5. Nội dung và kết quả đạt được
3.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TIỂU CẦN
3.2.1 Vị trí địa lý
Tiểu Cần nằm ở phía Tây của tỉnh Trà Vinh, phía Bắc giáp huyện Càng Long và huyện Cầu kè, phía Nam giáp huyện Trà Cú, phía Tây giáp sơng Hậu ngăn cách với tỉnh Sóc Trăng, phía Đơng giáp huyện Châu Thành.
3.2.2 Đơn vị hành chánh
Tồn huyện có 09 xã, 02 thị trấn, gồm: Phú Cần, Long Thới, Tập Ngãi, Ngãi Hùng, Tân Hoà, Hùng Hoà, Hiếu Tử, Hiếu Trung, Tân Hùng, thị trấn Tiểu Cần và thị trấn Cầu Quan. Với 114.918 dân, 24.118 hộ, trong đó có 8.228 hộ đồng bào Khmer, chiếm gần 34,12% so với hộ dân trong huyện. Tổng diện tích tự nhiên huyện 22.178,23 ha. Các xã, thị trấn của huyện phần lớn đều nằm trên tuyến Quốc lộ 60, 54 Tỉnh lộ 912 cùng các hương lộ và đường trung tâm vào xã.
Nhìn chung, huyện Tiểu Cần có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong và ngồi tỉnh.
3.2.3 Đặc điểm địa hình
Huyện Tiểu Cần có địa hình tương đối bằng phẳng, ngồi những giồng cát có địa hình cao đặc trưng trên 1,6 m và khu vực ven sông Hậu, Cần Chông cao
1,0m, cịn lại phần lớn diện tích đất trong huyện có cao trình bình qn phổ biến từ 0,4 - 1,0m. Địa hình có hướng thấp dần về phía Đơng.
+ Cao trình từ 0,8 - 1,0m, tập trung ở một số ấp - khóm của xã Tân Hịa, Long Thới, thị trấn Cầu Quan, Phú Cần, thị trấn Tiểu Cần và Hiếu Tử.
+ Cao trình từ 0,6 - 0,8m, tập trung ở một số ấp của các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần, Long Thới và rải rác ở một số ấp của các xã Tập Ngãi, Ngãi Hùng và Hùng Hịa
+ Cao trình từ 0,4 – 0,6m, tập trung ở xã Tập Ngãi, Ngãi Hùng, Hiếu trung và Phú Cần.
Ngồi ra, có một số khu vực trũng cục bộ do cao trình thấp hơn 0,2m rải rác ở Te te, Ông Rùm I và II (Hùng Hịa), Cây Ổi, Xóm Chịi (Tập Ngãi), Cây Gịn (Hiếu Trung),... nhưng diện tích khơng đáng kể.
Nhìn chung, địa hình thích hợp cho canh tác lúa, hoa màu và cây lâu năm. Tuy nhiên, ở khu vực gò thường thiếu nước canh tác trong mùa khơ, có thể bố trí ln canh lúa màu và một số khu vực trũng thấp có điều kiện trao đổi nước rất thích hợp canh tác lúa kết hợp ni trồng thủy sản.
3.2.4 Khí hậu
Huyện Tiểu Cần nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ven biển, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt trong năm. Nhiệt độ trung bình 25 – 28 0C. Cao nhất tháng 04 và thấp nhất tháng 12. Tổng lượng mưa hàng năm đạt 1.500mm, thời gian bắt đầu mưa từ trung tuần tháng 05 và kết thúc đầu tháng 11.
3.2.5 Tài nguyên đất
Đất giồng cát: 387,70 ha, chiếm 1,83% diện tích tự nhiên, chạy dài theo
Quốc lộ 60, phần lớn đất này là thổ cư, vườn tạp, trồng hoa màu và cây lâu năm.
Đất phù sa: 17.799,30 ha chiếm 83,85% diện tích tự nhiên, gồm:
+ Đất phù sa phát triển trên chân giồng cát (đất cát giồng) 212,66 ha phân bố dọc theo những giồng cát ở các xã: Hiếu Trung (Tân Trung giồng và Phú Thọ II), Hiếu Tử (Tân Đại) thích hợp trồng màu.
+ Đất phù sa chưa phát triển: 286,50 ha, dọc theo sơng Hậu. Phân bổ ở các Khóm IV (thị trấn Cầu Quan); ấp Trẹm, Tân Thành Tây (Tân Hịa) thích hợp trồng cây ăn trái.
+ Đất phù sa đã và đang phát triển: 17.300 ha, chiếm 95,00%, phân bố rộng khắp các xã, thị trấn.
Đất phèn: diện tích 3.040 ha, gồm:
+ Đất phèn tiềm tàng: 1.879 ha, ở Tân Hòa, (Tân Thành Tây), Long Thới (Định Bình) và rải rác ở các xã Phú Cần, Hiếu Trung, Ngãi Hùng, Tập Ngãi, Hiếu Tử và Hùng Hòa.
+ Đất phèn hoạt động: 1.160 ha, xuất hiện ở Ngãi Hùng (Ngã Tư) và rải rác ở các xã Tập Ngãi và Hiếu Tử.
Nhìn chung, đất đai huyện Tiểu Cần chủ yếu là đất phù sa cùng một phần đất phèn, thích hợp trồng lúa, nhiều nơi cịn thích hợp trồng màu, cây ăn trái, những nơi trũng ven sông lớn có điều kiện trao đổi nước rất thích hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến việc đầu tư thủy lợi hoàn chỉnh, áp dụng các biện pháp canh tác, những tiến bộ khoa học kỹ thuật, bố trí cơ cấu mùa vụ và giống cây trồng thích hợp theo điều kiện từng vùng.
3.2.6 Tài nguyên nước
Nguồn nước trực tiếp cung cấp cho Tiểu Cần là sông Hậu, sông Hậu đoạn qua huyện rộng và rất sâu, do nằm vào đoạn sông không bị ảnh hưởng của lũ thượng nguồn, sơng rộng lớn thốt nước nhanh, trữ nước nhiều, khả năng cung cấp nước cho đồng ruộng rất dồi dào. Tuy nhiên, vào tháng 04 - 05 nguồn nước lại bị nhiễm mặn dao động từ 1,5 – 4 0/00 có năm cao nhất lên đến 14 0/00 tại Cầu Quan.
- Sông Cần Chông - Rạch Lợp - Kênh Thống Nhất là sơng chính chạy ngang qua giữa huyện, bắt nguồn trực tiếp từ sông Hậu qua kênh Thống Nhất với chiều dài 32 km, đây là sơng cung cấp và tiêu nước chính của huyện, đồng thời là trục giao thơng quan trọng của huyện.
- Rạch Tiểu Cần: nối thông sông Cần Chông với kênh Trà Ngoa dài 12km, chịu ảnh hưởng kênh Mỹ Văn ở đoạn trên và sông Cần Chông ở đoạn dưới.
- Kênh Mỹ Văn - 19/5: là kênh liên huyện Cầu Kè -Tiểu Cần - Càng Long, đoạn qua huyện ở xã Hiếu Trung và Hiếu Tử thông qua rạch Trà Ếch ra Ba Si.
- Rạch Trà Mềm bắt nguồn từ Rạch Lợp là rạch tự nhiên nối với rạch Trà Kép xuống Trà Cú, uốn khúc rộng và sâu ở cửa, hẹp và cạn rất nhanh khi gần đến ranh giới Trà Cú.
- Rạch Dung bắt nguồn từ Cần Chông, nối với rạch Trà Mân - Mù U huyện Trà Cú.
- Rạch Đại Sư bắt nguồn từ Cần Chông phân làm 2 nhánh là rạch Bà Bèo và Ơng Xây. Ngồi các trục chính trên, cịn các kênh rạch như: rạch Trẹm, kênh Bắc Trang, kênh Te Te, kênh Trinh Phụ, Kênh Cầu Tre và Kênh Ô Đùng.
3.2.7 Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội năm 20113.2.7.1 Về kinh tế 3.2.7.1 Về kinh tế
Tiểu Cần là một trong những huyện có vị trí thuận lợi trong sản xuất nơng nghiệp, ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt. Nhìn chung kinh tế của huyện có tốc độ tăng trưởng tương đối cao 13,33% so với năm 2010.
Hình 2: Cơ cấu kinh tế huyện Tiểu Cần năm 2011
Cơ cấu kinh tế của huyện trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến nay huyện đã đạt được thành tựu đáng khích lệ với tỷ trọng dịch vụ chiếm 38,01% cao hơn cả tỷ trọng nông nghiệp 35,19% và tỷ trọng cơng nghiệp 26,80%.
Diện tích gieo trồng ngành nông nghiệp đạt 43.199 ha sản lượng đạt 190.879 tấn. Trong đó, cây lúa gieo xạ được 37.456 ha, cây màu gieo trồng được 13.465 ha, còn lại là các loại cây công ngiệp ngắn ngày và dài ngày. Đàn heo của huyện có 89.231 con, đàn bị số lượng 14.238 con, đàn trâu có 105 con, gia cầm có 570.360 con. Tính đến cuối năm 2011, tồn hun có diện tích ni trồng thủy sản là 2.023 ha cá tơm các loại, với sản lượng thu hoạch đạt 16.453 tấn tôm cá.
Ngành công ngiệp - xây dựng ở huyện được tập trung phát triển tốt góp phần tạo sự phát triển cho kinh tế địa phương làm tăng năng lực sản xuất. Tồn huyện có 651 cơ sở sản xuất. Giá trị sản xuất ước đạt 258.234 triệu đồng. Huyện
26,80%
35,19% 38,01%
nhiệm hữu hạn giày da Mỹ Phong của Đài Loan, Cơng ty Trà Bắc,… Nhìn chung, tuy có khó khăn về giá nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm, nhưng giá trị sản xuất thực hiện vượt kế hoạch, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm mới hình thành như giày da, thức ăn gia súc… các sản phẩm chế biến từ cây dừa chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
Thương mại – dịch vụ: giá trị cả năm ước đạt 403.785 triệu đồng, tăng 13.55% so với năm trước. Trong năm huyện đã thực hiện xây dựng mới và nâng cấp các chợ: xã Ngãi Hùng, mở rộng sân chợ xã Tân Hùng, ấp Lò Ngò (Hiếu Tử) xây dựng mới chợ xã Long Thới, nâng cấp sữa chữa chợ Tiểu Cần…trong năm huyện đã cấp phép kinh doanh cho 189 cơ sở, nâng tổng số 1.105 hộ, với tổng vốn đầu tư trên 36,673 tỷ đồng.
Bảng 3.3: GIÁ TRỊ GDP HUYỆN TIỂU CẦN NĂM 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2011
Khu vực I 359.348 Nông nghiệp 304.199
Thủy sản 55.149
Khu vực II 258.234 Công nghiệp 160.486
Xây dựng 97.748
Khu vực III 402.785 Dịch vụ 402.785
Nguồn: Văn kiện đại hội huyện Tiểu Cần năm 2011
Các thành phần kinh tế huyện Tiểu Cần chủ yếu là kinh tế tư nhân, thành phần kinh tế này khơng ngừng tăng lên về số lượng ước tính năm 2011 là 5.026 cơ sở sản xuất tư nhân tăng 5,90% so với năm 2010. Trong đó có 70 doanh nghiệp và 4.986 hộ sản xuất.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương, các nguồn cung tín dụng cho các thành phần kinh tế ở đây là rất quan trọng. nếu khơng có nguồn vốn được cung cấp từ các kênh chính thức thì các thành phần kinh tế khó mà phát triển tốt. Tuy nhiên, để tiếp cận nguồn vốn này là điều khơng phải dễ dàng bởi kèm theo đó là các điều kiện cho vay của các tổ chức tín dụng.
Giáo dục đào tạo: tổ chức thanh tra chuyên đề “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo, tổ chức thi học sinh giỏi vòng huyện năm học 2011-2012. Theo thống kê của huyện tổng số học sinh được công nhận hồn thành trương trình bật tiểu học là 1.539 em đạt tỷ lệ 99,74%, tổng số học sinh trung học phổ thông được xét tốt nghiệp là 1.013 em đạt 98,63%. Số học sinh tiểu học bỏ học là 0,74% và số học sinh trung học cơ sở bỏ học là 4,65%.
Y tế: năm qua huyện đã khám cho 90.061 lược người tăng 48,07% so với năm 2010, số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đủ liều 886 em, tiêm ngừa uốn ván cho phụ nữ có thai và số phụ nữ tuổi từ 15-35 là 1.050 chị. Ngồi ra trung tâm phịng chống bệnh xã hội huyện còn khám tật khúc xạ cho học sinh trường Tiểu học thị trấn Tiểu Cần và kiểm tra 216 cơ sở sản xuất kinh doanh trong huyện.
Năm 2011 huyện đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp được 40 cơng trình cầu đường giao thơng với chiều dài hơn 38.700 m. Trong đó, có 3 cầu vĩnh cữu trên quốc lộ 60, quốc lộ 54 cùng với 11 cơng trình lộ liên xã, liên khu dân cư dài hơn 36 km đã góp phần đánh thức được tiềm năng kinh tế của địa phương. Cùng lúc huyện cũng đã đưa vào sử dụng các tuyến đường đal đã được sửa chửa và nâng cấp, chỉ đạo lập dự toán đối ứng xây dựng cầu giao thông nông thôn với quỹ từ thiện Gương sen tỉnh Trà Vinh.
Về chính sách xóa đói giảm nghèo cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trong năm huyện đã kết hợp với hội chữ thập đỏ tỉnh tặng 40 xe lăn cho người khuyết tật ở các xã thị, thị trấn, giới thiệu việc làm cho 1.412 lao động. Trong đó, tư vấn cho 19 lao động có nhu cầu làm việc ngồi nước, xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển lao động làm việc cho công ty YaZaKEDS tại khu công nghiệp Trà Vinh. Trong năm 2011 huyện cũng đã cấp phát tiền giảm học phí cho 202 sinh viên theo Nghị định 49/CP với số tiền là 403.914.000 đồng.