VỀ PHÍA NƠNG HỘ

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện tiểu cần tỉnh trà vinh (Trang 78 - 85)

5. Nội dung và kết quả đạt được

5.1 VỀ PHÍA NƠNG HỘ

Thứ nhất, về trình độ học vấn của nơng hộ, trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của gia đình và đất nước. Ngày nay, cùng với sự phát triển chóng mặt của cơng nghệ thơng tin và máy móc thiết bị sản xuất cơng nghệ cao, địi hỏi người nơng dân cũng phải có trình độ thì mới có thể vận hành và sử dụng những loại máy móc này. Ngồi ra khi sản xuất nơng nghiệp người nông dân cần phải tiếp thu khoa học kĩ thuật, chọn giống cây trồng, phòng trừ dịch bệnh… nên họ cần phải có khả năng tiếp thu và xử lí thơng tin một cách chính xác và khoa học. Hơn nữa, trình độ học vấn càng cao thì người nơng dân sẽ càng sử dụng có hiệu quả đồng tiền để tạo ra thu nhập. Những chủ hộ có trình độ học vấn thấp thường làm theo bản năng mà khơng tính đến rủi ro hay khơng quan tâm nhiều đến việc phải làm thế nào để sử dụng có hiệu quả đồng vốn, do vậy họ thường bị hạn chế lượng vốn vay. Để giải quyết vấn đề này các chủ hộ cần quan tâm học hỏi nhiều hơn nữa để tiếp thu kiến thức, đồng thời chủ hộ nên tạo điều kiện động viên người thân, con, em mình tạo điều kiện tốt nhất để họ được đến trường. Có như vậy đến sau này khi có nhu cầu vay vốn họ sẽ có thể vay được lượng tiền lớn hơn.

Thứ hai, người nơng dân cần phải trả nợ tốt thì mới vay được lần sau, mà để có vốn để trả nợ thì chủ hộ cần phải có một mức thu nhập ổn định. Chính vì vậy, các nơng hộ cần chủ động tìm cho mình hướng đi phù hợp để có thể tránh hiện tượng sản xuất ồ ạt, không tuân theo quy luật cung cầu của thị trường nên khiến cho giá sản phẩm giảm sút nghiêm trọng vào vụ thu hoạch, do đó làm giảm khả năng trả nợ. Chủ hộ cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm thơng tin thị trường sản phẩm đầu ra để tránh tình trạng bị thương lái ép giá làm giảm lợi nhuận. Hơn nữa, để nâng cao thu nhập trong sản xuất nơng nghiệp thì việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến là cần thiết, hộ nông dân nên tập trung sản xuất một giống lúa chất lượng cao, điều này sẽ tránh tình trạng lúa bị

lẫn lộn, lai tạp làm giảm năng suất và lợi nhuận. Và nếu có thể các hộ này nên tham gia vào tổ nhóm cùng sản xuất, cùng góp đất với các hộ bên cạnh để hình thành các cánh đồng lớn, ngoài nâng cao được thu nhập các chủ hộ cịn có thể tận dụng sự bảo lãnh của hàng xóm để từ đó nâng cao lượng vốn vay.

Thứ ba, nơng hộ nên thành thật với các tổ chức tín dụng vì có một số trường hợp các nơng hộ muốn vay vốn để tiêu dùng hay trả nợ nhưng sợ ngân hàng không xét cho vay với lượng nhiều nên đành phải nói dối vay để sản xuất kinh doanh, mặc dù nơng hộ phải chịu mức lãi suất cao hơn nhưng lại có thể vay được lượng vốn nhiều hơn. Đối với các nông hộ vay vốn về phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì nên tuân thủ theo hồ sơ vay vốn vì nó đã được ngân hàng xét duyệt là có hiệu quả. Khơng nên sử dụng số tiền vay được cho tiêu dùng hay trả nợ vì như vậy số tiền mà nơng hộ vay sẽ khơng quay vịng và khơng tạo ra lợi nhuận, khi đến hạn các nơng hộ khơng cịn nguồn tiền để trả nợ ngân hàng và phải vay bên ngồi với lãi suất rất cao.

Bên cạnh đó các nơng hộ cần phải có những kế hoạch cụ thể cho việc trả nợ ngân hàng và tiết kiệm. Việc làm này chẳng những giúp người nơng dân tích lũy được nguồn vốn làm ăn cho riêng họ, đồng thời giúp họ chứng minh với các tổ chức tín dụng rằng mình làm ăn có hiệu quả. Làm được như vậy, lượng vốn mà chủ hộ vay được sẽ nhiều hơn.

Ngồi ra, chính quyền địa phương nên quan tâm hơn nữa đời sống của người nông dân tạo nhiều điều kiện cho họ có thể an tâm phát triển sản suất, nâng cao thu nhập góp phần phát triển kinh tế địa phương. Chính quyền địa phương cần giúp đỡ nông hộ trong vấn đề thủ tục cấp bằng đỏ để họ có thể dùng chúng để thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Theo kết quả phân tích mơ hình hồi qui, lượng vốn vay cũng phụ thuộc vào số đất có bằng đỏ nên đây là yếu tố quyết định rất lớn đến việc nơng hộ có vay được nhiều vốn hay khơng?

Để nơng dân có mức thu nhập ổn định và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay, chính quyền địa phương cần tư vấn hỗ trợ nơng hộ trong vấn đề kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Đối với những nơng hộ có các mơ hình sản xuất có hiệu quả, cán bộ địa phương cần phổ biến các mơ hình đó cho các hộ khác để các hộ khác có thể học hỏi kinh nghiệm cùng nhau sản xuất và phát triển.

5.2 VỀ PHÍA TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Ngồi kết quả mơ hình hồi qui, xuất phát từ những thực tế trong quá trình phỏng vấn xin số liệu và những chính sách có liên quan đến các tổ chức tín dụng, tác giả xin đưa vào các giải pháp sau để tăng cường lượng vốn vay cho nông hộ:

Trong q trình phỏng vấn đa số các nơng hộ cho rằng mặc dù lãi suất của các tổ chức tín dụng chính thức thấp hơn so với 2 hình thức tín dụng cịn lại nhưng vẫn còn cao so với thu nhập của nơng hộ. Vì vậy, khi cho nơng hộ vay, ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất đủ để trang trải chi phí và có mức lợi nhuận hợp lý cho cả ngân hàng và người nông dân, như vậy sẽ làm giảm áp lực trả nợ cho nông hộ.

Một số nông hộ cho biết họ thường phải chờ đợi lâu để có thể vay được vốn. Do vậy, ngân hàng cần phải cải thiện phương thức cho vay theo hướng giảm các thủ tục hành chính khơng cần thiết, để từ đó rút ngắn thời gian giao dịch, đảm bảo cho nông hộ tiếp cận được nguồn vốn một cách nhanh chóng, tiếm kiệm thời gian và chi phí.

Các nơng hộ được thường phải tự tìm thơng tin vay vốn khi có nhu cầu mà khơng được hỗ trợ bởi ngân hàng hay các tổ chức tín dụng chính thức khác. Vì vậy, ngân hàng nên kết hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức đồn thể ở xã để phổ biến, cung cấp thông tin cho nông hộ. Đồng thời, ngân hàng cần phải tìm hiểu thơng tin về nhu cầu và nguyện vọng của các nơng hộ, có như thế các ngân hàng mới có thể đưa ra các biện pháp và chính sách phù hợp, và làm giảm hiện tượng bất cân xứng thông tin.

Việc vay được vốn nhiều hay ít phụ thuộc vào mục đích vay của nơng hộ, hộ có mục đích vay để sản xuất kinh doanh thì được vay nhiều tiền hơn. Do dó, ngân hàng cần mở rộng qui mô cung cấp vốn trên tất cả các mục đích vay. Các ngân hàng cần mở rộng yêu cầu về mục đích sử dụng vay vốn. Bởi vì chủ trương của các tổ chức tín dụng chính thức hiện nay chỉ cho vay phục vụ sản xuất nơng nghiệp là chính. Một số nơng hộ có khả năng sản xuất kinh doanh nhưng vì khơng phù hợp với mục đích cho vay của ngân hàng nên khơng vay được vốn. Vì vậy các ngân hàng cần dựa vào tình hình thực tế của nơng hộ để cho vay có như vậy mới giúp các nơng hộ có thể sản xuất phù hợp với khả năng và tình hình thực tế gia đình mình.

Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, các đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại được tổ chức tín dụng xem xét cho vay với những cơ chế vay vốn cởi mở, thơng thống hơn, theo đó các hộ nơng dân trong cả nước có thể vay ngân hàng đến 50 triệu đồng mà không cần tài sản thế chấp. Do đó, ngân hàng nên giảm bớt việc cho vay quá phụ thuộc vào tài sản thế chấp để hưởng ứng nghị định này, thay vào đó ngân hàng nên cho vay thơng qua bảo lãnh của hội, nhóm cùng hợp tác, sản xuất.

Kinh nghiệm từ các chương trình tiết kiệm và tín dụng ở Việt Nam cho thấy người nghèo là những khách hàng có rủi ro tín dụng thấp. Các tổ chức tín dụng cũng nhận thấy rằng cho nơng dân vay khá an tồn. Nợ q hạn của nơng dân thường thấp hơn nhiều so với con số của các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp. Thế nhưng các định chế tài chính chính thức khơng nhiệt tình lắm trong việc cho các nơng hộ vay. Một trong các lý do là các nông hộ thiếu những dự án nông nghiệp lớn, mà chủ yếu là vay tiền để đầu tư sản xuất manh mún, như nuôi lợn, gà, trồng rau, ngân hàng không muốn hiệu quả của đồng vốn của mình bị giảm do phải bị động “chạy theo nơng dân”. Ngân hàng phải có cơ chế hoạt động để thoát khỏi xu thế “chỉ phục vụ khách hàng lớn”. Nhu cầu vay vốn của nông dân dù lớn dù nhỏ cũng nên được đáp ứng như nhau mới đảm bảo tính cơng bằng trong cơng tác tín dụng nơng thơn nhằm góp phần tăng thu nhập và giảm đói nghèo ở nơng thôn.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Đề tài mà tác giả thực hiện là một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay tín dụng chính thức của các nơng hộ, dựa vào đặc điểm kinh tế - xã hội nơng thơn của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long nói chung và địa bàn huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh nói riêng. Các nông hộ nơi đây muốn phát triển sản xuất thì cần phải có vốn, tuy nhiên các nơng hộ thường gặp khó khăn khi đi vay vì các tổ chức tín dụng phải sàn lọc khách hàng dẫn đến lượng vốn mà nơng hộ vay được bị ảnh hưởng nhiều.

Nói chung, cơ cấu kinh tế của huyên Tiểu Cần trong thời gian qua chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đến năm 2011 thì tỷ trọng dịch vụ chiếm 38,01% cao hơn cả tỷ trọng nông nghiệp 35,19% và tỷ trọng cơng nghiệp 26,8%.

Hoạt động tín dụng chính thức của huyện Tiểu Cần, cụ thể là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 là tương đối tốt và hiệu quả. Thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng, nguồn vốn mà ngân hàng cho vay cũng tăng tương ứng với nguồn vốn mà ngân hàng huy động được.

Nhìn chung, các nơng hộ làm sản xuất nơng nghiệp là chính, một số nơng hộ có làm sản xuất phi nông nghiệp như làm thuê, làm công, buôn bán để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Những hộ này chủ yếu khơng có đất sản xuất và gia đình thường hay gặp khó khăn về vốn sản xuất, tuy nhiên hộ thường không nghĩ đến chuyện vay vốn ngân hàng do khơng có khả năng trả nợ và khơng có tài sản thế chấp.

Do đặc thù của sản xuất nơng nghiệp mang tính thời vụ cho nên lượng vốn vay của các nơng hộ thường nhỏ, chủ yếu vay với mục đích sản xuất nông nghiệp, thời hạn vay ngắn thường là một năm, khi đến hạn nông hộ thường trả hết nợ và xin vay lại để vừa có thể sản xuất vừa khơng phải chịu lãi cao, phù hợp với khả năng trả nợ.

Trình độ học vấn của các nơng hộ trên địa bàn nghiên cứu là khơng cao, trung bình chỉ 7,64 năm, điều này làm cho việc tiếp cận thông tin về kĩ thuật sản

xuất hiện đại rất thấp. Thông thường, các nông hộ tham gia sản xuất chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân và học hỏi bạn bè người thân làm cho hoạt động sản xuất có nét tương đồng nhau và khơng phát huy được những hình thức sản suất mới để làm tăng năng suất tăng thu nhập, dẫn đến khó khăn trong vấn đề trả nợ ngân hàng.

Mức thu nhập bình quân đầu người của các nơng hộ vẫn cịn thấp, do các nông hộ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng bị giới hạn về trình độ, nguồn lực sản xuất và thông tin khoa học kĩ thuật nên khả năng tạo thu nhập cao là rất thấp, nông hộ thường không có khả năng tiết kiệm để có vốn sản xuất.

Do là một huyện nghèo của tỉnh Trà Vinh với đặc điểm vùng sâu vùng xa, nên huyện Tiểu Cần vẫn còn hạn chế trong việc tiếp cận khoa học kĩ thuật. Do đó, vẫn cịn nhiều diện tích đất trong huyện vẫn chưa khai thác hết. Trong những năm qua lao động trẻ trong huyện chủ yếu di chuyển lên thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương để làm việc nên số lượng lao động cũng bị hạn chế, trong gia đình chỉ cịn một số thành viên tham gia sản xuất nên phải thuê mướn thêm lao động với chi phí khá cao làm giảm lợi nhuận, dẫn đến lượng vốn mà ngân hàng cho vay cũng ít đi do ngân hàng cho rằng hộ sản xuất khơng hiệu quả.

Vẫn cịn tình trạng các nơng hộ chưa sử dụng vốn đúng mục đích trong kế hoạch xin vay, song nhìn chung, các nơng hộ cũng sử dụng nguồn vốn vay để sản xuất kinh doanh đạt kết quả khá tốt. Đa số các nông hộ thực hiện trả nợ gốc và lãi đúng hạn bằng nguồn vốn có được từ hiệu quả sản xuất kinh doanh, một vài trường hợp thì phải vay nóng để trả nợ ngân hàng.

Qua q trình phỏng vấn các nơng hộ cho biết thêm họ thường rất cần vốn nhưng lại khơng dám vay ngân hàng, vì phần lớn các chủ hộ này là hộ khó khăn, một số hộ đã vay vốn nhưng sử dụng vốn không hiệu quả, khả năng trả nợ thấp, nên họ không muốn vay lại khi đã trả hết nợ ngân hàng.

Về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay. Kết quả phân tích mơ hình hồi qui Tobit cho thấy nhân tố trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính chủ hộ, vị trí của chủ hộ trong xã hội, diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ hộ, thu nhập của chủ hộ, mục đích chủ hộ xin vay vốn, và cuối cùng là khoảng cách từ chủ hộ đến ngân hàng có ảnh hưởng đến lượng vốn mà các tổ chức tín dụng chính thức cho nơng hộ vay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trần Vũ Anh (2010), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp

cận tín dụng chính thức của nơng hộ ở Cần Thơ và Vĩnh Long”, Khoa Kinh tế và

Quản trị kinh doanh, Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Cành (2004), “Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu

khoa học kinh tế”, NXB Đại học Quốc gia TPHCM.

Trần Bá Duy (2009), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay

của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”, Luận văn thạc sĩ, Khoa Kinh tế và

Quản trị Kinh doanh, Đại học Cần Thơ.

Phạm Vũ Lửa Hạ (2003), “Phát triển hệ thống tín dụng nơng thơn”, Làm gì

cho nơng thơn Việt Nam, trang 335-375.

Nguyễn Văn Ngân (2004), “Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn

vay của nông hộ ở nông thôn huyện Châu Thành A, Hậu Giang”, Đại học Cần

Thơ.

Lê Khương Ninh, Phạm Văn Dương (2011), “Phân tích các yếu tố quyết

định lượng vốn vay tín dụng chính thức của hộ nơng dân ở An Giang”, Tạp chí Cơng nghệ Ngân hàng, 60(3), trang 8-15.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện tiểu cần tỉnh trà vinh (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w