PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨ CỞ HUYỆN TIỂU CẦN TỈNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện tiểu cần tỉnh trà vinh (Trang 56 - 60)

5. Nội dung và kết quả đạt được

3.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHÍNH THỨ CỞ HUYỆN TIỂU CẦN TỈNH TRÀ VINH

TIỂU CẦN TỈNH TRÀ VINH

Trên địa bàn huyện Tiểu Cần có ba ngân hàng hoạt động chủ yếu đó là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sơng Cửu Long. Ba ngân hàng này có thể nói là hoạt động mạnh hơn so với những ngân hàng khác trên địa bàn huyện.

Về số lượng vốn và doanh số cho vay luôn dẫn đầu với mức tương đối cao. Tuy nhiên, hoạt động mạnh nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay với tỷ lệ trên 70%. Vì vậy, để đánh giá khái qt về tình hình tín dụng của huyện tác giả sẽ phân tích tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong 3 năm 2009 - 2011.

Bảng 3.4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN HUYỆN TIỂU CẦN

QUA 3 NĂM Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tổng thu nhập 41.600 54.000 70.400 12.400 29,8 16.400 30,4 Tổng chi phí 33.730 43.400 59.000 5.670 16,8 15.600 35,9 Lợi nhuận 3.870 10.600 11.400 6.370 164,6 800 7,5

Nguồn: Phòng kế hoạch - ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiểu cần

Qua bảng trên cho thấy kết quả kinh doanh của ngân hàng rất thuận lợi và có sự biến đỗi giữa các năm, trong đó:

Về tổng thu: tổng thu của ngân hàng tăng điều qua 3 năm, năm 2010 tổng thu nhập của ngân hàng đạt 54.000 triệu đồng tăng 12.400 triệu đồng so với năm 2009 tức là tăng 29,8%. Đến năm 2011 tổng thu đạt 70.400 triệu đồng tăng 16.400 triệu đồng so với năm 2010 tức là tăng đến 30,4%.

Về tổng chi phí: cùng với sự tăng mạnh của tổng thu nhập thì tổng chi phí của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiểu Cần cũng tăng theo với mức khá cao. Năm 2010 tổng chi phí của ngân hàng đạt 43.400 triệu đồng tăng 5.670 triệu đồng tức 16,8%. Bước sang năm 2011 là thời kì chi phí tăng cao đáng kể cho với năm 2010 với mức 15.600 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 35,9%.

Hình 3: Biều đồ kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm

Về lợi nhuận: nhìn chung lợi nhuận của ngân hàng đều tăng qua 3 năm. Tăng mạnh nhất là thời kỳ năm 2009-2010. Năm 2010 lợi nhuận của ngân hàng đạt 10.600 triệu đồng tăng đến 6.370 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng rất cao 164,6% so với năm 2009. Sở dĩ lợi nhuận tăng cao như vậy là do mức tăng của chi phí thấp hơn mức tăng của doanh thu. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã thực hành tiết kiệm, giảm thiểu chi phí nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Ngồi ra, ngân hàng cũng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, thực hiện nhiều chính sách dành cho khách hàng nên đã thu được lợi nhuận cao. Chính sự gia tăng này giúp ngân hàng khẳng định mình là chổ dựa vững chắc cho người dân, làm cho họ dần thốt khỏi tình trạng cho vay nặng lãi ở địa phương, góp phần vào chương trình đổi mới ở nông thôn và phát triên kinh tế - xã hội ở huyện.

Năm giai đoạn 2010-2011 mặc dù tổng thu của ngân hàng tăng khá cao nhưng lợi nhuận lại không tăng nhiều so với giai đoạn 2009-2010. Lợi nhuận năm 2011 chỉ tăng 800 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tốc độ 7,5%. Nguyên nhân là do mặc dù tổng thu nhập tăng tương đối cao nhưng đồng thời tổng chi phí của ngân hàng cũng tăng rất mạnh. Lý do chi phí của ngân hàng tăng mạnh như vật là do thời gian này ngân hàng gặp khó khăn trong cơng tác thu hồi nợ, xử lí rủi ro do chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, heo tai xanh và bệnh gây hại trên lúa nên làm cho việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn dẫn đến chi phí tăng.

Trong thời gian qua hoạt động của Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn huyện Tiểu Cần nhìn chung là khá tốt dưới đây là tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của ngân hàng.

Bảng 3.5: HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HUYỆN TIỂU CẦN QUA 3 NĂM

Đơn vị tính: Triệu đồng

Huy động và sử dụng vốn 2009 2010 2011

I.Nguồn vốn 343.017 349.300 359.006

1.Vốn huy động tại địa phương 115.217 134.100 178.203

Tiền gửi tiết kiệm 63.170 90.800 133.355

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 22.700 11.300 11.627

2.Nguồn vốn vay 227.800 215.200 180.803

Vay điều hòa từ trung ương 227.800 215.200 180.803

II.Sử dụng vốn - - -

1.Doanh số cho vay 521.379 550.572 575.802

Phân theo thành phần kinh tế - - -

Kinh tế nhà nước 0 0 0

Kinh tế ngoài nhà nước 521.379 550.572 575.802

Phân theo thời hạn - - -

Vay ngắn hạn 424.970 504.633 537.098

Vay trung và dài hạn 96.409 45.939 38.704

2.Dư nợ cho vay 321.755 344.891 357.116

Phân theo thành phần kinh tế - - -

Kinh tế nhà nước 0 0 0

Kinh tế ngoài nhà nước 321.755 344.891 357.116

Phân theo thời hạn - - -

Vay ngắn hạn 227.681 232.961 264.675

Vay trung và dài hạn 94.074 111.930 92.441

Nguồn: Phịng kế hoạch - ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn huyện Tiểu Cần

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy Nguồn vốn của ngân hàng tăng liên tục trong vòng 3 năm chứng tỏ ngân hàng đã hoạt động tốt, đồng thời những hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện Tiểu Cần cũng đang phát triển mạnh mẽ. Nguồn vốn huy động tại địa phương cũng tăng liên tục từ 115.217 triệu đồng năm 2009 lên 134.100 triệu đồng năm 2010 và đến năm 2011 thì con số này đã đạt đến 178.203 triệu đồng. Điều này là do Ngân hàng đã có những chính sách hợp lý trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm, đặc biệt là những khoản huy động nhỏ. Cách giải thích khác cũng có thể là thói quen tiết kiệm của người dân tại địa bàn có sự thay đổi, thay vì mua vàng hay dự trữ tiền mặt tại nhà thì họ đem gửi ngân hàng để có

thêm khoản tiền lãi. Khu vực nơng thơn có tiềm năng tín dụng rất lớn, nếu ngân hàng có những chính sách khai thác hợp lý sẽ đạt kết quả tốt.

Tương ứng với mức tăng của nguồn vốn huy động là mức giảm của nguồn vốn mà ngân hàng vay. Đây là điều tất yếu vì muốn hoạt động tốt ngân hàng phải cắt giảm những khoản vay khơng cần thiết để giảm chi phí, và vì số lượng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nên nhu cầu vốn vay điều hòa từ trung ương của ngân hàng cũng giảm theo.

100% doanh số cho vay là ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước, với gần 90% là khoản vay ngắn hạn. Đây là một trong những đặc trưng kinh tế của khu vực nông thôn, đa số là kinh tế hộ gia đình, thường vay ngắn hạn (1 năm) đáp ứng hai đến ba chu kỳ sản xuất.

Sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nước ta mặc dù không bị tác động nhiều nhưng mức ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến nền kinh tế là khơng nhỏ. Trong vịng 3 năm trở lại đây chính phủ đã nỗ lực thực hiện nhiều chính sách nhằm thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Trong đó, có chính sách tiền tệ nới lỏng. Theo lý thuyết kinh tế để thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, ngân hàng trung ương phải cắt giảm lãi suất để bơm tiền ra bên ngoài thị trường. Khi lãi suất cắt giảm sẽ làm tăng nhu cầu vay vốn của nông hộ và các tổ chức kinh tế vì lãi suất là một phần chi phí sản xuất kinh doanh. Chính điều này đã làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng từ 521.379 triệu đồng năm 2009 lên 550.572 triệu đồng năm 2010 và tiếp tục tăng đến 575.802 triệu đồng năm 2011.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY TỪ NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ Ở HUYỆN TIỂU CẦN TỈNH TRÀ VINH

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện tiểu cần tỉnh trà vinh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w