Phân loại rừng Diện tích (ha) Tỷ phần (%)
Tổng diện tích có rừng 1.216.982 100%
I. Rừng phân theo nguồn gốc 1.216.982 100%
1. Rừng tự nhiên 1.107.070 90.97%
Rừng gỗ tự nhiên 952.072 78.23%
Rừng tre nứa 22.173 1.82%
Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 132.748 10.91%
Rừng cau dừa 77 0.01%
2. Rừng trồng 109.911 9.03%
II. Rừng phân theo điều kiện lập địa 1.216.982 100%
1. Rừng trên núi đất 1.064.465 87.47%
2. Rừng trên núi đá 150.912 12.40%
3. Rừng trên đất ngập nước 99 0.01%
4. Rừng trên cát 1.506 0.12%
Nguồn: (Tổng cục Lâm nghiệp)
Cho tới thời điểm cuối năm 2019, diện tích rừng được giao cho cộng đồng chiếm 8,33% tổng diện tích rừng của cả nước. So với năm 2007, đã giao được thêm 1.145.686 ha (tăng diện tích rừng giao cho cộng đồng lên 17 lần). Mặc dù đây có thể coi là một thành tựu đáng kể sau 14 năm thực hiện Chiến lược PTLN 2006-2020, con số này còn cách rất xa mục tiêu giao 100% diện tích rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và các bên liên quan khác đặt ra trong Chiến lược. Như trình bày ở Hình 3., hiện có tới 2.993.692 ha rừng (chiếm 20,49% tổng diện tích rừng tồn quốc) chưa được giao và tạm thời do UBND cấp xã quản lý. Diện tích này có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhưng so với năm 2007 khi bắt đầu triển khai thực hiện Chiến lược thì tăng 165.173 ha (tương đương với 5,84%).
Hình 3. Diện tích rừng do cộng đồng và UBND xã quản lý 2007-2019Diện tích (nghìn Diện tích (nghìn ha) 3500,0 3000,0 2500,0 2000,0 1500,0 1000,0 500,0 - 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 DT rừng do cộng đồng quản lý DT rừng do UBND xã quản lý
Nguồn: http://kiemlam.org.vn/Desktop.aspx/List/So-lieu-dien-bien-rung-hang-nam/
2.3. Thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Đến năm 2019, tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý bền vững theo hệ thống của FSC là 237.386 ha (rừng trồng 167.082 ha, rừng tự nhiên 70.304 ha) tại 17 tỉnh, với 36 đơn vị được cấp chứng chỉ, trong đó: 04 nhóm hộ gia đình (Tun Quang, n Bái, Quảng Trị và Quảng Nam); và 32 Công ty lâm nghiệp.
Thực hiện Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án QLRBV và CCR và Kế hoạch số 4691/QĐ-BNN- TCLN ngày 27/11/2018 của Bộ NN&PTNT về thực hiện Đề án QLRBV và CCR, năm 2019 đã xây dựng và vận hành hệ thống CCR quốc gia. Đến nay đã có 266.974 ha được cấp CCR bền vững tại 24 địa phương, trong đó năm 2019 đã cấp chứng chỉ được 43.691 ha tại 11 tỉnh với 15 chủ rừng. Tổng diện tích rừng được cấp chứng chỉ QLRBV đã đạt được 46% so với nhiệm vụ của Đề án. Ước
đến năm 2020 đạt 100% nhiệm vụ của Đề án56
Để góp phần thực hiện chủ trương QLRBV, nhiều đề án đã được xây dựng và thực hiện như: Đề án quản lý khai thác RSX là rừng tự nhiên giai đoạn 2013- 2020 (Quyết định số 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án bảo vệ, khơi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2025 (Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 18/3/2019 Thủ tướng Chính phủ); Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Bắc;..
Mục tiêu đến 2020 có 30% diện tích RSX được cấp CCR là không thể đạt. 2.4. Trồng rừng tập trung
56 Báo cáo Kết quả thực hiện và kế hoạch triển khai năm 2020 của Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020
Từ năm 2006 đến 2019, trung bình hàng năm cả nước trồng được hơn 227.500 ha rừng trồng tập trung, trong đó 90% là RSX. Diện tích trồng rừng trung bình hàng năm khơng có sự khác nhu lớn giữa các giai đoạn, nhiều nhất là giai đoạn 2016-2019 đạt 235,18 nghìn ha/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015 là 6,5% và hơn giai đoạn 2006-2010 là 3,1%, còn giai đoạn 2011-2015 chỉ bằng 96,8% giai đoạn trước đó Bảng 3).