Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Xuân Nội là một xã vùng III của huyện Trà Lĩnh cách trung tâm huyện 7km diện tích tự nhiên là 29,43km² .Địa giới hành chính được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp Trấn Long Bang thị xã Tĩnh Tây địa cấp thị Bách Sắc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc và xã Tri Phương, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng
- Phía Đơng giáp với xã Quag Trung, xã Trung Phúc(Trùng Khánh) - Phía nam giáp với xã Phi Hải( huyện Quảng Uyên)
- Phía tây giáp với xã Cao Chương và Thị Trấn Hùng Quốc.
4.1.1.2. Địa hình của xã
Xã Xn Nội có địa hình hết sức khó khăn, 2/3 diện tích tự nhiên là đồi núi. Địa hình phần lớn là đồi núi thấp xen kẽ với những dải đồng bằng khá rộng cùng với hệ thống suối, ao hồ dày đặc. Độ cao trung bình từ 650m đến 1.200m có độ dốc trên 25°, chủ yếu là đá Granit, đá vôi và phiến thạc mica. 4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Xuân Nội chịu ảnh hưởng của khí hậu á nhiệt đới gió mùa, hình thành hai mùa nóng – lạnh rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa Đơng Nam nên thường nóng gắt về ban ngày, mát mẻ về ban đêm, nhiệt độ trung bình là 19,70C, nhiệt độ cao nhất là 36,30C. Mưa nhiều, lượng mưa trung bình đo được từ 1.700 mm-1.800 mm, nhất là vào các tháng 6, 7, 8 thường xảy ra lũ lụt, làm xói mịn đất ven sơng. Độ ẩm cao
chiếm tới 87%. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc nên khí hậu khơ hanh, độ ẩm thấp. Mưa ít, lượng mưa trung bình khoảng 900 mm, thấp nhất là 605 mm. Thường xảy ra sương muối từ 3 đến 5 ngày, có năm kéo dài 15-20 ngày. Những tháng giao mùa từ mùa lạnh sang mùa nóng (khoảng cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 âm lịch) thường xảy ra mưa đá ở một số vùng, gây thiệt hại về hoa màu, nhà cửa. Do vậy nên Xuân Nội có hệ thống suối, ao hồ dày đặc.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Đất đai của xã chủ yếu là đá Granit, đá vôi và phiến đá thạch mica. Đất
chủ yếu là đất đỏ, đất sét, đất feralitcủa xã phù hợp cho trồng cây hàng năm, cây ăn quả, cây cơng nghiệp...
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Xuân Nội giai đoạn 2016- 2018
Loại cây 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển(%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 BQC Lúa 172 41,84 172 41,14 172 35,98 100 100 100 Ngô 200 48,66 205 48,04 213 49,76 102,5 103,9 101,36 Khoai tây 2 0,48 2 0,47 2 0,46 100 100 100 Lạc 3 0,72 3 0,71 3 0,70 100 100 100 Đỗ tương 34 8,27 36 8,61 38 8,87 105,8 105,5 99,71 Tổng 411 100 418 10 428 100 101,7 102,3 100,59
(Nguồn: UBND xã Xuân Nội) Qua bảng trên ta thấy tình hình sử dụng đất của xã có sự tăng giảm cụ
thể: diện tích đất trồng ngơ năm 2017 là 205ha tăng 5ha so với năm 2016 là 200ha, năm 2018 là 213ha tăng 8ha so với năm 2017 là 205ha. Diện tích đất trồng đỗ tương năm 2017 là 36ha tăng 2ha so với năm 2016 là 34ha, năm 2018
là 38ha tăng 2ha so với năm 2017 là 36ha cịn diện tích trồng lúa, khoai tây và lạc khơng có sự thay đổi qua 3 năm.
Diện tích đất trồng ngơ cao nhất trong các loại cây trồng vì giá trị sản xuất và năng suất cao. Do nguyên nhân sâu bệnh, thiên tai, và giá cả thị trường không ổn định nên sự gia tăng diện tích đất trồng là khơng đáng kể.
b. Tài nguyên nước
Hệ thống suối ao hồ dày đặc,lượng mưa lớn là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Được sự hỗ trợ của đảng và nhà nước hệ thống đập tràn và trạm bơm nước nhằm cung cấp nguồn nước sạch và cho tưới tiêu đã được thực hiện. Tuy nhiên do địa hình phức tạp nên đập chữa chưa được xây dựng nhiều, công tác xây dựng chưa đồng bộ nên nước chưa đủ cung cấp cho tồn xã cho cơng tác sinh hoạt và tưới tiêu.
c. Tài nguyên rừng.
Gồm chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rường sản xuất với tổng
diện tích là 2392,65ha trong đó: Đất rừng sản xuất: 659,9ha Đất rừng phòng hộ:1732,75ha