MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện tiểu cần tỉnh trà vinh (Trang 60 - 66)

5. Nội dung và kết quả đạt được

4.1 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT

Qua phỏng vấn trực tiếp các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu cho thông tin chung về các hộ nông dân có vay vốn và hộ khơng vay vốn như sau:

TRONG MẪU KHẢO SÁT

Tiêu chí Đơn vị tính Trung

bình Nhỏ nhất Lớn nhất

Nhân khẩu người/hộ 4,13 2,00 7,00

Tuổi chủ hộ năm 48,84 27,00 73,00 Học vấn năm 7,64 2,00 14,00 Tổng diện tích đất m2 9.789,56 54,00 40.000,00 Tổng giá trị tài sản triệu đồng/hộ 162,89 34,20 4.074,00 Tổng thu nhập hằng năm triệu đồng /hộ/năm 94,62 35,00 325,00 Tổng thu nhập bình quân đầu người triệu đồng /hộ/người/năm 23,39 8,44 65,00

Nguồn: Tính tốn từ số liệu khảo sát tháng10 năm 2012

Nhân khẩu là số người cùng chung sống trong một gia đình, trừ người làm thuê cho chủ hộ. Qua bảng thống kê trên thì số nhân khẩu hộ trung bình là 4,13 người, hộ có nhiều nhân khẩu nhất là 7,00 người và hộ có ít nhân khẩu nhất là 2,00 người. Hộ có 7,00 nhân khẩu là do trong gia đình có đến 3 thế hệ sống chung, riêng đối với hộ có 2,00 nhân khẩu là trường hợp trong gia đình chỉ có Con và Cha hoặc Mẹ.

Tuổi chủ hộ thể hiện một cách tương đối kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh cũng như đời sống của hộ. Đối với người dân ở nông thôn, do đặc điểm ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nên tuổi của chủ hộ gắn liền với số năm sản xuất kinh doanh trong nơng nghiệp. Bên cạnh đó, do đặc thù của ngành sản xuất nơng nghiệp là “cha truyền con nối”, vì thế số tuổi càng cao thể hiện kinh nghiệm càng nhiều. Trong sản xuất nơng nghiệp nơng thơn thì đây là điều quan trọng, kinh nghiệm giúp người dân có thể vượt qua những thách thức do các yếu tố tự nhiên mang lại, từ đó giúp họ có được những vụ mùa bội thu. Nhìn vào bảng trên ta thấy tuổi trung bình của chủ hộ là 48,84 tuổi, chủ hộ trẻ tuổi nhất là 27,00 tuổi và chủ hộ có tuổi cao nhất là 73,00 tuổi.

Học vấn của chủ hộ càng cao thì khả năng ứng dụng các tiến bộ của khoa học - kỹ thuật vào sản xuất càng cao, làm tăng thu nhập trong gia đình. Từ đó khả năng tiếp cận vốn vay càng dễ dàng hơn, lượng vốn vay được nhiều hơn, sử

nhận thức khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau,... từ đó sẽ cho ra những kết quả sản xuất khác nhau.

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy trình độ học vấn trung bình của chủ hộ là 7,64 năm, trình độ học vấn cao nhất là 14,00 năm tương đương với trình độ đại học khơng phải ngành kinh tế, và trình độ học vấn thấp nhất là 2,00 năm. Trình độ học vấn trung bình của các nơng hộ là 7,64 năm, cho thấy trình độ học vấn của người dân trên địa bàn nghiên cứu là tương đối cao (trên mức tiểu học). Để đạt được kết quả như vậy là cả một quá trình thực hiện chính sách xóa nạn mù chữ đến từng địa phương vùng sâu, vùng xa của huyện, đảm bảo mọi trẻ em sinh ra điều có quyền học tập và bình đẳng. Đồng thời, các chủ hộ được phỏng vấn đa số là những hộ có tuổi đời tương đối trẻ sống sau thời kỳ đất nước chiến tranh nên việc đến trường đã có nhiều thuận lợi hơn so với những chủ hộ sống trong thời chiến. Điều này cũng đồng nghĩa rằng những hộ trẻ tuổi thường có trình độ học vấn cao hơn so với những hộ có tuổi đời cao.

Tổng diện tích đất là tồn bộ diện tích đất mà hộ sở hữu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là tài sản và tư liệu sản xuất của hộ, nó thể hiện sự giàu có hay nghèo nàn của hộ. Tuy nhiên, đây khơng phải là chỉ tiêu chính xác để đánh giá hộ này giàu hơn hộ kia, vì có trường hợp hộ có diện tích đất nhiều hơn lại có thu nhập thấp hơn hộ có diện tích đất ít. Ngun nhân là do mỗi hộ có kinh nghiệm sản xuất khác nhau và vị trị địa lý, độ màu mỡ của đất cũng khác nhau. Theo thống kê thì trung bình mỗi hộ có 9.789,56 m2 đất. Hộ có tổng diện tích đất lớn nhất là 40.000,00 m2, và hộ có diện tích đất ít nhất là 54,00 m2. Những hộ có nhiều đất để canh tác ngồi tạo ra thu nhập, thì có thể dùng nó làm vật thế chấp vay vốn để mở rộng đầu tư sản xuất, mở rộng diện tích đất canh tác và ngày càng giàu có. Ngược lại, những hộ thiếu đất canh tác thì chỉ làm mướn sống qua ngày, nếu lỡ bệnh thì khơng thể đi làm thì hơm đó sẽ khơng có thu nhập, phải vay tiền góp để tiêu xài do tích lũy hạn chế. Do đó, những hộ này nghèo vẫn nghèo.

Tổng giá trị tài sản: là tổng giá trị tài sản của hộ không bao gồm giá trị của đất đai, bao gồm: nhà, xe, gia súc, gia cầm, tiền gửi ngân hàng, tiền chơi hụi,… tổng giá trị tài sản trung bình của hộ được khảo sát là 162,89 triệu đồng. Trong đó, hộ có tổng giá trị tài sản lớn nhất là 4.074,00 triệu đồng và hộ có tài sản thấp nhất là 34,20 triệu đồng.

Về thu nhập của hộ, theo kết quả phỏng vấn 130 hộ thì thu nhập bình quân của mỗi hộ là 94,62 triệu đồng/năm. Các hộ có mức thu nhập chênh lệch nhau khá lớn, hộ có thu nhập thấp nhất là 35,00 triệu đồng/năm, trong khi hộ có thu nhập cao nhất là 325,00 triệu đồng/năm. Thu nhập chủ yếu của nông hộ là từ cây lúa, cây ăn quả và chăn ni heo, bị, gà, vịt,… và thu từ hoạt động phi nông nghiệp. Những hộ có thu nhập cao là những hộ có nhiều đất canh tác, hay có nhiều thành viên trong hộ có thu nhập. Ngược lại hộ có thu nhập thấp là do khơng có đất canh tác phải đi làm thuê và hay ốm đau nên thu nhập kiếm được thường không ổn định và khơng có khả năng tiết kiệm. Thời gian qua các cơ quan ban ngành huyện đã có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ cho người nghèo. Tuy nhiên, số tiền hỗ trợ rất ít mà nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh thốt nghèo thì lại rất nhiều, vì vậy mà nguồn vốn hỗ trợ khơng đáp ứng đủ. Kết quả là người nghèo khơng có vốn sản xuất người giàu thì càng giàu thêm.

Tương tự như thu nhập của hộ, thu nhập bình qn đầu người của mỗi hộ cũng có sự chênh lệch khá lớn, hộ có thu nhập bình qn đầu người lớn nhất là 65,00 triệu đồng/người/năm, hộ có thu nhập bình qn đầu người nhỏ nhất là 8,44 triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người của 130 mẫu khảo sát là 23,39 triệu đồng/người/năm. Nhìn chung, mức thu nhập của các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu thời gian qua tăng đáng kể, nguyên nhân là do sự thành lập của công ty dày da Mỹ Phong ở ấp Tân Đại, xã Hiếu Tử đã góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nhàn rỗi tại địa phương. Trung bình mỗi cơng nhân có thể kiếm được thu nhập khoảng 30,00 triệu đồng/người/năm. Mặc dù với mức lương tương đối thấp nhưng cũng phần nào giải quyết được khó khăn về chi tiêu và sinh hoạt của người dân nơi đây. Góp phần phát triển kinh tế huyện nhà từng bước đi lên xóa đói giảm nghèo tồn diện.

Trong một số nghiên cứu thì nhân tố giới tính cũng ảnh hưởng đến quyết định vay hay khơng vay vốn, lượng vốn vay ít hay nhiều, hoặc là vay của các tổ chức tín dụng hoặc là từ các nguồn khơng chính thức. Ngành nghề chính mà nơng hộ tham gia hoạt đơng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cũng như quyết định vay vốn của hộ. Giới tính và nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2: THƠNG TIN VỀ GIỚI TÍNH VÀ NGHỀ NGHIỆP CHÍNH CỦA CHỦ HỘ Tiêu chí Số lượng Tỷ trọng (%) Giới tính của chủ hộ Nam 99 76,15 Nữ 31 23,85 Tổng 130 100,00 Nghề nghiệp Nông nghiệp 106 81,53

Phi nông nghiệp 24 18,47

Tổng 130 100,00

Nguồn: Tính tốn từ số liệu khảo sát tháng 10 năm 2012

Bảng trên cho ta thấy đa phần chủ hộ là nam, chiếm 76,15%. Điều này cũng dễ hiểu khi mà nghề nghiệp chính của chủ hộ chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp, chiếm 81,53%. Các cơng việc này thường nặng nhọc, chỉ thích hợp với nam giới. Mặc khác điều này phù hợp với phong tục của người Việt Nam, trong gia đình thì người nam đóng vai trị trụ cột. Giải thích trường hợp những chủ hộ là nữ, đó là hộ đồng bào dân tộc Khmer, đối với dân tộc này nữ thường có vị trí và vai trị quan trọng hơn so với nam giới, cũng tương tự như vai trò của nam giới đối với dân tộc Kinh, nên nữ thường đứng tên trong sổ hộ khẩu gia đình, và đóng vai trị chủ hộ. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp chủ hộ là nam chứ không là nữ. Chủ hộ trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là làm ruộng chiếm 81,53%, một số khác thì tự kinh doanh, bn bán nhỏ và chuyên đi làm thuê.

Trên địa bàn nghiên cứu có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là dân tộc Kinh, Khmer và Hoa trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số, kế tiếp là dân tộc Khmer và cuối cùng là dân tộc Hoa chiếm tỷ lệ ít nhất, và tập trung sinh sống chủ yếu ở trung tâm của huyện. Do giới hạn về thời gian và kinh phí nên số hộ được khảo sát chỉ là dân tộc Kinh và Khmer, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 73,07%, cịn lại 26,93% là chủ hộ thuộc dân tộc Khmer.

Trong 130 hộ được khảo sát, có 51 hộ có thành viên trong gia đình hay người thân, bạn bè làm ở cơ quan nhà nước cấp xã, huyện, tỉnh, tương ứng 39,23%. Hầu hết những hộ này điều có vay vốn hoặc là tín dụng chính thức hoặc là vay bán chính thức, vì họ có nhiều thơng tin về các tổ chức tín dụng, được

cung cấp từ người thân của họ. Đồng thời, họ nhờ có người quen nên cũng dể dàng vay vốn với lượng lớn hơn những hộ khơng có người quen.

Theo thống kê có 100,00% hộ có sử dụng điện thoại, 100,00% hộ có sử dụng điện từ hệ thống cơng cộng và khơng có hộ nào sử dụng nước máy. Hộ khơng sử dụng nước máy không phải là hệ thống nước sạch trên địa bàn không phát triển mà từ lâu các nông hộ nơi đây chỉ sử dụng nguồn nước ngầm và nước mưa nên họ đã quen, và thay vì phải tốn chi phí sử dụng nước máy thì họ chỉ sử dụng nguồn nước miễn phí từ tự nhiên.

Có một thực tế đáng buồn là trong tổng số hộ được khảo sát thì khơng có hộ nào được cung cấp thơng tin về thị trường đầu ra của sản phẩm, chính điều này đã dẫn đến tình trạng thương lái ép giá nơng dân. Thu mua sản phẩm với giá thấp hơn giá thị trường, thậm chí là thương lái mua sản phẩm của hộ này với giá thấp hơn của hộ kia mặc dù hai hộ chỉ cách nhau vài km. Thực tế này gây rất nhiều bức xúc cho nông hộ, làm giảm thu nhập, nhưng họ vẫn phải chịu vì họ khơng có tiếng nói và khơng có đầy đủ thơng tin về thị trường.

Bảng 4.3: KHĨ KHĂN THƯỜNG GẶP CỦA HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT

Khó khăn Tần số Tỷ trọng (%)

Thiên tai (lũ lụt, hạn hán,…) 0 0,00

Mất mùa hay dịch bệnh 23 17,69

Thành viên trong gia đình bị mất việc 8 6,15

Thành viên trong gia đình ốm đau 29 22,30

Giá sản phẩm thấp và không ổn định 30 23,07

Thiếu vốn 40 30,79

Khác 0 0,00

Tổng 130 100,00

Nguồn: Tính tốn từ số liệu khảo sát tháng 10 năm 2012

Địa bàn nghiên cứu là vùng ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt và hạn hán, do xung quanh huyện điều có hệ thống đê bao, và hệ thống thoát nước đảm bảo tưới tiêu và thoát nước hiệu quả. Theo kết quả khảo sát thì đa số các hộ đều trả lời khó khăn thường gặp nhất của mình là thiếu vốn, chiếm 30,79%. Vì vậy, khi tác giả phỏng vấn các nơng hộ thường mừng rỡ, vì nhằm tưởng là nhân viên của ngân hàng đến để khảo sát và cho vay vốn. Thực tế trên chứng tỏ nguồn vốn tín

dụng chính thức hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nơng hộ, và ngân hàng vẫn cịn q khắc khe trong vấn đề cho vay vốn. Có 22,30% hộ cho biết khó khăn của họ là thành viên trong gia đình ốm đau, đây là những hộ có người thân có tuổi cao nên thường hay mắc bệnh, tốn nhiều thời gian và tiền bạc để chữa trị.

Có 30 hộ trả lời rằng khó khăn thường gặp của họ là giá sản phẩm thấp và không ổn định, tương ứng 23,07%. Và có 17,69% hộ cho biết họ thường phải đối mặt với tình trạng mất mùa hay dịch bệnh. Bệnh trên cây lúa ngày nay là một hiện tượng khá phổ biến, và diễn ra với tốc độ rất nhanh. Nếu người nơng dân khơng thường xun đi thăm đồng thì chỉ vài ngày hơm sau bệnh sẽ phát tán và rất khó điều trị. Một số bệnh mà nơng dân thường gặp phải là bệnh vàng lá lúa, bệnh đạo ôn, và bệnh vàng lùn xoắn lá do rầy nâu,…

Những hộ gia đình mà thu nhập của họ chủ yếu là làm thuê thì thường hay gặp khó khăn về mất việc, chiếm 6,15%. Nguyên nhân là do tính chất của cơng việc chỉ mang tính mùa vụ, có lúc cơng việc làm rất nhiều nhưng cũng có lúc chủ hộ khơng có việc để làm. Hơn nữa, cơng việc của họ chủ yếu là cắt lúa hay phụ thu hoạch lúa, nhưng thời gian gần đây máy gặt đập liên hợp xuất hiện rất nhiều. Vì vậy, nhu cầu lao động nơng thơn khơng cịn nhiều nữa, chính điều này đã làm mất việc làm và giảm thu nhập cho những hộ làm thuê.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện tiểu cần tỉnh trà vinh (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w