Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 2006-2019

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 121 - 135)

Giai đoạn 2006-2010 2011-2015 2016-2019

Tổng sản lượng khai thác (triệu m3) 18,669 43,362 73,435

Trung bình (triệu m3/năm) 3,734 8,672 18,359

So sánh giai đoạn trước (%) 100 232,2 211,7

Sản lượng gỗ rừng trồng tăng đã tạo điều kiện chủ động nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, từng bước giảm phụ thuộc vào ngun liệu nhập khẩu, góp phần giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đồng thời tạo ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Khai thác gỗ rừng tự nhiên: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Quản lý khai thác hợp lý, sớm chấm dứt

khai thác rừng tự nhiên”, khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ, thực

hiện đóng cửa rừng tự nhiên trên phạm vi tồn quốc từ năm 2016 đến nay57.

57 Trước năm 2010, có 241 chủ rừng của 36 tỉnh khai thác với khối lượng bình quân 700.000 m3/năm; năm 2010 có 134 chủ rừng của 20 tỉnh khai thác 250.000 m3/năm, đến năm 2011 còn 80 chủ rừng của 17 tỉnh khai thác

200. 000 m3, năm 2012 cả nước chỉ còn 32 chủ rừng của 17 khai thác 110.000 m3, tương ứng diện tích khai thác chọn khoảng 3.000 ha/năm, riêng ở khu vực Tây Nguyên chỉ có 7 chủ rừng được khai thác theo phương án QLRBV được duyệt (giảm 49 chủ rừng); từ năm 2016 đến nay thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên trên phạm vi toàn quốc.

Lâm sản ngồi gỗ: một số LSNG có sản lượng khai thác lớn trên phạm vi cả nước, phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, gồm: tre nứa, song mây, …; các loại làm thực phẩm: Trám trắng, trám đen, Lòn bon, …; các loại làm dược liệu: Thảo quả, Sa nhân Hà thủ ơ, Ba kích,…; các loại cho dầu, nhựa: nhựa thơng, Quế, Hồi, Trẩu, Sở, Chai cục,.. Tuy nhiên, LSNG đã khai thác chủ yếu mới chỉ là sản phẩm thô, chưa đánh giá được giá trị sản xuất cũng như xuất khẩu.

2.6. Hiện đại hố cơng tác quản lý rừng

Đầu tư trang thiết bị hiện đại hố cơng tác quản lý rừng, kiểm kê rừng theo định kỳ; củng cố và cập nhật cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng.

3. Đánh giá

- Cơng tác lập quy hoạch đã có những chuyển biến tích cực, gắn với định hướng phát triển lâm nghiệp, hầu hết các địa phương đã xác lập các khu rừng theo mục đích sử dụng; một số địa phương đã cắm mốc chỉ giới ngoài thực địa, nhất là đối với rừng đặc dụng;

- Trên 80% tổng diện tích rừng đã được giao cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình; cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp đã chuyển dịch theo hướng diện tích đất lâm nghiệp do các tổ chức của nhà nước quản lý giảm từ 80,1% năm 2000 xuống 45,2% năm 2015;

- Diện tích rừng trồng tập trung liên tục tăng, từ 2,45 triệu ha năm 2006 lên 4,24 triệu ha năm 2019, nâng cơ cấu diện tích rừng trồng trong tổng diện tích rừng toàn quốc tăng từ 19,5% năm 2006 lên 29,2% năm 2019; Năng suất rừng

trồng cả nước đạt bình quân khoảng 15 m3/ha/năm, tăng 50% so với năm 2009

(khoảng 10m3/ha/năm); đối với diện tích rừng trồng, rừng thâm canh các giống

tiến bộ kỹ thuật, giống quốc gia đạt bình quân 20-25 m3/ha/năm;

- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng gần 7 lần, từ 3 triệu m3 năm

2006 lên 19,5 triệu m3 năm 2019, ước năm 2020 đạt 20,5 triệu m3, tỷ lệ sử dụng

gỗ nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế biến tăng từ 30% lên trên 70%; khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ, thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên trên phạm vi tồn quốc từ năm 2016 đến nay.

Bên cạnh những kết quả đạt được còn một số tồn tại, hạn chế:

- Ranh giới đất lâm nghiệp trên thực địa hiện còn chưa r ràng, đặc biệt là ranh giới giữa đất rừng sản xuất với đất ngoài lâm nghiệp; Quy hoạch thiếu sự ổn định và thường bị điều chỉnh do nhu cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế xã hội; chưa đồng bộ, thiếu thống nhất giữa bản đồ và thực địa, giữa các ngành và lĩnh vực.

- Chưa hoàn thành các chỉ tiêu về: công tác giao rừng, cấp chứng chỉ QLRBV.

Phụ lục VII. Chương trình bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ môi trường

1. Khái quát chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình

- Bảo vệ có hiệu quả 16,24 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp.

- 100% các văn bản quy định về bảo vệ rừng được tuyên truyền phổ biến đến các chủ rừng và người dân.

- Giảm 80% số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

- 100% các chủ rừng, thơn, xã có rừng có lực lượng bảo vệ rừng. 100% khu rừng phịng hộ và rừng đặc dụng có chủ quản lý, có quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. 100% cán bộ, nhân viên bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là cán bộ Kiểm lâm địa bàn xã, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng và thôn, xã được đào tạo nâng cao năng lực.

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chi phí hoạt động cho bảo vệ, phịng cháy, chữa cháy và phòng trừ sâu bênh hại rừng.

- Xây dựng và củng cố hệ thống RPH với tổng diện tích 5,68 triệu ha và hệ thống RĐD với tổng diện tích khoảng 2,16 triệu ha.

- Tiếp tục thử nghiệm và nhân rộng mơ hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng và các hình thức khác.

- Nghiên cứu định giá các DVMTR, xây dựng cơ chế chi trả cho các dịch vụ môi trường của ngành lâm nghiệp. Từ năm 2007 xây dựng và triển khai hoạt động Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

2. Kết quả đạt được

2.1. Bảo vệ rừng

Công tác bảo vệ rừng đã được thực hiện tốt. Từ năm 2006 đến 2019, diện tích rừng tồn quốc đã tăng hơn 1,7 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng tăng 3,89%. Tăng nhiều nhất là vùng Đông Bắc Bộ, tiếp theo là Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc Trung Bộ; 3 vùng có diện tích rừng bị giảm, nhiều nhất là Tây nguyên, tiếp theo là Tây Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng. Từ năm 2006 đến 2019 diện tích rừng tự nhiên giảm 117.707 ha, chủ yếu tại khu vực Tây Nguyên và Đơng Nam Bộ; có khu vực RTN tăng lên như Tây Bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải Nam Trung bộ. Về rừng trồng, từ năm 2006 đến 2019 diện tích RT toàn quốc đã tăng 1.853.076 ha, tăng nhiều nhất tại vùng Đông Bắc bộ, Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc trung bộ; vùng có diện tích RT giảm là ĐB sơng Hồng và ĐBSCL.

Mặc dù diện tích rừng tăng liên tục từ 2006 đến nay, nhưng chất lượng rừng còn thấp, nhất là RTN. Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc 2013 – 2016 cho thấy, trữ lượng bình quân RTN cả nước chỉ đạt 102,85 m3/ha. Trong tổng số 8.867.828 ha rừng tự nhiên chỉ có 8,75% là rừng giàu với trữ lượng bình quân 264, 06 m3/ha, 24,79% rừng trung bình với trữ lượng bình quân 154,38m3/ha,

53,45% rừng nghèo có trữ lượng trung bình 69,47 m3/ha và 13,01% rừng nghèo kiệt và rừng phục hồi với trung bình 33,35 m3/ha. RTN bị suy thoái nhiều nhất ở vùng Miền núi phía Bắc, trong đó diện tích RTN nghèo và nghèo kiệt chiếm đến 88,55% tổng số RTN ở vùng Đông Bắc, còn ở vùng Tây Bắc là 74,08% (chi tiết các vùng xem Phụ lục).

Từ năm 2011 đến nay đã bắt đầu có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ phát triển theo chiều rộng sang kết hợp với phát triển theo chiều sâu. Nhiệm vụ nâng cao năng suất và chất lượng rừng, nâng cao giá trị gia tăng sản xuất lâm nghiệp và phát triển bền vững được thể hiện trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp 2013-2020 nhằm mục đích tiếp tục tăng diện tích rừng để đến năm 2020 đạt độ che phủ rừng 42% đáp ứng ngưỡng an toàn sinh thái cho cả nước.

Số vụ vi phạm các quy định của pháp luật về BV&PTR và diện tích rừng bị thiệt hại trong giai đoạn 2006 – 2020 được tổng hợp trong Bảng 7.

Bảng 9. Số vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng và diện tích rừng bị thiệt hại giai đoạn 2006 - 2020

Chỉ số ĐVT Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn

2006-201058 2011-201559 2016-202060

Tổng số vụ vi phạm Vụ 195.825 136.125 83.000

% 100 69,5 42,4

Số vụ vi phạm trung bình Vụ/năm 39.165 27.265 16.600

% 100 69,6 42,4

Tổng diện tích bị thiệt hại ha 27.732 13.239 9.100

% 100 47,7 32,8

Diện tích bị hại trung bình ha/năm 5.546 2.648 1.820

% 100 47,7 32,8

Số vụ vi phạm có chiều hướng giảm cả về số vụ và mức độ thiệt hại theo từng năm; tất cả các chỉ tiêu ở giai đoạn sau đều giảm rõ rệt so với giai đoạn trước, ví dụ tổng số vụ vi phạm trong giai đoạn 2011 – 2015 chỉ bằng 69,5% so với giai đoạn 2006 – 2010 và đến giai đoạn 2016 – 2020 chỉ còn 42,2%.

58 Báo cáo số 435/BC-CP ngày 13/10/2017 của Chính phủ về kết quả bảo vệ rừng, PCCCR giai đoạn 2011- 2016

59 Báo cáo số 435/BC-CP ngày 13/10/2017 của Chính phủ về kết quả bảo vệ rừng, PCCCR giai đoạn 2011- 2016

60 Báo cáo số 476/BC-CP ngày 11/10/2019 về tình hình thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 theo cơ chế Chương trình mục tiêu quốc gia

Diện tích rừng bị thiệt hại có xu hướng giảm, giai đoạn 2011-2015 chỉ bằng 47,7% so với giai đoạn 2006-2010, giai đoạn 2016- 2020 chỉ còn 32,8%.

ng ng n ng ản lý, bảo vệ rừng

a) Kiện toàn hệ thống Kiểm lâm

Đến 2010, hệ thống tổ chức của lực lượng kiểm lâm được kiện toàn từ Trung ương đến địa phương: Cục Kiểm lâm trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT; ở địa phương có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn và có 01 Chi cục quản lý chất lượng Thủy sản và Kiểm lâm (ở tỉnh Vĩnh Long); 490 Hạt Kiểm lâm trực thuộc Chi cục Kiểm lâm. Ngồi ra, cịn có 46 Hạt, Trạm Phúc kiểm lâm sản trực thuộc Chi cục Kiểm lâm.

Thực hiện Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, hệ thống Kiểm lâm tiếp tục được kiện toàn. địa phương, Chi cục Kiểm lâm tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan tham mưu quản lý Nhà nước về lâm nghiệp giúp Sở Nông nghiệp và PTNT. Hạt Kiểm lâm cấp huyện được thành lập ở các địa phương có yêu cầu cấp thiết về bảo vệ rừng, hiện có 451 hạt. Các Hạt Kiểm lâm cấp huyện đã cử 4.095 cán bộ kiểm lâm địa bàn, chiếm 59,2% biên chế kiểm lâm cấp huyện xuống làm việc tại xã. Ngồi ra, cả nước cịn 69 Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng và 14 hạt Kiểm lâm rừng phịng hộ với 1.850 biên chế, trong đó gồm 701 cơng chức, 1.065 viên chức và 84 lao động hợp đồng. Cơng tác đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ kiểm lâm thường xuyên được quan tâm.

b) Tăng cường lực lượng kiểm lâm địa bàn

Để nâng cao hiệu quả cơng tác bảo vệ rừng, các trạm kiểm sốt lâm sản trên các trục giao thông đã cơ bản được loại bỏ và đưa lực lượng kiểm lâm về xã để bám sát cơ sở, thực hiện chức năng tham mưu cho UBND xã tổ chức công tác bảo vệ rừng và thực hiện các hoạt động khuyến lâm; đồng thời tăng cường các đội kiểm sốt lưu động. cấp xã đã hình thành 218 Trạm Kiểm lâm làm nhiệm vụ kiểm soát lâm sản của chủ rừng và 735 Trạm Kiểm lâm địa bàn. Đến nay, đã bố trí được 4.289 cơng chức kiểm lâm địa bàn xã chuyên trách hoặc kiêm nhiệm ở 4.816/5.985 xã có nhiều rừng. Hiện vẫn cịn 1.169 xã có rừng chưa có kiểm lâm địa bàn.

Năm 2006, số xã có kiểm lâm địa bàn là 5.310 với số kiểm lâm địa bàn xã là 4.447 người. Năm 2009, số xã có kiểm lâm địa bàn là 5.582 với 4.627 người. Từ năm 2006 đến 2009 số xã có kiểm lâm địa bàn đã tăng thêm 272 xã, tương tự số kiểm lâm địa bàn xã đã tăng thêm 172 người; trong giai đoạn này trung bình 1,2 xã có một kiêm lâm viên địa bàn.

Thực hiện Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, các chủ rừng là tổ chức như các BQL RPH, RĐD và doanh nghiệp nhà nước được thành lập lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Đ(ến nay có 512/1.093 chủ rừng là tổ chức (chiếm 46,84%) đã thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách với tổng số 6.590 người, trong đó có 230 viên chức và 4.560 lao động hợp đồng61.

Đến nay trong cả nước đã hình thành được 42.000 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng. Đã có 58/63 tỉnh/thành phố thành lập Ban chỉ huy về những vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, với hơn 460/520 huyện có rừng và 4.816/5.985 xã có rừng thành lập các Ban chỉ huy để chỉ đạo, điều hành và kiểm tra đôn đốc các chủ rừng tổ chức thực hiện công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; đồng thời trực tiếp chỉ huy công tác chống chặt phá rừng và chữa cháy rừng ở cơ sở.

d) Quản lý bảo vệ rừng cộng đồng

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định số 07/2012/QĐ- TTg, số 24/2012/QĐ-TTg và số 126/QĐ-TTg tạo khung pháp lý cho việc thực hiện đồng quản lý rừng, chia sẻ lợi ích, quyền và nghĩa vụ của BQL RĐD và cộng đồng địa phương với nhấn mạnh chủ yếu tới tạo thu nhập và cải thiện sinh kế gắn liền với giao khoán bảo vệ rừng.

Việc Luật Lâm nghiệp 2017 quy định giao rừng và đất lâm nghiệp cho các cộng đồng dân cư, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng là một bước chuyển biến căn bản trong chính sách quản lý, bảo vệ rừng, góp phần thúc đẩy các mơ hình quản lý rừng cộng đồng đã và đang được thừa nhận ở nhiều địa phương hiện nay. Điều 7 Luật Lâm nghiệp đã xác định quyền sở hữu của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đối với rừng sản xuất là rừng trồng do họ tự đầu tư hoặc nhận chuyển nhượng, tặng, cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật; Điều 86 cũng quy định cộng đồng dân cư được giao rừng là rừng tín ngưỡng, RPH và rừng sản xuất với các quyền sử dụng rừng cụ thể.

2.3. Xây d ng hệ thống rừng phòng hộ, đặc dụng

Để đảm bảo chức năng bảo tồn đa dạng sinh học và các chức năng phòng hộ của rừng, hệ thống RĐD và RPH đã được điều chỉnh cho phù hợp trong giai đoạn 2006 - 2019. Đến năm 2019, cả nước có 395 Ban quản lý RĐD, RPH đang quản lý khoảng 48% diện tích đất lâm nghiệp, đại diện cho hầu hết các hệ sinh thái quan trọng trên cạn, trên biển và đất ngập nước, trong đó phần lớn là rừng nguyên sinh với hầu hết các lồi động, thực vật q, hiếm, có nguy cơ bị đe dọa.

a) Rừng đặc dụng

Diện tích rừng đặc dụng năm 2006 là 2,203 triệu ha, năm 2010 là 2,002 triệu ha, năm 2015 là 2,106 triệu ha và 2019 là 2.161.661 ha, chiếm 14,8% tổng

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 121 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w