Kiểm định giả thuyết thống kê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm chương “điện tích điện trường” vật lí 11 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại (Trang 79 - 86)

Đồ thị 3.2 Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của nhóm TNg và nhóm ĐC

3.4.4 Kiểm định giả thuyết thống kê

Để kết luận kết quả học tập của nhóm TNg cao hơn nhóm ĐC là ngẫu nhiên hay do việc áp dụng PPDH đã được đề cập đến, chúng tơi tiếp tục phân tích số liệu bằng phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê

- Các giả thuyết thống kê:

+ Giả thuyết H0: “Sự khác nhau giữa giá trị trung bình điểm số của nhóm

TNg và nhóm ĐC khơng có ý nghĩa”.

+ Giả thuyết H1: "Điểm trung bình của nhóm TNg cao hơn điểm trung bình

của nhóm ĐC một cách có ý nghĩa”.

- Để kiểm định giả thuyết, ta cần xác định đại lượng kiểm định t theo công thức: . TN DC TN DC p TN DC n n X X t S n n − = + (1) với ( ) 2 ( ) 2 DC TN 1 . 1 . 2 TN TN DC p DC n S n S S n n − + − = + − (2)

Sau khi tính được t, chúng ta tiến hành so sánh nó với giá trị tới hạn tα được tra trong bảng Student ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do f = nTNg + nĐC - 2 để rút ra kết luận:

- Nếu t ≥ tα thì sự khác nhau giữa X TNg và X ĐC là có ý nghĩa.

- Nếu t < tα thì sự khác nhau giữa X TNg và X ĐC là khơng có ý nghĩa.

Sử dụng cơng thức (1) và (2) với các số liệu: X TNg = 6.75; X ĐC = 6.03;

nTNg =135; nĐC = 136; STNg = 1.76 ; SĐC = 1.80

⇒ thu được kết quả: SP =1.78; t =3.33.

Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0.05 và bậc tự do f với: f = nTN + nĐC – 2 = 269, ta có tα = 1.96.

Qua tính tốn kết quả thực nghiệm, nhận thấy điều kiện t ≥ tα được thỏa mãn nghĩa là giả thuyết Ho bị bác bỏ, tức là sự khác nhau giữa X TN và X ĐC là có ý

Từ những kết quả trên cho thấy: điểm trung bình của các bài kiểm tra ở nhóm TNg cao hơn so với điểm trung bình của các bài kiểm tra ở nhóm ĐC. Điều đó có nghĩa là tiến trình DH theo phương pháp nhóm với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại mang lại hiệu quả cao hơn tiến trình DH thơng thường.

Kết luận chương 3

Qua q trình TNSP, với việc xử lí và phân tích kết quả cả về mặt định tính lẫn định lượng, chúng tơi đã có cơ sở để khẳng định:

- Sử dụng PPDH nhóm với sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại làm cho giờ học diễn ra sôi nổi. HS làm việc nhiều hơn, tích cực hơn. HS được rèn luyện các kĩ năng giải quyết vấn đề học tập, hình thành được thái độ tích cực trong học tập và hợp tác. GV đóng vai trò là người tổ chức, điều khiển và hướng dẫn HS trong hoạt động tìm kiếm kiến thức thay vì q trình truyền thụ thơng tin một chiều như trước đây.

- Kết quả thống kê toán học cho thấy kết quả học tập của HS nhóm TNg cao hơn kết quả học tập của HS nhóm ĐC với độ tin cậy cao.

- Kết quả kiểm định giả thuyết thống kê cho thấy sự khác biệt giữa kết quả học tập ở nhóm TNg và nhóm ĐC là sự khác biệt có ý nghĩa.

Như vậy, việc vận dụng PPDH nhóm với sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại trong DH chương “Điện tích – Điện trường” Vật lí 11 THPT đã thực sự mang lại hiệu quả cao trong DH vật lí.

KẾT LUẬN

Đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài “Tổ

chức hoạt động dạy học theo nhóm chương “Điện tích - Điện trường” Vật lí 11 trung học phổ thơng với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại”, luận

văn đã đạt được những kết quả sau:

1. Góp phần bổ sung cơ sở lí luận của PPDH theo nhóm với sự hỗ trợ của

PTDH hiện đại. Cụ thể là luận văn đã đưa ra các biện pháp giúp GV tổ chức giờ DH nhóm thành cơng, đưa ra dấu hiệu tổ chức bài DH theo nhóm: Kiến thức mới được xây dựng trên kiến thức cũ; bài học nghiên cứu một định luật bằng thực nghiệm; kiến thức vật lí có nhiều tranh luận; bài ơn tập củng cố kiến thức. Đề xuất được qui trình DH theo nhóm. Vai trị của các PTDH hiện đại trong DH học vật lí. Từ đó, phân tích sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại trong DH theo nhóm.

2. Điều tra thực trạng sử dụng PTDH hiện đại trong DH vật lí và tổ chức DH

nhóm tại một số trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trên cơ sở đó biết được những thuận lợi và khó khăn của GV khi tiếp cận với PPDH mới, đồng thời lắng nghe ý kiến của HS xung quanh vấn đề đổi mới PPDH trong nhà trường hiện nay.

3. Đề xuất việc lựa chọn kiến thức có thể tổ chức DH nhóm trong chương

“Điện tích – Điện trường” với các hình thức nhóm khác nhau.

4. Đề xuất qui trình xây dựng hệ thống kho tư liệu sử dụng trong DH nhóm và

xây dựng hệ thống kho tư liệu sử dụng trong DH nhóm chương “Điện tích – Điện trường” bằng cách khai thác từ nhiều nguồn: từ internet, từ đĩa CD, VCD, DVD vật lí, từ các chương trình truyền hình, từ các phần mềm DH, từ các nguồn khác...Từ những nguồn này, chúng tơi đã khai thác được 15 hình ảnh, 25 phim TN và 30 TN mơ phỏng.

5. Đề xuất qui trình và biện pháp sử dụng PTDH hiện đại trong tiến trình DH

nhóm, cụ thể: sử dụng PTDH hiện đại trong giai đoạn giao nhiệm vụ; giai đoạn thảo luận nhóm và giai đoạn trình bày, đánh giá kết quả.

6. Đề xuất quy trình thiết kế bài DH theo phương pháp nhóm với sự hỗ trợ

của các PTDH hiện đại và sử dụng quy trình đã đề xuất để thiết kế 4 giáo án trong chương “ Điện tích - Điện trường” Vật lí 11 THPT.

7. Tiến hành TNSP để kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và

tính khả thi của đề tài. Kết quả TNSP cho phép khẳng định: Giả thuyết khoa học của đề tài là hoàn toàn đúng đắn, nghĩa là DH theo phương pháp nhóm với sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại vào DH chương “Điện tích – Điện trường” Vật lí 11 THPT giúp HS phát huy tính tích cực, tự lực và hợp tác trong học tập. Từ đó, nâng cao chất lượng DH vật lí ở trường THPT.

 Qua q trình thực hiện đề tài, đặc biệt là q trình TNSP, chúng tơi có một số đề xuất như sau:

- Nhà trường cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho việc DH như: trong các phịng học phải có máy chiếu, MVT được kết nối mạng Internet, phịng học phải có kích thước hợp lý để tất cả các nhóm có khơng gian làm việc và GV có thể quan sát sự làm việc của các nhóm, bàn ghế trong lớp cơ động, có thể kê được các bàn liền kề với nhau hoặc hai bàn quay mặt vào nhau để HS thuận tiện trong q trình hình thành nhóm, số lượng HS trong lớp học khơng nên q đông;

- Nên tổ chức các lớp học bồi dưỡng thường xuyên cho GV về việc áp dụng PPDH theo nhóm với sự hỗ trợ của các PTDH hiện đại vào DH.

- HS cần phải làm quen với phương pháp nhóm trước khi tham gia vào tiết học được tổ chức theo nhóm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008

về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục giai đoạn 2008- 2012, Hà Nội.

2. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình

dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Ngơ Thị Thu Dung (2001), Mơ hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp, Tạp chí Giáo dục, (3), tr. 21-22.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành TW Đảng khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết lần thứ 4 Ban Chấp hành TW

Đảng khố XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Huỳnh Thị Đức Hạnh (2006), Khai thác và sử dụng phần mềm Working Model

trong dạy học vật lý ở trường THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại

học Sư phạm, Đại học Huế.

7. Tống Huy Hoàng (2009), Thiết kế bài dạy học theo lý thuyết nhóm với sự hỗ

trợ của máy vi tính trong dạy học phần Động lực học Vật lý 10 THPT, Luận văn

thạc sĩ Giáo dục học.

8. Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy

vi tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Vinh.

9. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) (2006), Vật lý 11 nâng cao, Sách giáo

khoa, NXB Giáo dục, Hà Nội.

10. Đào Thái Lai (2006), Công nghệ thông tin trong dạy học ở TH, NXB Giáo dục, Hà Nội.

11. Trần Thị Ngọc Lan, Vũ Thị Minh Hằng (2005), “Áp dụng dạy học hợp tác trong dạy học tốn ở tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, (125), tr. 15-16.

12. Ngô Tấn Minh (2010), Tổ chức hoạt động dạy học hợp tác nhóm với sự hỗ

trợ của công nghệ thông tin trong dạy học phần Điện từ Vật lí 11 Trung học phổ thơng nâng cao, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm, Đại Học

13. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

14. Hoàng Phê (2009), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

15. Hồ Thị Bạch Phương (2007), Nâng cao hiệu quả dạy học Vật lý ở trường

trung học phổ thông thông qua các biện pháp tổ chức hoạt động học hợp tác nhóm,

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm, Đại Học Huế.

16. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học đại cương, Tập 1, NXB Hà Nội. 17. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

18. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận

thức của HS trong dạy học VL ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Chu Hồng Thắng (2010), Sử dụng máy vi tính và các thiết bị ngoại vi nhằm hiện đại hoá phương tiện dạy học trong nhà trường, Tạp chí Giáo dục, (9), tr. 47-49.

20. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh (2002), Một số vấn đề

hiện nay của PPDH đại học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Lê Công Triêm (2004), Nghiên cứu chương trình vật lý phổ thơng, Bài giảng cho học viên cao học ngành Lí luận và phương pháp dạy học mơn Vật lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.

22. Mai Văn Trinh (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học Vật lí ở trường THPT nhờ

việc sử dụng MVT và các phương tiện dạy học hiện đại, Luận án Tiến sĩ Khoa học

Giáo dục, Đại học Vinh.

23. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

24. Nguyễn Thị Hồng Việt (2008), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh

trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. N.M. Zvereva (2005), Tích cực hóa tư duy của học sinh trong giờ học vật lí, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm chương “điện tích điện trường” vật lí 11 trung học phổ thông với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w