng vạn, hàng triệu cây bần mọc dày đặc, nằm giữa sông Tiền mênh mông. Các cồn Long Trị, Long Hịa, Tân Qui có vườn cây trù phú, xóm làng êm đềm, đẹp như tranh nằm ven các con rạch quanh năm xanh trong.

Bãi biển Ba Động, bãi biển Mỹ Long thuộc huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang cũng là những bãi biển đẹp nguyên sơ với những cồn cát đẹp không thua kém cồn cát Mũi Né. Những cánh rừng nguyên sinh chạy dọc sát mép sóng. Rừng và biển đan xen nhau, thấp thoáng là những làng chài nằm khuất trong những tán rừng xanh um ngút tầm mắt.

Các huyện thị trong đất liền cũng có nhiều di tích thắng cảnh đẹp. Ao Bà Om, chùa Dơi, chùa Cị, chùa Hang, chùa Samrơng Ek là những địa điểm du lịch nổi tiếng. Đền thờ Bác Hồ ở ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, cách trung tâm thành phố Trà Vinh 5 km được xây dựng từ năm 1970 với hàng trăm hiện vật liên quan đến Bác Hồ cũng là địa điểm tham quan khơng thể thiếu khi đến Trà Vinh.

Trà Vinh cịn nổi tiếng với những loại đặc sản độc đáo như dừa sáp ở Cầu Kè, loại dừa đặc ruột dày và mềm có hương vị rất riêng. Trái quách cũng là loại trái lạ, to gần bằng trái dừa, thơm ngon, được bà con Khmer trồng nhiều. Các loại mắm rươi cũng là đặc sản q hiếm làm từ con rươi, là món q khơng thể thiếu khi đến với Trà Vinh. Tỉnh cũng có những lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá

Khmer như: Chol Chnam Thmay (mừng năm mới), Dolta (lễ cúng ông bà), Ok Om Bok (lễ cúng trăng), Lễ hội nghinh ông (lễ cúng biển),...

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện tiểu cần tỉnh trà vinh (Trang 44 - 49)