THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NƠNG HỘ TRONG

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện tiểu cần tỉnh trà vinh (Trang 66 - 72)

5. Nội dung và kết quả đạt được

4.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NƠNG HỘ TRONG

MẪU KHẢO SÁT

Ngày nay tất cả các tổ chức kinh tế có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh điều phải cạnh tranh để tồn tại. Các tổ chức tín dụng cũng vậy, muốn tồn tại lâu dài thì chiến lược mà các tổ chức này đưa ra là rất quan trọng. Ngân hàng đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cũng vì muốn đạt được mục đích là kéo khách hàng về bên mình. Đồng thời, các ngân hàng cũng thay đổi cách phục vụ dần dần tạo sự gần gũi với nhân dân, bao gồm cả nhân dân thành thị và nhân dân nông thôn. Cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm của mình là một lợi thế cạnh tranh lành mạnh.

Bảng 4.4: NGUỒN CUNG CẤP THƠNG TIN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NƠNG HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT

Từ chính quyền địa phương 6 5,94 Từ các tổ chức tín dụng 12 11,88 Từ người thân 10 9,90 Từ TV, báo đài, tạp chí 5 4,95 Tự tìm thơng tin 68 67,33 Tổng 101 100,00

Nguồn: Tính tốn từ số liệu khảo sát tháng 10 năm 2012

Đầu tiên, để vay được vốn, người vay cần có các thơng tin về nguồn vay, lãi suất, thủ tục vay, các chính sách ưu đãi,... Các thơng tin về tín dụng chính thức mà hộ có được tại địa bàn nghiên cứu là từ chính quyền địa phương chiếm 5,94%, từ giới thiệu của người thân 9,90%, từ TV, báo đài, tạp chí là 4,95%. Đa số các hộ trả lời có nguồn thơng tin từ chính quyền địa phương là những hộ đã vay vốn ngân hàng từ nhiều năm trước. Lúc đó, cán bộ địa phương họp dân lại và lập danh sách xin vay vốn ngân hàng. Những hộ đó vay từ thời điểm đó đến nay, cứ đến cuối năm là họ lại trả hết tiền và xin vay lại, số tiền xin vay lại có thể bằng với số tiền của năm trước và cũng có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, tùy vào nhu cầu của từng hộ. Còn trong ba năm trở lại đây, chính quyền địa phương cung cấp thơng tin tín dụng ưu đãi chủ yếu là cho hộ nghèo và cận nghèo với mục đích xóa đói giảm nghèo.

Có 67,33% hộ trả lời rằng, họ khơng được cung cấp thông tin từ ngân hàng mà chỉ tự tìm thơng tin. Đa số hộ này là những hộ trên mức cận nghèo, nhưng hồn cảnh cũng khá khó khăn và rất cần vốn làm ăn vươn lên nên phải tự tìm kiếm thơng tin. Do những hộ này thường có khoản vay nhỏ sẽ tốn nhiều chi phí giao dịch và tìm kiếm nên các ngân hàng cũng không quan tâm lắm. Hơn thế nữa, thông tin về vay vốn ngân hàng như đã đi sâu vào tiềm thức của những nông hộ này, họ không cần ngân hàng cung cấp thông tin, họ không cần người thân hay bạn bè hướng dẫn, thế nhưng đến khi gặp khó khăn trong đầu họ chỉ một suy nghĩ là phải đến ngân hàng để vay vốn, và chỉ có vay vốn ngân hàng mới là tốt nhất cho họ trong hoàn cảnh này.

11,88% số hộ được cung cấp thơng tin từ tổ chức tín dụng là những hộ có người nhà làm cán bộ, cơng chức có thu nhập ổn định hàng tháng, những hộ có tài sản lớn, làm ăn có hiệu quả và vay với lượng lớn.

Trong 130 hộ được khảo sát, có 85,38% số hộ có vay một trong 3 nguồn tín dụng chính thức, bán chính thức, hay phi chính thức (trong đó có 77,69% hộ vay vốn từ tín dụng chính thức), và có 14,62% hộ khơng vay vốn từ nguồn nào.

Trong 101 hộ có vay tín dụng chính thức, có 10 hộ vay được ưu đãi lãi suất những hộ này chủ yếu vay ở ngân hàng chính sách và khi vay vốn hộ không phải thế chấp tài sản. 91 hộ còn lại, tương ứng 90,09% vay chủ yếu ở ngân hàng thương mại và khi vay họ thường phải đem giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình đến ngân hàng để thế chấp.

Lượng tiền cho vay trung bình ở các ngân hàng thương mại là 16,69 triệu đồng, với mức lãi suất trung bình là 16,85%, lượng tiền vay trung bình của các nơng hộ là tương đối lớn. Điều này cho thấy ngân hàng đã tạo nhiều điều kiện cho vay đối với nơng dân sau nghị định 41 của chính phủ, và các chính sách hỗ trợ của chính phủ đã phần nào được người dân hưởng ứng. Các nông hộ đã mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh với qui mô lớn sau khi vay đươc tiền, kết quả là thu nhập của nông hộ trong thời gian qua tăng đáng kể, góp phần phát triển kinh tế cho địa phương. Lãi suất trung bình của ngân hàng thương mại là 16,85% mặc dù mức lãi suất này thấp hơn so với lãi suất vay phi chính thức, nhưng vẫn cịn khá cao đối với người nơng dân. Vì lợi nhuận mà người nơng dân kiếm được phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và dịch bệnh nên mức lãi suất quá cao đôi khi tạo áp lực trả nợ cho nông dân, làm họ e ngại khi phải vay vốn ngân hàng. Có một thực tế đáng mừng là trong thời gian gần đây chi phí phải chi để được vay vốn đã giảm nhiều so với trước, việc phải lót tay các cán bộ tín dụng cũng giảm dần, thay vào đó thời gian để hoàn tất thủ tục vay cũng ngắn hơn trước. Do đó, người đi vay chỉ tốn chi phí đi lại, chi phí xác nhận giấy tờ, chi phí mua hồ sơ,…

Bảng 4.5: THÔNG TIN VAY VỐN CỦA NÔNG HỘ TRONG MẪU KHẢO SÁT

Nguồn vay Số tiền vay

trung bình/hộ/năm

Lãi suất vay trung bình/năm

Chi phí vay trung bình/năm

triệu đồng % nghìn đồng

Ngân hàng thương mại 16,69 16,85 125,00

Ngân hàng chính sách 13,50 9,88 132,00

Người cho vay chuyên

Đại lý vật tư nông

nghiệp 31,06 10,00 111,00

Hụi 16,62 20,00 46,00

Tổng 82,72 81,73 434,00

Nguồn: Tính tốn từ số liệu khảo sát tháng 10 năm 2012

Lãi suất mà ngân hàng chính sách cho vay là rất ưu đãi chỉ 9,88%/năm, và lượng vốn mà ngân hàng chính sách cho vay vẫn cịn rất hạn chế. Ngun nhân là do mặc dù không cần phải thế chấp nhưng không phải hộ nào muốn vay nhiều tiền cũng được đáp ứng. Đối tượng mà ngân hàng cho vay chủ yếu là hộ được ưu tiên như hộ nghèo, hộ được hưởng chính sách ưu đãi. Do đó, rủi ro khi ngân hàng cho vay những hộ này là rất cao, vì vậy mà lượng vốn cho vay trung bình chỉ 13,50 triệu đồng/hộ/năm.

Đặc điểm cơ bản của hộ nông dân sản xuất lúa là khi sản xuất họ thường mua chịu vật tư nông nghiệp và đến ba tháng sau khi thu hoạch họ mới tiến hành trả nợ. Hình thức mua vật tư sản xuất như vậy cũng tương tự như nơng dân vay phân bón thuốc trừ sâu từ địa lý hay cửa hàng, do khơng có vốn để sản xuất nên họ đành phải chấp nhận vay và chịu mức lãi suất là 10,00%. Con số 10,00% tuy nhỏ nhưng khi đánh giá trên lượng vốn mà nông hộ vay trung bình 31,06 triệu đồng/hộ/năm thì giá trị này tương đối lớn. Do có người quen bán vật tư nơng nghiệp nên tác giả dễ dàng có được thơng tin, thơng thường các đại lý chỉ cho vay với lãi suất khoảng 10,00% trở lại, do hiện nay số lượng đại lý bán vật tư nông nghiệp xuất hiện rất nhiều và phải cạnh tranh khốc liệt. Cịn người nơng dân thì khơng chịu thiệt mặc dù quen biết với đại lý nhưng nếu đại lý bán giá cao thì nơng dân sẵn sàng chuyển sang đại lý khác giá rẻ hơn, một số trường hợp thì sợ mất lịng nên đành phải mua ở đại lý mình quen rồi mua thêm ở đại lý khác nữa. Về phần chi phí để vay, có lẽ mới nghĩ qua chúng ta điều cho rằng nông dân khơng tốn chi phí để vay vật tư, nhưng thực tế số tiền chi phí mà nơng dân chịu đã được các đại lý tính vào lãi suất. Chi phí đó thường là chi phí mà đại lý phải giao hàng đến nhà của nơng dân như chi phí xăng dầu, chi phí lao động,... những hộ nơng dân nào ở càng xa đại lý thì phải chịu chi phí cao hơn.

Hụi là một hình thức tín dụng phi chính thức khá phổ biến trong đời sống của những người nông dân ở nông thôn, đa số người chơi hụi là những phụ nữ

lãi suất khá cao đến 20,00%/năm, cao hơn nhiều so với vay ngân hàng nhưng số tiền vay trung bình của hộ chơi hụi là tương đương với hộ vay ngân hàng, với 16,62 triệu đồng/hộ/năm. Phụ nữ thường thích tham gia hụi vì họ có thể vay tiền khi gia đình cần vốn, giảm bớt gánh nặng gia đình cho người chồng, số tiền họ vay được đa số điều được sử dụng một cách có hiệu quả, làm tăng thu nhập cho gia đình. Và khi khơng cần vốn thì họ có thể tiết kiệm cho người khác vay và hưởng lãi. Tuy nhiên, hình thức này ln tồn tại những rủi ro tiềm ẩn khi tham gia với một lượng tiền lớn, người tham gia có thể mất tiền do bị “giật hụi”. Mặc dù vậy hụi vẫn được xem là hình thức tốt hơn hình thức “vay nóng” để gia đình vay đem trả nợ ngân hàng. Khi đến hạn trả nợ ngân hàng mà khơng có hay khơng đủ tiền để trả nợ, các hộ thường đi vay nóng với lãi suất rất cao trả ngân hàng để được vay tiếp, sau khi trả nợ ngân hàng xong, họ làm thủ tục xin vay lại và đem trả người cho vay. Như vậy, hộ xin vay vốn ngân hàng với danh nghĩa làm ăn nhưng thực chất là để trả nợ. Kết quả là hộ khơng có vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh và hàng năm đều phải đóng lãi cho ngân hàng và trả lãi người cho vay. Như thế, thật sự việc vay ngân hàng của những nông hộ này chỉ làm tăng thêm gánh nặng và họ cảm thấy sợ, chỉ muốn làm sao có thể trả dứt nợ ngân hàng mà không cần vay nặng lãi, để rút giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về và cắt đứt quan hệ với ngân hàng. Muốn thực hiện được điều này là khơng thể, trừ khi có một ngoại lực khác tác động vào, một lượng vốn nhiều hơn với lãi suất thấp hơn.

Những hộ có diện tích đất lớn vay để sản xuất, và khả năng trả nợ bằng thu nhập của hộ tạo ra nên hiệu quả tín dụng là tốt. Một số hộ có thu nhập trung bình, vay tiền để xây nhà thì ảnh hưởng của việc vay vốn là xấu. Vay tiền cất nhà làm cho nông hộ rơi vào vịng nợ liên tục và số tiền đóng lãi hàng năm là khá cao. Vay tiền nhưng khơng có khả năng chi trả nên phải vay phi chính thức để trả nợ ngân hàng. Làm thủ tục vay được tiền ngân hàng thì lại lấy số tiền đó trả nợ vay phi chính thức, như thế dù mang danh nghĩa là có vay tiền ngân hàng nhưng số tiền đó khơng đến tay người nơng dân để đầu tư cho sản xuất.

Theo kết quả thống kê các hộ trong mẫu khảo sát thì có đến 73,09 chủ hộ cho rằng khi cần vay tiền họ sẽ ưu tiên vay ở nguồn tín dụng chính thức, 13,07% hộ cho rằng họ sẽ vay tiền ở tín dụng bán chính thức, và có 13,84% hộ cho rằng họ thích vay ở hình thức tín dụng phi chính thức hơn là hai hình thức kia (kết quả

này bao gồm những hộ không vay vốn, với câu hỏi nếu trong tương lai họ muốn vay thì họ sẽ chọn hình thức nào?).

Các hộ chọn hình thức vay tín dụng chính thức đều cho rằng thời hạn xem xét cho vay của ngân hàng là khá nhanh nếu có thủ tục đầy đủ thì hộ sẽ được vay liền trong buổi. Do sản xuất nông nghiệp mang tính chất mùa vụ và các nơng hộ thường vay tiền ở đầu vụ và cuối vụ năm sau thì tiến hành trả nợ. Vì vậy, số lượng hộ đi vay và hộ đi trả nợ đều tập trung trong một khoảng thời gian nhất định tại ngân hàng, làm ngân hàng quá tải và như vậy một số chủ hộ cho rằng họ phải chờ đợi lâu.

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn vay các nông hộ lựa chọn

Thủ tục để được vay tiền ngân hàng cũng đã đơn giản hơn trước rất nhiều, và khơng cịn phải trải qua nhiều công đoạn nữa. Ngày nay, các hồ sơ, biểu mẫu đều được in sẵn và chỉ cần chủ hộ mang đến địa phương xác nhận vào hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp, sau đó nhờ cán bộ tín dụng hướng dẫn là có thể vay được. Tuy nhiên, cũng có một số hộ vẫn cho rằng thủ tục vay vẫn còn nhiều rờm rà. Các chủ hộ cịn cho biết thêm vì tính chất của gia đình, khi thấy ơng bà hay người thân vay vốn ngân hàng, thì khi gặp khó khăn chủ hộ cũng có xu hướng đi vay ngân hàng hơn là vay ở các hình thức khác.

Hộ thích vay ở hình thức tín dụng bán chính thức thường là những hộ có người quen làm ở ủy ban xã, huyện và các tổ chức xã hội đồn thể. Khi đó chủ hộ sẽ được người thân của mình cung cấp thơng tin và lên danh sách để được vay vốn, nguồn vốn mà chủ hộ này vay là do ngân hàng cung cấp và hộ không cần phải thế chấp tài sản. Tuy là nguồn vốn của ngân hàng nhưng đây là hình thức bán chính thức vì chủ hộ được hội nơng dân, hội phụ nữ, hay các tổ chức xã hội

73,09% 13,84%

Những hộ chọn hình thức vay phi chính thức điều trả lời rằng, ngoại trừ lãi suất cao thì hình thức tín dụng phi chính thức có nhiều ưu điểm hơn hẳn. Đó là hộ khơng cần phải làm thủ tục hay không phải tốn hàng giờ để đợi được vay vốn, số tiền hộ vay được hộ có thể sử dụng tự do theo nhu cầu của mình,... Vì vậy, những chủ hộ này thường thích vay ở hình thức tín dụng phi chính thức hơn và đa số chủ hộ chỉ cần vốn trong thời gian ngắn, nên họ khơng phải đóng lãi nhiều. Về sai hẹn trả nợ, có 21,78% trong số 101 hộ có vay vốn tín dụng chính thức cho biết họ thường sai hẹn trả nợ từ 1 đến 2 lần, nguyên nhân là do trong gia đình chủ hộ có người bệnh phải lo điều trị, lo thuốc men dẫn đến thiếu vốn, một số khác vì phải lo cho con đi học đại học, cao đẳng nên cũng khơng đủ vốn, nếu phải vay nóng bên ngồi thì nợ lại chồng thêm nợ nên chủ hộ đành sai hẹn trả nợ cho các tổ chức tín dụng. Có 78,22% hộ trả nợ đúng hẹn vì những hộ này ln có trách nhiệm, đơi khi họ khơng đủ vốn khi đến hạn nhưng họ vẫn chấp nhận đi vay nóng chứ không để sai hẹn ngân hàng.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền vay tín dụng chính thức của nông hộ ở huyện tiểu cần tỉnh trà vinh (Trang 66 - 72)