Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Các hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
3.4.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo đói
Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã
Tỷ lệ nghèo là số phần trăm về số người hoặc số hộ có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo trong tổng số người hoặc số hộ được nghiên cứu.
Cơng thức tính:
Tỷ lệ nghèo (%) =
Số người (hoặc hộ) được nghiên cứu có thu nhập (chi tiêu) bình quân đầu người thấp
hơn chuẩn nghèo
× 100 Tổng số người (hoặc hộ) được nghiên cứu
Thu nhập của hộ
Khái niệm: Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Gồm giá trị sản phẩm và các nguồn thu tính được của hộ, được sử dụng để chi cho đời sống và tích lũy. Để phản ánh chính xác mức độ đói nghèo và thực trạng trong đời sống của hộ, em tiến hành nghiên cứu chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người theo tháng.
Cơng thức: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.
Hệ thống các chỉ số
Các chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm:
+ Tuổi thọ bình quân được phản ánh bằng số năm sống.
Khái niệm: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh là chỉ tiêu thống kê chủ yếu của bảng sống, biểu thị triển vọng một người mới sinh có thể sống được bao nhiêu năm nếu như mơ hình chết hiện tại được tiếp tục duy trì.
Cơng thức:
e0 = T0 l0 Trong đó: e0
- Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh; T0
- Tổng số người năm của những người mới sinh trong Bảng sống sẽ tiếp tục sống được: l0
+ Trình độ giáo dục được đo bằng cách kết hợp giữa tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ người đi học đúng độ tuổi.
+ Mức độ thu nhập bình quân đầu người theo sức mua tương đương.
+ HDI được tính theo phương pháp chỉ số, có giá trị lớn nhất bằng 1, nhỏ nhất bằng 0.
+ Tỷ lệ % người dân khơng có khả năng tiếp cận với nguồn nước sạch. + Tỷ lệ % người dân khơng có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế. + Tỷ lệ % trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.
3.4.4.2.. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả
+ Tốc độ phát triển liên hồn.
+ Gía trị sản xuất (GO): là tồn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ tạo ra trong nông hộ một giai đoạn nhất định (thường là một năm).
Cơng thức tính: GO = ∑Qi * Pi Trong đó:
Qi: là khối lượng sản phẩm loại i Pi: là giá trị cả sản phẩm i
+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ những chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng vào quá trình sản xuất.
Cơng thức tính: IC = ∑Ci Trong đó:
Ci: là khoản chi phí thứ i trong vụ sản xuất
+ Gía trị gia tăng (VA): là kết quả thu được sau khi trừ đi chi phí trung của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất.
Cơng thức tính: VA = GO – IC
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): là thu nhập của người nông dân bao gồm thu nhập của công lao động và lợi nhuận khi sản xuất một đơn vị sản phẩm. Cơng thức tính: MI = VA – ( A+T)
Trong đó:
A: Là giá trị khấu hao tài sản cố định T: Là tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp
3.4.4.3. Các phương pháp xác định chuẩn nghèo
Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chỉ tiêu
- Đây là phương pháp các chuyên gia Ngân hàng thế giới (WB) khởi xướng và cũng là phương pháp dược nhiều quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế công nhận và sử dụng trong việc xác định chuẩn nghèo ở cấp quốc gia hoặc sử dụng trong các dự án lớn. Nội dung cơ bản của phương pháp này là dự vào nhu
cầu chỉ tiêu để đản bảo các nhu cầu cơ bản của con người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội.
- Bước một là xác định nhu cầu chi tiêu cho lương thực thực phẩm (nhu
cầu ăn uống để tồn tại). Để xác định được nhu cầu này người ta xác định rõ hàng hóa để bình qn hàng ngày một người có được 2.100Kcal, rổ hàng hóa khoảng 40 mặt hàng. (rổ hàng hóa tính cho Việt Nam cũng 40 mặt hàng xếp thành 16 hàng hóa: gạo các loại; đậu phụ; đường, mật, sữa, bánh kẹo, mứt; nước mắm, nước chấm; chè, cà phê; rượu, bia; đồ uống khác; đỗ các loại: lạc, vừng; rau các loại; quả chín); tù rổng hàng hóa này ta xác định được số tiền cần thiết chi tiêu cho lương thực thực phẩm. Tuy nhiên, giá cả của rổ hàng hóa thành thị, nông thôn và các vùng rất khác nhau, vì vậy người ta phải lấy giá trị trung bình của rổ hàng hóa này.
- Bước hai là xác định nhu cầu chi tiêu cho lương thực thực phẩm (7 nhu
cầu cơ bản cịn lại). Thơng thường chi cho lương thực, thực phẩm chung của dân cư chiếm khoảng 60% tổng chỉ tiêu, còn 40% là nhu cầu phi lương thực thực phẩm. Đối với nhóm giàu tỷ lệ tương ứng là 50% và 50%, đối với nhóm đối tượng nghèo 70% chỉ tiêu cho như cầu lương thực, thực phẩm, còn 30% chi tiêu cho phi lương thực, thực phẩm (ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội).
- Bước ba là xác định tổng nhu cầu chi tiêu cho lương thực, thực phẩm
(LTTP) và phi lương thực, thực phẩm.
- Tổng chi tiêu = chi tiêu cho LTTP+ chi tiêu cho phi LTTP
- Giá trị bằng tiền của tổng chi tiêu được gọi là đường nghèo chung hay còn gọi là chuẩn nghèo cao.
- Gía trị bằng tiền của chi cho lương thực, thực phẩm là đường nghèo lương thực, thực phẩm hay còn gọi là chuẩn nghèo thấp.
- Cũng bằng phương pháp trên, theo tổng cục thống kê đã chuyển từ mức chi tiêu sang mức thu nhập để mọi người dễ hiểu và thuận lợi hơn cho việc
điều tra khảo sát và tính tốn tỷ lệ nghèo đói. Những người có thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo chung được xếp vào nhóm người nghèo, cịn những ai có thu nhập thấp hơn mức chi tiêu cho lương thực, thực phẩm (đường nghèo LTTP) thì được xếp vào nghèo về LTTP.
- Một điều đáng lưu ý là khi xác định người nghèo phải gắn chặt với tính thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình. Tuy vậy tỷ lệ hộ nghèo không đồng nghĩa với tỷ lệ người nghèo, thơng thường trong một quốc gia thì tỷ lệ người nghèo bao giờ cũng cao hơn tỷ lệ hộ nghèo.
Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so sánh với thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình
- Phương pháp này cũng rất khoa học và tương đối đơn giảm, một số nước phát triển ở Châu Á và Mỹ đã sử dụng, họ cho rằng người nghèo là những người có thu nhập khơng đủ để chi trả cho lương thực, thực phẩm và các dịch vụ xã hội. Do vậy, người ta xác định chẩn nghèo bằng khoảng ½ thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình trong cả nước, tuy nhiên Mỹ và Nhật Bản còn chia cụ thể cho các đối tượng khác nhau, cụ thể chuẩn nghèo vào năm 2001 ở Mỹ đối với người sống một mình, khơng có người ăn theo dưới 65 tuổi là 8,404 USD; đối với gia đình 9 người là 39,223 USD; đối với gia đình 4 người là 7,940 USD.
- Tuy nhiên có tài liệu khác do trung tâm phát triển nguồn nhân lực Châu Á phối hợp với trung tâm Nghiên cứu số dân và nguồn lao động. Bộ LĐTB&XH cho rằng “theo quan niệm chung của nhiều nước, hộ nghèo có mức thu nhập dưới 1/3 mức trung bình của xã hội”, theo chuẩn này thì vào năm 1993 cả thế giới có 1,1 tỷ người nghèo.
- Theo đề tài phương pháp xác định chuẩn nghèo, do bộ TBLĐ&XH thực hiện năm 2005, thì việc lấy chuẩn nghèo bằng 1/2 hay 1/3 thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình là phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi nước, song biên độ dao động của chuẩn nghèo sẽ nằm trong 1/2 và 1/3 mức thu nhập bình quân, nước phát triển (nước giàu) thu nhập cao, chi phí đắt đỏ có thể
lấy mức 1/2, nước chậm phát triển có thể lấy mức 1/3, nước đang phát triển có thể lấy ở khoảng giữa của 1/2 và 1/3 mức thu nhập bình quân đầu người. Nước ta được xếp vào nhóm nước đang phát triển, vào thời điểm năm 2002 thu nhập bình quân đầu người là 4,281 nghìn đồng, thì chẩn nghèo là 1,875 nghìn đồng, tương đương với 156,250 nghìn đồng/người/tháng. Năm 2005 ước tính thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình là 5,183 nghìn đồng/người/năm (tính theo tốc độ tăng bình qn của thời kì 1998 -2002 là 6,85% một năm) thì chuẩn nghèo là 2,159 nghìn đồng/người/năm, tương đương 179,9 nghìn đồng/tháng.
Cơng thức tính cụ thể cho nước ta như sau: - CNj= (TNj/3):2
Trong đó:
+ CNj là chuẩn nghèo năm thứ j
+ TNj là thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình năm thứ j - Trong trường hợp này thì chuẩn nghèo được lấy ở khoảng của 1/2 và 1/3 thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình.
- Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính tốn và nó gắn rất chắc với tốc độ tăng thu nhập của dân cư, ít tốn kém kinh phí vì có thể sử dụng số liệu có sẵn, các địa phương cũng tự tính được chuẩn nghèo của mình.
Phần 4
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI XÃ XUÂN NỘI HUYỆN TRÀ LĨNH - TỈNH CAO BẰNG