Sử dụng rừng

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 59 - 60)

V. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phương hướng phát triển

1.4. Sử dụng rừng

Hạn chế khai thác sử dụng gỗ non từ rừng trồng cịn ít tuổi, đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, tăng cường trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến có giá trị kinh tế cao;

Phát huy tối đa các dịch vụ lâm nghiệp, DVMTR, dịch vụ hệ sinh thái rừng như dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng và các dịch vụ mới khác để tạo nguồn thu tái đầu tư bảo vệ và phát triển rừng; khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, tư nhân và cộng đồng dân cư địa phương đầu tư, quản lý, khai thác, sử dụng rừng theo phương án QLRBV, được cấp CCR;

Nghiên cứu đề xuất phương án khai thác hợp lý RPH là rừng trồng sau năm 2025 vừa đảm bảo chức năng phòng hộ, vừa cung cấp gỗ lớn cho chế biến; tiếp tục khoanh nuôi, cải tạo và làm giầu rừng tự nhiên là rừng sản xuất nhằm nâng cao chất lượng để tạo nguồn cung cấp gỗ lớn, các lâm sản ngoài gỗ và DVMTR sau năm 2030;

Đẩy mạnh gây trồng, sử dụng lâm sản ngoài gỗ, tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh như mây tre, dược liệu, dầu nhựa, thực phẩm. Có cơ chế

cho các chủ rừng được quản lý, khai thác và sử dụng hợp pháp LSNG theo quy định của pháp luật.

1.5. Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản

Xây dựng Việt Nam thành một trong những trung tâm sản xuất, thương mại CBLS hàng đầu của thế giới thơng qua việc thúc đẩy hình thành được những tập đồn lớn, khu cơng nghiệp lớn mang tầm cỡ khu vực và toàn cầu, đủ năng lực về công nghệ, tầm quản trị, sản phẩm, thương hiệu để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, củng cố phát triển hình thức thương mại hiện đại, ứng dụng triệt để các giải pháp công nghệ thông tin để thương mại trực tuyến cùng với xây dựng thương hiệu Việt.

Phát triển các Khu công nghiệp CBLS công nghệ cao, các cụm cơng nghiệp ngành gỗ tại những nơi có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định, thuận lợi về giao thông (logistic), cơ sở hạ tầng đảm bảo có lợi nhuận và cạnh tranh được trên thị trường khu vực và quốc tế; thay thế những máy móc cơng nghệ cũ, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường đối với những nhà máy chế biến đang hoạt động và cương quyết không sử dụng công nghệ cũ lạc hậu đối với những nhà máy chế biến đầu tư, xây dựng mới. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như thiết bị chế biến gỗ, keo, sơn phủ bề mặt, phụ kiện (fittings).

Tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao và bền vững như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre. Đẩy mạnh chế biến ván nhân tạo đảm bảo chất lượng để cung ứng cho nhà máy sản xuất đồ nội thất, giảm dần chế biến dăm gỗ xuất khẩu. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ ván nhân tạo và gỗ từ rừng trồng.

Phát triển cơng nghiệp CBLS gắn với q trình cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế; Phát triển đồng bộ các khâu của chuỗi giá trị lâm sản từ sản xuất, khai thác, chế biến đến tiêu thụ phù hợp với quy mơ, trình độ sản xuất và đặc điểm, lợi thế của từng ngành hàng, từng vùng; gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, theo nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường, có trình độ cơng nghệ tiên tiến và quy mơ phù hợp nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị, tăng khả năng cạnh tranh của lâm sản và bảo vệ môi trường.

Ứng dụng KHCN để phát triển cơ giới hóa và cơng nghiệp CBLS theo hướng hiện đại, thơng minh, hiệu quả, an tồn và bền vững; khuyến khích các thành phần kinh tế và đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đầu tư phát triển công nghiệp CBLS.

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w