Khởi tạo các TAG trao đổi dữ liệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Lắp ráp hệ thống sản xuất linh hoạt (MPS) (Nghề: Cơ điện tử): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ (Trang 66 - 70)

6. Viết chương trình giám sát WINCC cho các trạm MPS

6.3. Khởi tạo các TAG trao đổi dữ liệu

Lúc này ta đã tạo được giao thức kết nối giữa WinCC và PLC S7 400. Việc tiếp theo là khởi tạo các Tag truyền thông để trao đổi dữ liệu giữa WinCC với CPU của PLC. Ta click chuột phải vào Driver MASTER mà ta vừa khời tạo xong, và chọn New Group để chứa các Tag có cùng thuộc tính. Đối với Project này ta tạo 5 Tag Group là 5 trạm Slave : Trạm phân phối (Distribution), Trạm kiểm tra (Testing), Trạm gia công (Processing), Trạm tay gắp (Handling) và Trạm phân loại (Sorting).

Trong các Tag Group của các trạm ta khai báo các Tag truyền thông để giao tiếp giữa WinCC với PLC. Ví dụ ta tạo Tag PART_AV trong Tag Group TRAM_DISTRIBUTE, đây là Tag cập nhật dữ liệu cho bit PART_AV có địa chỉ trên PLC là I0.0. Do dữ liệu byte IB 0 ngõ vào của PLC đã được gởi lên MASTER S7 400 và chứa trong Byte MB10, vì vậy để lấy trạng thái của Bit I0.0 thì ta khai báo Tag trên Master có địa chỉ M10.0 :

Đặt tên Tag là PART_AV rồi chọn SELECT đề vào hộp thoại khai báo địa chỉ của Tag PART_AV

Tương tự đối với các Tag khác của Trạm Distribution cũng như của các trạm khác. Để biết địa chỉ cụ thể tương ứng của các ngõ vào/ra trên PLC Slave truyền vào MASTER là bao nhiêu ta cần xem khai báo phần cứng Hardware của PLC ở phần khai báo vùng dữ liệu truyền thông.

Bây giờ ta đã tạo xong các Tag trao đổi dữ liệu giữa WinCC với PLC mà cụ thể là CPU S7 400. Tiếp theo ta sẽ thiết kế phần giao diện đồ họa HMI bằng cách dùng Graphic Design của WinCC. Từ cửa sổ Window Control Center, nhắp chuột phải vào Graphic Designer và chọn Open.

Chương trình Graphic Designer mở ra như sau:

Bằng các công cụ hỗ trợ từ PHOTOSHOP và VISIO ta có thể xử lý các hình chụp các thiết bị thực sau đó đưa vào thư viện của Graphic Designer từ đó có thể sử dụng để thiết kế các hình ảnh giao diện của các trạm một cách nhanh chóng gần gũi với

thiết bị thực hơn. Đây cũng được xem là một phương pháp để tạo thư viện Graphic cho việc thiết kế giao diện WinCC.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lắp ráp hệ thống sản xuất linh hoạt (MPS) (Nghề: Cơ điện tử): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)