VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý ngành
3.4. Cơ quan CITES và cứu hộ động vật hoang dã
3.4.1. Cơ quan CITES Việt Nam
Việt Nam tham gia vào Cơng ước về thương mại quốc tế các lồi động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121/178 quốc gia. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao là Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước.
Để thực thi các nghĩa vụ đã cam kết trong khuôn khổ Công ước CITES, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống chính sách về bảo vệ và buôn bán động thực vật hoang dã tương đối đầy đủ ở nhiều mức độ từ chính sách, văn bản luật và dưới luật, phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam và phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như CITES, Bộ Luật hình sự năm 2017 và Luật Lâm nghiệp năm 2017.
3.4.2. Cứu hộ động vật hoang dã
Hiện nay cả nước có 7 Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã trực thuộc 03 Vườn Quốc gia và 02 Chi cục Kiểm lâm gồm: Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp và Trung tâm cứu hộ rùa thuộc VQG Cúc Phương; Trung tâm cứu hộ Gấu thuộc VQG Tam Đảo; Trung tâm cứu hộ Gấu và Trung tâm cứu hộ linh trưởng thuộc VQG Cát Tiên; Trung tâm cứu hộ ĐVHD Sóc Sơn thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Nội và Trung tâm cứu hộ ĐVHD Củ Chi thuộc Chi cục Kiểm lâm Tp. HCM
- Thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động lâm nghiệp, khuyến khích và hỗ trợ thành lập các hội, hiệp hội về lâm nghiệp, ngồi các tổ chức đã có truyền thống từ lâu như Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Viêt Nam (VIFA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES). Hội Chủ rừng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 2905/QĐ-BNV ngày 22/8/2016 của Bộ Nội vụ, là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp đại diện cho khoảng 1,5 triệu hộ gia đình, 10.000 cộng đồng dân cư thôn bản được giao rừng và hàng trăm ban quản lý RĐD, RPH và các Công ty Lâm nghiệp; nhằm tập hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quản trị rừng, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ rừng, góp phần vào phát triển lâm nghiệp.