Đơn vị tính Nghèo (n=35)
Cận nghèo (n=15)
Số nhân khẩu điều tra Người 145 65
Số lao động chính Người 68 35
Số lao động nữ Người 38 16
Số hộ điều tra Hộ 35 15
Số nhân khẩu /hộ Người/hộ 4,1 4,3
Số lao động/hộ Người/hộ 1,9 2,3 Tỷ lệ trình độ văn hóa chủ hộ(%) Mù chữ (%) 24,8 14,5 Tiểu học 66,9 77,6 Cấp 2 8,3 7,9 Cấp 3 0 0
Sơ cấp, trung học, cao
đẳng, đại học 0 0
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua điều tra 50 hộ trong đó có 35 hộ nghèo và 15 hộ cận nghèo ta thấy: + Đối với 35 hộ nghèo được điều tra thì có 145 nhân khẩu cịn đối với hộ 15 hộ cận nghèo thì có thì có 65 nhân khẩu, có nghĩa là bình qn mỗi hộ nghèo có 4,1 khẩu/hộ và đồng thời số nhân khẩu bình quân của mỗi hộ cận nghèo là 4,3 khẩu/hộ. Điều tra này cho ta thấy số nhân khẩu bình quân của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhóm hộ cận nghèo, đó là yếu tố gây ảnh hưởng tới số lao động bình qn/hộ.
+ Ở nhóm hộ nghèo bình quân mỗi hộ1,9 lao động tuy nhiên đối với nhóm hộ cận nghèo trung bình mỗi hộ có 2,3 lao động. Có thể thấy rằng số nhân khẩu bình qn/hộ có ảnh hưởng tới số lao động bình qn/hộ và có quyết định tới sự phân chia nhóm hộ.
+ Trình độ văn hóa của chủ hộ cũng như thành viên trong hộ cũng ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận và áp dụng các khoa kỹ thuật cũng như định hướng cách làm ăn vào trong sản xuất và khả năng xử lý các nguồn thơng tin có liên quan tới hoạt động sản xuất hàng ngày của hộ. Ở nhóm hộ nghèo chủ hộ chiếm tới 24,8% là mù chữ hoặc hoặc cấp 1 với 66,9%, và cấp 2 chỉ chiếm có 8,3%. Cịn ở nhóm hộ cận nghèo thì chủ hộ mù chữ cũng chiếm tới 14,4%, học cấp 1 chiếm 77,6% và cấp 2 chiếm 7,9%.
Qua đó ta thấy nhóm hộ nghèo và cận nghèo đều có tỷ lệ mù chữ rất cao. Điều này cho ta thấy rằng khẳ năng tiếp nhận thông tin và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là cực kì thấp.
4.2.2.3. Đặc điểm về sử dụng đất của nhóm hộ điều tra
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng gắn liền với lao động sản xuất hàng ngày của người nông dân. Đặc biệt đất đai ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và phân bố của ngành nông nghiệp. Nghiên cứu về đặc điểm của đất đai nhằm chỉ ra thực trạng sử dụng đất, nguồn lực đất và tiềm năng sử dụng đất đối với hoạt động sản xuất của người dân địa phương.