Phát triển hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 40 - 41)

VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

7. Phát triển hợp tác quốc tế

Trong giai đoạn 2006 – 2020, hành lang pháp lý và môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện và ngày cảng thuận lợi đã thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực chế biến và thương mại lâm sản, các doanh nghiệp FDI chiếm 4,97% tổng số doanh nghiệp CBLS cả nước với tăng trưởng bình quân 5,79%/năm.

Hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu được quan tâm và góp phần quan trọng vào nâng cao năng lực, tăng cường cơ sở vật chất và khẳng định vị

thế của KHCN lâm nghiệp Việt Nam, như: Chương trình tiên tiến bậc đại học ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên hợp tác giữa Trường Đại học Lâm nghiệp và Trường Đại học Colorado, Hoa Kỳ từ năm 2010, đến nay đã đào tạo được hơn 200 kỹ sư; Chương trình thạc sỹ quốc tế ngành Lâm nghiệp hợp tác với Đức, Lào, Campuchia từ năm 2017 đến năm 2019 đã tuyển được 29 học viên từ 6 nước.

Một số dự án hợp tác quốc tế về xây dựng khung chương trình đào tạo đã được thực hiện như: Chương trình về biến đổi khí hậu vùng do USAID tài trợ; Chương trình về Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) do UNEP tài trợ; Chương trình về QLRBV và Kinh tế sinh học được tài trợ bởi Chương trình Erasmus+.

Về hợp tác quốc tế trong nghiên cứu giai đoạn 2006-2019: Viện Khoa học Lâm nghiệp đã thực hiện 17 dự án quốc tế với sự tài trợ của các tổ chức SIDA, EU, CIFOR, FAO, ICRAF, JICA, APFNET, Tropenbos, ...; Trường Đại học Lâm nghiệp đã triển khai 14 chương trình, dự án quốc tế và hơn 20 đề tài nghiên cứu khoa học được Quỹ Ruford, IFS tài trợ, góp phần nâng cao năng lực, tăng cường cơ sở vật chất và khẳng định vị thế của KHCN lâm nghiệp Việt Nam.

Việt Nam và EU đã ký Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) ngày 19/10/2018; tạo cơ hội mở rộng thị trường, cải thiện thể chế về quản lý rừng, giải quyết tình trạng khai thác và thương mại gỗ trái phép, góp phần phát triển bền vững ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w