Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng trị (Trang 45 - 47)

 Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có chức năng, quyền hành cao nhất, trực

tiếp bổ nhiệm, bãi nhiệm, quyết định, khen thưởng, kỷ luật đối với hội đồng quản trị

và ban kiểm soát. Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Quyết định tổ chức

lại, giải thể công ty.

 Hội đồng quản trị: do đại hội cổ đông bầu ra, có quyền quyết định mọi

vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có các

quyền và nhiệm vụ sau: đề xuất, bổ sung, sửa đổi điều lệ khi cần thiết, đề xuất kế

hoạch kinh doanh hàng năm, phương hướng đầu tư phát triển. Chuẩn bị các phương

án phân phối lợi nhuận của công ty, trích lập các quỹ, … Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Phòng

Kế hoạch - Kỹ thuật

Xí nghiệp 1 Xí nghiệp 2 Xí nghiệp 3

Phòng Kế toán Phòng Tổ chức - Hành chính Ban kiểm soát Xí nghiệp 4 Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát: do hội đồng cổ đông bầu ra, có trách nhiệm kiểm soát mọi

hoạt động của công ty với vai trò độc lập, chịu trách nhiệm về những sai phạm gây

thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Ban giám đốc: gồm có 1 giám đốc và 1 phó giám đốc

- Giám đốc: là người đại diện cho công ty trước pháp luật và cơ quan Nhà nước. Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh

doanh, thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của công ty

trong những năm tới do hội đồng quản trị quyết định.

- Phó giám đốc: phụ trách phòng kỹ thuật, là người giúp cho giám đốc theo

dõi và quản lý về các vấn đề kỹ thuật trong sản xuất, chỉ đạo điều hành công tác khi

giám đốc đi vắng.

Phòng kế hoach – kỹ thuật: tham mưu cho giám đốc trong khâu xây dựng

kế hoạch, kiểm tra thực hiện kế hoạch, tổng hợp các báo cáo thống kê, lập các hợp đồng kinh tế, hoạch định các chiến lược kinh doanh. Lập dự toán công trình và lập phương án, biện pháp tổ chức thi công. Giao khối lượng công việc cho cácấi nghiệp

sản xuất. Quản lý và điều động xe máy, thiết bị thi công. Nghiệm thu công trình, tham gia kiểm kê khối lượng dở dang.

Phòng kế toán: tham mưu, giúp giám đốc trong việc thực hiện công tác kế

toán, thống kê theo đúng quy định của Nhà nước. Tổ chức theo dõi, ghi chép, tính

toán, phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, tiền vốn và kết quả sản xuất kinh doanh. Tính toán và trích nộp đúng, kịp thời các khoản nộp ngân sách, nộp cấp trên và trích lập các quỹ của công

ty. Lập các báo cáo kế toán theo quy định. Cung cấp thông tin về mặt tài chính kịp

thời, chính xác phục vụ cho việc quản lý của lãnh đạo công ty.

Phòng tổ chức – hành chính: công tác tổ chức hành chính chung của

công ty. Quản lý lưu trữ hồ sơ lý lịch và thống kê nhân sự hàng năm. Theo dõi, phổ

biến chế độ tiền lương, tiền công. Chỉ đạo công tác an toàn lao động, bảo hiểm xã hội, phòng cháy chữa cháy. Giải quyết chế độ nghỉ hưu cho cán bộ công nhân viên

nhân lực, thi đua khen thưởng. Thực hiện chế độ văn thư, lưu trữ , in ấn tài liệu liên

quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý con dấu của công ty theo đúng quy định của nhà nước.

Các xí nghiệp: là nơi trực tiếp thi công xây dựng các công trình. Mỗi xí

nghiệp đều có giám đốc xí nghiệp, cán bộ kỹ thuật, kế toán và thủ kho.

+ Giám đốc xí nghiệp: là người đại diện cao nhất trong xí nghiệp, chịu sự

quản lý trực tiếp của ban giám đốc công ty về mọi mặt. Trên cơ sở nhiệm vụ công

ty giao, chủ động tổ chức hoạt động sản xuất, tính toán các phương án đảm bảo, đề

xuất yêu cầu với ban giám đốc, các phòng ban hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ được giao để đạt kết quả cao nhất.

+ Kỹ thuật viên: cùng với giám đốc xí nghiệp chịu trách nhiệm về chất lượng

thi công các công trình. Nhận và nghiên cứu kỹ hồ sơ dự toán, thiết kế, bảo vệ thi công, qua đó lập phương án thi công. Nghiên cứu, tổ chức việc tập kết và bố trí sử

dụng vật tư theo từng phần của công trình. Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công. Khi công trình gần hoàn thành thì phải tập hợp các hồ sơ

biên bản nghiệm thu nhật ký công trình, bản vẽ kỹ thuật, hồ sơ dự toán, bản vẽ thiết

kế thi công để báo cáo lên giám đốc xí nghiệp, đội trưởng.

+ Kế toán đội: thực hiện việc ghi chép sổ sách về vật tư, theo dõi công nợ và chấm công. Tham gia thanh toán quyết toán khối lượng công trình hoàn thành, đề

xuất việc thanh toán công nợ với giám đốc xí nghiệp. Định kỳ chuyển số liệu lên

phòng kế toán của công ty.

+ Thủ kho: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho và ghi vào thẻ kho.

Căn cứ vào các hợp đồng giao nhận thầu đã ký với Ban quản lý công trình,

công ty giao khối lượng công việc cho các xí nghiệp. Từ đó các xí nghiệp triển khai

kế hoạch sản xuất, thi công đúng đồ án thiết kế, đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo

chất lượng công trình và tiến độ thi công công trình. Định kỳ các xí nghiệp báo cáo

tìn

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn quảng trị (Trang 45 - 47)