Phát triển lâm nghiệp theo vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 61 - 64)

V. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phương hướng phát triển

1.7 Phát triển lâm nghiệp theo vùng lãnh thổ

1.7.1. Vùng Miền núi Phía Bắc

Vùng Tây Bắc:

Bảo vệ, khơi phục và phát triển rừng theo hướng bền vững và có hiệu quả cao, nhằm phát huy giá trị nhiều mặt của rừng ở vùng Tây Bắc; gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp và lồng ghép với chương trình xây dựng nơng thơn mới, chương trình phát triển tổng thể kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững; chương trình phát triển nơng, lâm nghiệp trọng điểm của các tỉnh.

Tiếp tục bảo tồn các hệ sinh thái rừng nhiệt đới núi cao và nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm trong các khu RĐD; tập trung xây dựng, củng cố các khu RPH đầu nguồn theo các bậc thang thủy điện trên sông Đà;

Phát triển RPH đầu nguồn, RĐD, bảo tồn ĐDSH, DVMTR, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; Phát triển RSX: trồng rừng nguyên liệu, NLKH, LSNG (Thảo quả, Sơn tra, Sa nhân, Mắc ca, Tre, Nứa, ..); lâm nghiệp cộng đồng, DTTS.

Nâng tỷ lệ che phủ của rừng đạt 47,9% vào năm 2025 và đạt tối thiểu 50% vào năm 2030, trong đó tỷ lệ che phủ của rừng tự nhiên chiếm tối thiểu 46%. Tỷ lệ che phủ của rừng đến năm 2030 của từng tỉnh là: Lai Châu 54,4%, Điện Biên 48%; Sơn La 48,0%, Hịa Bình 52%. Giảm 50% về số vụ vi phạm và 40% diện tích rừng bị thiệt hại do vi phạm pháp luật về lâm nghiệp so với giai đoạn 2016- 2020.

Vùng Đông Bắc:

Phát triển RPH đầu nguồn, cửa sông, ven biển; RĐD, bảo tồn ĐDSH; lâm nghiệp đô thị; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; RSX, trồng rừng nguyên liệu; Phát

triển công nghiệp chế biến, thương mại lâm sản; LSNG (Hồi, Quế, tre nứa, Ba kích, Trà hoa vàng,..).

Tiếp tục củng cố các VQG, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài và sinh cảnh, khu rừng lịch sử cảnh quan; tập trung xây dựng và củng cố hệ thống RPH ven biển, RPH đầu nguồn.

1.7.2. Vùng Đồng bằng sông Hồng (Trung du và đồng bằng Bắc Bộ)

Phát triển : RPH, cảnh quan, ven biển; RĐD; lâm nghiệp đô thị, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Phát triển công nghiệp chế biến, thị trường, làng nghề mộc, LSNG (Mây, tre, dược liệu, ..)

Củng cố và bảo vệ các VQG hiện có như Cúc Phương, Ba Vì, Cát Bà, Xn Thủy; các khu BTTN, khu di tích lịch sử, văn hố và cảnh quan; Tập trung xây dựng và củng cố các khu RPH môi trường đô thị, khu công nghiệp và RPH ven biển; đẩy mạnh trồng cây phân tán, cải tạo cảnh quan môi trường và đáp ứng một phần nhu cầu gỗ gia dụng.

1.7.3. Vùng Bắc Trung Bộ

Phát triển: RPH đầu nguồn, ven biển, chống cát bay, sóng, xói lở; RĐD bảo tồn ĐDSH, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng; RSX gỗ lớn; CN chế biến, thị trường; LSNG (Quế, Sở, Trẩu, Bời lời đỏ, Nhựa thông, tre nứa, mây, ..)

Bảo vệ và củng cố các VQG Pù Mát, Vũ Quang, Bến En, Bạch Mã, Phong Nha - Kẻ Bàng và các khu BTTN khác để bảo vệ nguồn ĐDSH cao của vùng, kết hợp với phòng hộ đầu nguồn; tập trung xây dựng và củng cố các khu RPH đầu nguồn, RPH ven biển chống cát bay, chống sóng và xói lở bờ biển; đẩy mạnh hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng, đặc biệt đối với những khu RPH đầu nguồn phân tán, và tại các khu vực cần phòng hộ chống cát bay và các hoạt động cải tạo đất bạc màu.

1.7.4. Vùng duyên hải - Nam Trung Bộ

Bảo vệ và phát triển: RPH đầu nguồn, chắn gió, cát bay và chống xói lở bờ biển, khơ hạn; RĐD bảo tồn ĐDSH, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng; RSX gỗ lớn, công nghiệp chế biến; LSNG (Quế, Dầu rái, Trơm, Lịn bon, Xoay, Sâm ngọc linh, Đảng sâm, Ươi,..)

Bảo vệ và củng cố các VQG hiện có như Núi Ơng, Takóu; Tiếp tục xây dựng các khu RĐD Nam Trường Sơn và các khu rừng lịch sử, văn hoá truyền thống; Tăng cường xây dựng hệ thống RPH đầu nguồn, đặc biệt là tại các khu vực miền núi có độ dốc lớn nơi khơng cịn rừng, và tăng cường việc trồng rừng bảo vệ ngăn cát và gió, chắn sóng và chống sạt lở bờ biển; Tăng cường bảo vệ rừng hiện có và trồng rừng mới ở vùng khơ hạn các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận để cải tạo nguồn nước và đất canh tác.

1.7.5. Vùng Tây Nguyên

Chấm dứt tình trạng mất rừng, tập trung giải quyết đất đai, từng bước khôi phục, phát triển rừng phù hợp với điều kiện nguồn lực, đặc điểm, điều kiện tự nhiên của vùng. Đến năm 2030, diện tích rừng đạt khoảng 2,72 triệu ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 49,2%; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các DVMTR, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân và góp phần giữ vững an ninh, quốc phịng, trật tự an tồn xã hội của khu vực Tây Nguyên.

Xác định lâm phận ổn định; RPH đầu nguồn; RĐD, Bảo tồn ĐDSH, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; RSX, NLKH; CN chế biến gố, LSNG (Bời lời đỏ, Xoay, Mắc ca, Song, mây, Sâm ngọc linh,...).

Tăng cường bảo vệ các VQG và khu BTTN giầu tính ĐDSH như Ngọc Linh, Yok Đôn, Chư Yang Sin, Bi Đúp - Núi Bà, Chư Mom Rây v.v... Bảo tồn các loài đặc hữu trong rừng hỗn loại cây họ Dầu (rừng Khộp), rừng thông ba lá; Tăng cường củng cố, bảo vệ hệ thống RPH đầu nguồn là rừng tự nhiên nhằm duy trì độ che phủ rừng tự nhiên thơng qua các hình thức đồng quản lý và lâm nghiệp cộng đồng.

1.7.6. Vùng Đông Nam Bộ

Phát triển RPH đầu nguồn, thành phố, khu công nghiệp, ven biển; RĐD: bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; RSX gỗ lớn, LSNG; công nghiệp chế biến LS.

Tăng cường bảo vệ và bảo tồn ĐDSH trong các khu RĐD như VQG Bù Gia Mập, Cơn Đảo, Cát Tiên, Lị Gị - Sa Mát, Cần Giờ và các khu BTTN khác. Tăng cường củng cố và bảo vệ hệ thống RPH đầu nguồn, phòng hộ các hồ đập và thuỷ điện như Trị An, Dầu Tiếng, Thác Mơ.... Đẩy mạnh xây dựng RPH môi trường cho các khu công nghiệp, các thành phố lớn và phòng hộ ven biển.

1.7.7. Vùng đồng bằng sông Cửu Long/Tây Nam bộ

Phát triển RPH: bờ biển, đô thị; RĐD: rừng ngập mặn, Tràm; Trồng cây phân tán, kênh, rạch; CBLS; sản xuất kinh doanh nông - lâm - thuỷ sản.

Củng cố, bảo vệ và bảo tồn ĐDSH trong các các khu RĐD như VQG Tràm Chim, Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc; khu DTTN Hịn Chơng, khu DTTN Láng Sen,...; phục hồi, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng Tràm phục vụ cho bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế; Tăng cường xây dựng và củng cố các khu RPH chắn sóng, chống xói lở bờ biển và bảo vệ các cơng trình khác.

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w