- Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ theo kiểu tập trung phù hợp với đặc điểm của công ty và đảm bảo được sự tập trung thống nhất của lãnh đạo.
- Đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng, có ý thức trách
nhiệm cao trong công việc, thái độ làm việc nghiêm túc, có tinh thần đoàn kết,
sẵn sàng giúp đỡ, hướng dẫn nhau để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
- Công ty sử dụng phần mềm kế toán máy dựa theo hình thức kế toán
Chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức đơn giản, dễ ghi chép dễ áp dụng, dễ đối
chiếu, giảm thiểu được những sai sót trong quá trình ghi chép bằng tay, giúp tiết kiệm sức lao động. Đồng thời nó giúp cho việc quản lý chặt chẽ, đảm bảo
cung cấp thông tin kế toán đầy đủ, trung thực và kịp thời theo đúng yêu cầu
quản lý.
- Việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành là từng công trình, HMCT là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với cơ sở khoa
học và điều kiện thực tế của công ty, còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của từng công trình.
- Công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành là phương pháp trực
tiếp phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Đây là phương pháp đơn giản, thuận lợi trong việc tính giá thành.
- Công ty mở sổ theo dõi chi tiết chi phí cho từng công trình. Ở xí
nghiệp có mở sổ chi phí sản xuất như sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 627 cho
từng công trình, hạng mục công trình. Sổ chi tiết của các xí nghiệp thường xuyên đối chiếu với sổ chi tiết của công ty nhằm đảm bảo sự khớp đúng và kiểm tra lẫn nhau.
Bên cạnh những ưu điểm mà công ty đã đạt được, công tác hạch toán
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp vẫn có những tồn
tại một số vấn đề cần được điều chỉnh và hoàn thiện như:
Đối với các loại công cụ dụng cụ luân chuyển như đà giáo, ván
khuôn,…khi xuất dùng tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621). Điều này chưa đúng với bản chất của khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp.
Quá trình hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực
tiếp xây lắp và công nhân điều khiển máy thi công còn chưa hợp lý:
+ Theo chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp hiện hành thì các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên
điều khiển máy thi công được hạch toán vào TK 627 nhưng công ty lại hạch
toán vào TK 622.
+ Việc tính khoản trích kinh phí công đoàn không trích trên lương thực
tế phát sinh mà trích trên tiền lương cơ bản, điều này không đúng theo quy định.
Chi phí sử dụng máy thi công không theo dõi và hạch toán riêng mà
hạch toán và theo dõi chúng trong các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung nên khiến cho việc
quản lý chi phí sử dụng máy thi công trở nên khó khăn, gây khó kiểm soát cho
công tác quản lý tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cùng với kiến thức đã học ở trường
em mạnh dạn xin đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện
công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty.
Biện pháp 1: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp
a) Thực trạng tại công ty
Đối với những công cụ luân chuyển như đà giáo, ván khuôn, các lán trại
tạm thời,... khi xuất dùng công ty tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621). Điều này chưa đúng với bản chất của khoản mục chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp.
b) Đề xuất biện pháp
Khi xuất đà giáo, ván khuôn kế toán hạch toán vào chi phí sản xuất
chung
Nợ 627
Có 152
c) Hiệu quả dự kiến mang lại khi áp dụng đề xuất
Nếu công ty thực hiện như vậy sẽ giúp cho việc hạch toán chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp được chính xác hơn.
Biện pháp 2: Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
a) Thực trạng tại công ty
- Hiện nay, các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của công nhân trực tiếp xây lắp và
công nhân điều khiển máy thi công, công ty không hạch toán vào chi phí sản
xuất chung (TK 627) mà hạch toán vào chi phí công nhân trực tiếp (TK 622). Điều này không phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
- Việc tính khoản trích kinh phí công đoàn của cán bộ công nhân viên
công ty không trích trên lương thực tế phát sinh mà trích trên tiền lương cơ bản, điều này không đúng theo quy định.
trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên
điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý xí nghiệp được hạch toán vào chi
phí sản xuất chung (TK 627).
Vì vậy, hàng quý khi tính các khoản trích theo lương của công nhân viên thì kế toán phản ánh
Nợ 627
Có 338 (chi tiết 3382, 3383, 3384, 3389)
- Công ty phải trích KPCĐ là 2% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả.
c) Hiệu quả dự kiến mang lại khi áp dụng đề xuất
Nếu công ty thực hiện như vậy thì việc hạch toán các khoản khoản trích theo lương sẽ phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
Biện pháp 3: Hạch toán riêng chi phí sử dụng máy thi công
a) Thực trạng tại công ty
Hiện nay công ty không sử dụng tài khoản 623 để hạch toán chi phí sử
dụng máy thi công mà theo dõi và hạch toán chung trong các khoản mục chi
phí: sử dụng TK 621 để hạch toán chi phí nhiên liệu máy thi công vào khoản
mục nguyên vật liệu trực tiếp, sử dụng TK 622 để theo dõi chi phí tiền lương
công nhân lái máy, còn chi phí khấu hao máy thi công, dịch vụ mua
ngoài,...phục vụ máy thi công hạch toán vào TK 627.
Với cách hạch toán như vậy sẽ không phân biệt được khoản nào là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp với chi phí nhiên liệu máy thi công, chi phí công
nhân trực tiếp xây lắp với công nhân điều khiển máy thi công, chi phí sản xuất
chung phục vụ, quản lý xí nghiệp với chi phí dịch vụ,... phục vụ máy thi công.
Điều này gây khó khăn cho việc quản lý các chi phí sản xuất, không theo dõi
được sự biến động của các khoản mục chi phí trong giá thành thực tế với giá
thành dự toán để thấy được sự tăng, giảm các khoản mục chi phí, từ đó xem
tình hình thực hiện của xí nghiệp trong quá trình thi công có tiết kiệm được chi
phí hay không.
máy thi công để việc hạch toán được rõ ràng hơn.
Nội dung: Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí phát sinh
trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng xây lắp, bao
gồm :
+ Chi phí nhiên liệu máy dùng cho máy thi công.
+ Lương, các khoản phụ cấp của công nhân điều khiển máy thi
công, kể cả công nhân phục vụ máy thi công.
+ Chi phí khấu hao máy thi công.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí khác.
Tài khoản sử dụng : TK 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”.
Kết cấu TK 623:
Bên Nợ: Tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến máy thi công.
Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công vào bên nợ TK 154.
TK 623 không có số dư cuối kỳ.
TK 623 có 6 tiểu khoản cấp 2:
+ TK 6231 – Chi phí nhân công + TK 6232 – Chi phí vật liệu
+ TK 6233 – Chi phí dụng cụ sản xuất
+ TK 6234 – Chi phí khấu hao máy thi công
+ TK 6237 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6238 – Chi phí khác bằng tiền
Chứng từ, sổ sách liên quan + Nhật trình máy thi công + Bảng thanh toán tiền lương
+ Phiếu kế hoạch
+ Phiếu tạm xuất nhiên liệu
+ Phiếu xuất kho
+ Sổ theo dõi nhiên liệu tạm ứng
xuất được rõ ràng. Theo dõi được sự biến động của khoản mục chi phí sản xuất
trong tổng giá thành thực tế khi so sánh với giá thành dự toán thấy sự tăng,
giảm các khoản mục chi phí, từ đó tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện kiểm soát
Trải qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Quảng Trị em đã tìm hiểu hoạt động tổ chức công tác kế
toán, tìm hiểu các phần hành đặc biệt là phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Đây là cơ hội để em tiếp xúc với thực tế, so sánh, đối chiếu với lý thuyết đã học ở trường và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm
có ích cho bản thân.
Nhìn chung, công tác hạch toán kế toán của công ty về cơ bản đã đảm
bảo theo yêu cầu, tuân thủ đúng chế độ kế toán. Công ty đã và đang khẳng định
vị trí của mình trong cơ chế mới, từng bước tăng trưởng và phát triển về mọi
mặt và là một trong những công ty xây dựng Thuỷ lợi hàng đầu của ngành thuỷ
lợi Quảng Trị. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được công ty cũng
tồn tại cần khắc phục. Vì vậy, để có thể phát triển lớn mạnh hơn nữa công ty
phải luôn cố gắng kiện toàn bộ máy quản lý, đặc biệt là hoàn thiện công tác
hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tìm mọi cách tiết
kiệm chi phí hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu và thu được
lợi nhuận cao trong tương lai.
Mặc dù để hoàn thành đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ phòng kế toán công ty CP XD NN & PTNT QTrị và sự hướng
dẫn trực tiếp của cô giáo Đặng Thị Tâm Ngọc. Nhưng năng lực còn hạn chế,
kiến thức thực tế còn ít cũng như thời gian thực tập có hạn nên đề tài của em
còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của mọi người.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kế toán – Tài
chính, đặc biệt là cô giáo Đặng Thị Tâm Ngọc cùng các bác, các chú, anh chị trong công ty đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để em có thể
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
1. Khoa Kế toán Tài chính trường Đại học Nha Trang, Bài giảng Kế toán tài chính 1 và 2 , Giáo trình kế toán xây dựng cơ bản.
2. Bộ tài chính, Chế độ kế toán, quyển 1 và 2.
3. Công ty CP XD NN & PTNT Q.Trị, Tài liệu chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính của phòng kế toán
4. Nhà xuất bản thống kê, Hạch toán chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp
5. Một số khoá luận của các anh chị khoá trước