CÁC ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 56 - 57)

1. Phát huy lợi thế khí hậu, đất đai phát triển nhanh và bền vững ngành lâm

nghiệp trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù, sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng sản xuất, trồng rừng gỗ lớn, chuyển hoá rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ cho chế biến, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu; xây dựng và tổ chức thực hiện QLRBV theo tiêu chuẩn quốc tế; phát triển sản phẩm chế biến sâu, giá trị gia tăng cao, tiết kiệm nguyên liệu, công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường; phát triển thị trường xuất khẩu và nội địa, thương hiệu lâm sản Việt Nam; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ như thiết bị chế biến gỗ, keo, sơn phủ bề mặt, phụ kiện.

2. Bảo đảm chức năng bảo tồn và phòng hộ của rừng đối với sự phát triển

bền vững của quốc gia:

Phương án 1. Bảo đảm chức năng bảo tồn và phòng hộ của rừng đối với sự

phát triển bền vững của quốc gia bằng tăng cường năng lực quản lý và nâng cao chất lượng rừng; nâng cao chất lượng và nghiêm cấm/hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phịng hộ là rừng tự nhiên. Nhà nước bảo đảm đầu tư cho rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, ưu tiên các khu bảo tồn trọng điểm quốc gia, rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển, các đô thị và khu công

nghiệp.

Phương án 2. Bảo đảm chức năng bảo tồn và phòng hộ của rừng đối với sự

phát triển bền vững của quốc gia bằng tăng cường năng lực quản lý và sau năm 2030 tiến hành rà soát, sáp nhập 2 hệ thống RĐD và RPH thành 1 hệ thống rừng bảo vệ (RBV); nâng cao chất lượng và nghiêm cấm/hạn chế tối đa việc chuyển đổi mục đích sử dụng RBV là RTN.

3. Giải pháp mang tính đột phá cần ưu tiên thực hiện là khoa học, cơng

nghệ và cơ chế, chính sách:

- Về KH&CN: đẩy mạnh nghiên cứu chọn tạo giống, cơ cấu giống và lồi cây trồng RSX có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao (bao gồm cây LSNG, cây đa tác dụng) phù hợp cho các vùng sinh thái và mục đích kinh doanh, ưu tiên gỗ lớn; ứng dụng cơng nghệ hiện đại (công nghệ gen, công nghệ vi sinh, công nghệ na nô,..) để tạo ra các chế phẩm và kỹ thuật tiên tiến phục vụ thâm canh rừng trồng công nghiệp chế biến lâm sản; phát triển sản phẩm mới, bao gồm gỗ và LSNG, giá trị gia tăng cao, thương hiệu Việt.

- Về cơ chế, chính sách: xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào sản xuất kinh doanh lâm nghiệp theo cơ chế thị trường và xã hội hóa ngành lâm nghiệp; Cơ chế tài chính để tạo thêm nguồn thu cho ngành lâm nghiệp; chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao trong lâm nghiệp; SX sản phẩm mới giá trị gia tăng cao và thương hiệu Việt, phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; phát triển cơng nghiệp phụ trợ trong CBLS; phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật có khả năng tiếp thu cơng nghệ cao, công nghệ hiện đại trong các khâu sản xuất lâm nghiệp; hỗ trợ đổi mới sáng tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để tạo đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh ngang tầm khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu BC-CL-2020-2050 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w