Tổ chức kiểm tra và xử lý chứng từ kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 84 - 85)

- Các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết:

c. Tổ chức kiểm tra và xử lý chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán trước khi ghi sổ phải được kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảo tính trung thực, tính hợp pháp và hợp lý của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh phản ánh trong chứng từ, chỉnh lý những sai sót (nếu có) trong chứng từ nhằm đảm bảo ghi nhận đầy đủ các yếu tố cần thiết của chứng từ và tiến hành các công việc cần thiết để ghi sổ kế tốn. Kiểm tra chứng từ kế tốn có ý nghĩa

96

quyết định đối với chất lượng của công tác kế tốn, vì vậy cần phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra chứng từ kế toán trước khi tiến hành ghi sổ kế toán.

Nội dung kiểm tra chứng từ kế tốn bao gồm:

- Kiểm tra tính trung thực và chính xác của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ kế toán nhằm đảm bảo tính trung thực và chính xác của thơng tin kế tốn;

- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trong chứng từ kế tốn nhằm đảm bảo khơng vi phạm các chế độ chính sách về quản lý kinh tế tài chính;

- Kiểm tra tính hợp lý của nghiệp vụ kinh tế tài chính phản ánh trong chứng từ nhằm đảm bảo phù hợp với các chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu dự toán hoặc các định mức kinh tế, kỹ thuật hiện hành, phù hợp với giá cả thị trường, với điều kiện hợp đồng đã ký kết,...;

- Kiểm tra tính chính xác của các chỉ tiêu số lượng và giá trị ghi trong chứng từ và các yếu tố khác của chứng từ.

Sau khi kiểm tra chứng từ kế tốn đảm bảo các u cầu nói trên mới dùng chứng từ để ghi sổ kế toán như: Lập bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, lập bảng tính tốn phân bổ chi phí (nếu cần), lập định khoản kế toán,...

Một phần của tài liệu Giáo trình Nguyên lý kế toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)