Xuất kỹ thuật trồng và chăm sóc cây rau Bò khai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai (erythropalum scandens blume) tại tỉnh thái nguyên, bắc kạn (Trang 111 - 153)

Từ các kết quả nghiên cứu thực tế và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố [23], [29], Tác giả đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng cây Bò khai tại Thái Nguyên và Bắc Kạn như sau:

3.4.2.1. Kỹ thuật nhân giống:

a) Công tác chuẩn bị:

- Chuẩn bị giá thể: giâm hom Bò khai có thể dùng nhiều loại giá thể khác nhau như: cát tinh, đất tầng B, hoặc trộn lẫn cát tinh với đất vườn ươm …Nhưng tốt nhất nên sử dụng giá thể là đất tầng B trộn với rơm mục, phân chuồng hoai.

Đất được lấy về qua lưới sàng và chuyển lên đóng bầu, bầu có kích thước Ø8*20cm. Luống xếp bầu có kích thước 1 - 1.2m. Phía trên luống có mái che, có thể điều chỉnh được các mức độ độ che sáng khác nhau.

- Chất kích thích ra rễ: Có thể dùng một số loại chất kích thích ra rễ như: ABT 50ppm (chế phẩm của Trung Quốc – rất khó kiếm) hoặc NAA 200ppm, hay IBA 50ppm ở dạng dung dịch, đều cho tỷ lệ ra rễ, nảy mầm cao.

- Thuốc xử lý giá thể, hom: Dùng thuốc tím (KmnO4)để xử lý giá thể với nồng độ 0.3% phun trực tiếp vào giá thể cấy hom trước khi cắm hom 12h, sau đó tiến hành tưới nước lã sạch trước lúc cắm hom. Ngay sau khi cắt hom xong ta ngâm ngay hom vào chậu dung dịch có chứa chất Vibenc50 nồng độ 0.3%(3g/1lit nước) để xử lý hom giâm nhằm chống thoát hơi nước.

- Chuẩn bị khung vòm, nilon làm mái che: vòm che được làm bằng tre, mai, vầu…, chiều cao vòm khoảng 80-120cm cách mặt bầu, hai đầu que tre được cắm sâu xuống phía nền, khoảng cách giữa các que cắm từ 50- 60cm đảm bảo vòm không bị võng khi có nước mưa đọng, không bị gió to làm lật lên chạm vào hom giâm.

b) Chọn và xử lý hom giâm

Hom giâm tốt nhất là loại bánh tẻ (5 – 6 tháng tuổi) , sinh trưởng phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại, đường kính từ 0,5 – 1,0 cm. Hom được cắt thành đoạn có chiều dài 15 – 18 cm thường có 3 đốt, vết cắt vát 45˚và được bỏ đi 1/2 đến 2/3 diện tích lá đồng thời loại bỏ các chồi sẵn có trên hom đi nhằm tránh sự mất nước và dinh dưỡng của hom. Sau khi cắt hom xong tiến hành ngâm hom vào thuốc xử lý nấm, sau đó tiến hành xử lý bằng thuốc kích thích ra rễ.

Trước khi cắm hom cần tưới qua luống giâm bằng nước lã sạch vừa rửa phần thuốc tím còn đọng lại vừa bổ sung được độ ẩm cho giá thể trước khi giâm hom. Sau khi cắm xong phải tưới ngay cho hom giâm ở dạng sương mù đồng thời phủ kín luống giâm bằng nilon trắng, bên trên luống cũng che lưới đen trực tiếp.

c)Chăm sóc luống bầu giâm:

Quan trọng nhất trong vấn đề chăm sóc là làm sao duy trì được độ ẩm thích hợp cho luống bầu cũng như cho toàn bộ hom giâm. Không được để khô, mất nước, giúp cho hom giâm có được độ ẩm cần thiết cho việc hình thành mô sẹo trong giai đoạn đầu và hình thành rễ trong giai đoạn tiếp theo. Luôn luôn lưu ý, vào những ngày nắng to thì ngoài việc làm mái che phía trên còn phải phủ lớp nilon đen dày trực tiếp nên luống giâm và có thể để các loại che phủ khác nữa như tế, guột…lên phía trên, nhưng phải đảm bảo không làm cho vòm che bị trũng xuống và không để cho nilon chạm sát hay lung lay cây hom.

Chế độ phun tưới cho hom giâm như sau:

- Giai đoạn 10 ngày đầu kể từ ngày bắt đầu giâm hom: Lúc này hom cây vừa tách ra khỏi cây mẹ, sống tự lập, hom cây không có biểu hiện bị vàng úa hay héo rũ. Ta cần tưới ẩm đầy đủ, yêu cầu độ ẩm không khí cao, giảm bớt sự thoát hơi nước qua mặt lá, trong những ngày này cần tưới 2 lần một ngày lượng nước 1-2 lít/1m2 bầu, dùng bình phun sương để tưới cho hom.

- Giai đoạn cây hom được 10-15 ngày tuổi: Lúc này các vết cắt của hom đã liền và đang hình thành mô sẹo ở một vài hom to khoẻ, hom hút nước mạnh, mặt lá có sức căng lớn, lượng nước tưới lúc này vừa phải 1 ngày tưới 1 lần và với lượng nước tưới là 1.5 lít nước/1m2 bầu. Độ ẩm ước tính đạt 70-80%. Lúc này có thể sử dụng bình phun ở dạng sương hoặc dạng hạt to hơn cũng vẫn được.

- Giai đoạn từ 15-58 ngày tuổi: Lúc này rễ và chồi của cây đã hình thành và xuất hiện nhiều do vậy lượng nước tưới phải thường xuyên 1-2 ngày tưới 1 lần, mỗi lần tưới 2lit nước/1m2 bầu. Ta có thể dùng thùng ô doa để tưới cho hom giâm. Chú ý

có những khi thời tiết thay đổi nắng nhiều ngày liền hoặc mưa liên tiếp thì lượng nước tưới cũng như số lần tưới tăng hoặc giảm đi.

- Giai đoạn từ 58 ngày trở đi thì bộ rễ đã phát triển mạnh, chiều dài rễ trung bình 6-7cm, chiều cao chồi lúc này cũng khá lớn, cây con đã hoàn chỉnh, khoẻ mạnh và đã có thể xuất vườn. Vì vậy có thể tưới 3lit/m2 bầu, 3-4 ngày tưới 1 lần.

d) Điều chỉnh ánh sáng:

Cây Bò khai ở mỗi giai đoạn cần có lượng ánh sáng khác nhau. Vì vậy việc điều chỉnh ánh sáng cũng có khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của cây. Có thể điều chỉnh ánh sáng cho luống hom giâm như sau:

- Giai đoạn cây hom được 3 tuần cần để chế độ ánh sáng của luống giâm là 15%. Toàn bộ mái của vòm che cũng như giàn che phía trên cần được che phủ nhằm hạn chế tối đa lượng ánh sáng trực xạ chiếu xuống hom giâm, nhằm tránh mất nước của hom trong giai đoạn này.

- Giai đoạn cây hom từ 21 – 35 ngày tuổi thì cuộn dần vòm ni lon trắng phía trong lên để cây hom làm quen dần với nhiệt độ bên ngoài, đồng thời hé dần lớp che sáng ngay trên mặt vòm che để hom giâm quen với cường độ chiếu sáng tăng dần.

- Giai đoạn cây hom được 35-49 ngày tuổi thì ta bỏ hẳn nilon trắng ra, chỉ để lại một phần vật liệu che sáng phía trên đỉnh vòm của luống bầu giâm. Đây là thời kỳ huấn luyện quan trọng cho cây con, giúp cây con có khả năng thích ứng cao với môi trường khi đem ra trồng.

- Giai đoạn cây hom từ 50 ngày tuổi trở đi thì có thể bỏ hoàn toàn vật liệu che ra khỏi vòm che. Chỉ còn để lại lớp che mờ phía trên mái che của vườn ươm.

3.4.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bò khai:

a) Yêu cầu điều kiện sinh thái

Cây Bò khai trong tự nhiên thường mọc ven các rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi hoặc rừng nghèo, tập trung nhiều ở ven các rừng trên núi đá vôi. Bò khai là dây leo chịu bóng giai đoạn non, ưa sáng khi trưởng thành vì vậy khi gieo ươm và trong những năm đầu sau trồng (1-3 năm) cần một độ tàn che nhất định, khoảng 40- 60% là phù hợp.

* Yêu cầu về nước

Bò khai là một trong các loại cây có khả năng chịu hạn, nhưng cũng có thể sinh trưởng, phát triển bình thường ở những vùng có lượng mưa trên 2.000mm/năm. Lượng mưa thích hợp nhất đối với Bò khai khoảng từ 1.200-2.100mm/năm.

Bò khai là cây dây leo thân gỗ có nguồn gốc hoang dại có tính thích nghi rộng, có thể trồng được trên nhiều loại đất có tầng dày trên 60cm, pH 5,5-6,0, (tốt nhất là đất đen phát triển trên núi đá vôi hoặc các loại đất có nguồn gốc hình thành từ những sản phẩm đá vôi) mực nước ngầm thấp dưới 1m. Bò khai chịu được đất xấu, nghèo dinh dưỡng nhưng phải có lớp đất sâu và thoát nước, cần lưu ý vì cây Bò khai không có khả năng chịu úng ngập. Tuy nhiên để đạt được năng suất cao, chất lượng tốt cần phải tăng cường bón đầy đủ và bón cân đối, đúng thời gian, đúng kỹ thuật các chất dinh dưỡng, trong đó cần quan tâm đến việc bổ sung hàm lượng mùn, đạm và can xi (bón bổ sung vôi hoặc bột đá vôi nghiền đối với đất chua và nghèo can xi).

b) Chuẩn bị vườn trồng * Chuẩn bị đất trồng

- Đối với đất đồi rừng tương đối bằng phẳng chuyển sang trồng Bò khai, cần phải phát quang, dọn sạch và tạo mặt bằng tương đối để tiện cho việc thiết kế vườn.

- Đối với đất đồi rừng có độ dốc lớn hơn 80 phải rãy cỏ, san lấp nơi gồ ghề trước khi thiết kế vườn.

- Đối với các loại đất chuyển đổi từ cây trồng nông nghiệp khác sang trồng Bò khai, cũng cần phải cày bừa tạo mặt bằng trước khi thiết kế vườn Bò khai.

- Quá trình chuẩn bị đất trồng tốt cần đạt các tiêu chuẩn: Sinh vật đất hoạt động mạnh (Giun, côn trùng có ích, các loại vi sinh vật trong đất); Độ tơi xốp của đất cao; Đất giữ được nước; Đất không bị nén chặt và thoái hoá.

* Cải tạo đất trồng

- Các vùng đất trống, đồi núi trọc thường bị nắng gió, nước mưa làm xói mòn rửa trôi, cân bằng sinh thái của đất bị phá vỡ nên cần được cải tạo trước khi trồng. Một số biện pháp kỹ thuật thường được áp dụng làm đất tơi xốp thoáng và tăng độ phì nhiêu là:

+ Trồng cây cải tạo đất: thường trồng những cây họ đậu, trồng một hai vụ trước khi đào hố trồng cây.

+ Tiến hành cày lật đất để làm đất tơi xốp. Nếu tầng đất dày trung bình từ 30 cm - 70cm, đất tương đối tốt thì không cần thiết phải cày toàn bộ.

+ Khi chuẩn bị đất trồng không phải làm cỏ trắng toàn bộ diện tích chỉ nên cắt ngọn cỏ và chỉ đào nhặt hết cỏ ở vị trí sẽ đào hố trồng cây, để bề mặt luôn có một lớp thảm thực vật hạn chế xói mòn đất.

+ Không cần cày bừa toàn bộ diện tích, chỉ cần đào hố trồng cây sâu và rộng.

Thiết kế vườn trồng bao gồm việc xác định cách trồng, mật độ, khoảng cách, bộ trí lô, đường đi, kênh mương tưới tiêu, hàng rào.

- Xác định cách trồng

+ Đối với đất có độ dốc dưới 80 trồng theo hàng hoặc luống

+ Đối với đất có độ dốc 8-100 phải trồng theo đường đồng mức đơn giản.

+ Đất có độ dốc trên 100 phải trồng theo đường đồng mức trên bậc thang cố định.

- Thiết kế lô, thửa

+ Những hộ có diện tích vườn nhỏ thì không cần thiết kế lô thửa. Những hộ có diện tích vườn > 1000m2 cần chia nhỏ diện tích để tiện cho việc chăm bón. Mỗi vườn chỉ khoảng 300m2 là hợp lý.

- Mật độ và khoảng cách trồng

+ Đối với cây Bò khai nói chung mật độ trồng tuỳ theo đất và khả năng, kỹ thuật thâm canh, có thể trồng từ 4000 đến 6000 cây/ha. Khoảng cách trồng có thể là 0,8m x 1,5m; 1m x 2,0m; 1,5m x 2,5m.

* Đào hố, bón lót

- Thời điểm đào hố: Chuẩn bị hố trồng cây, tốt nhất trước thời vụ trồng 1,5-2 tháng. Trước khi đào hố cần xác định vị trí đào hồ theo khoảng cách đã quy định.

- Kích thước hố: Nói chung hố đào rộng, càng sâu càng tốt, tạo cho môi trường phát triển rễ của cây tốt; là cơ sở cho cây sinh trưởng, phát triển tốt sau này.

+ Đối với đất tốt, kích thước hố 40x40x40cm.

+ Đối với vùng đất đồi, cần đào hố có kích thước rộng và sâu hơn: 50x50x50cm; 60x60x60cm.

- Bón phân lót: Mỗi hố bón phân chuồng hoại mục 2-5kg; 0,5-1kg NPK, nếu đất chua cần bón thêm 0,2-0,5kg vôi bột/hố hoặc có thể trộn khoảng 2-3 kg xatbây

(đá vôi vụn để làm đường giao thông). Phân NPK và vôi bột trộn đều với đất, cho

phân chuồng xuống. Đối với vùng đối có lớp đất nông, bên dưới là đá nên bón lót bằng phân vi sinh hoặc phân chuồng hoại mục nhiều hơn, hạn chế bớt phân vô cơ. Trộn đều các loại phân trên với lớp đất mặt cho xuống hố trước và lấy lớp đất đáy lấp lên trên, lấp đầy hoặc cao hơn mặt hố.

Chú ý: Tuyệt đối không lấp hố bằng cỏ tươi, rơm rạ tươi, các loại thân lá tươi và quá trình phân giải các loại xác hữu cơ tươi này làm cho hố bị lún sâu xuống khi trồng cây dễ bị úng, rễ bị nén chặt dễ thối do thiếu O2, rễ kém phát triển. Quá trình phân giải này cũng sinh ra các khí như mêtan độc hại với bộ rễ khi còn non vừa làm

độ chua của đất tăng lên. Công việc bón phân, lấp hố cần hoàn thiện trước khi trồng 10-15 ngày là tốt nhất.

c) Kỹ thuật trồng * Tiêu chuẩn cây giống

- Cây giống cần đạt các tiêu chuẩn:

+ Cây giống được tạo bằng phương pháp giâm hom sau 45-60 ngày + Chọn những cây khỏe mạnh cân đối có chồi chính 20 cm trở lên.

+ Cây không có mầm mống, dấu vết sâu bệnh.

+ Các cây giống phải đồng đều

- Bảo quản cây giống trước khi trồng: Trước khi trồng, cây giống cần được để ở nơi có bóng mát, khuất gió, bầu cây bị khô phải tưới nước. Cắt bỏ những dễ bị dập, thò ra ngoài.

* Thời vụ trồng

Thời vụ trồng tốt nhất trong tháng 4 - 6 dương lịch.

* Cách trồng

Hố trồng Bò khai phải được chuẩn bị ít nhất 20 ngày trước khi trồng. tạo một lỗ nhỏ giữa tâm hố, cắt bỏ túi bầu, đặt cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhận chặt đều quanh gốc, tủ gốc bằng cỏ, rác, hoặc các tồn dư thực vật, tưới 3 lít nước/hố nếu trời nắng và không cần tưới nếu trời mưa.

d) Kỹ thuật chăm sóc

* Chăm sóc cây Bò khai ở thời kỳ đầu

- Tưới nước:Trong tuần đầu tiên tưới mỗi ngày cho cây 1 lần vào sáng sớm

hoặc chiều mát, mỗi lần 2 lít nước/cây. Sau đó cách 2-3 ngày tưới 1 lần cho hết tháng. Khi cây đã phục hồi sẽ tưới thưa hơn, tuy nhiên phải luôn tưới nước đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, đồng thời tủ cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm.

- Đốn tỉa và làm dàn che

+ Khi cây đạt chiều cao từ 30 cm trở lên, tiến hành bấm ngọn chỉ để thân dây chính đạt độ cao (25– 30 cm) kích thích cây phát triển nhiều nhánh.

+ Khi cây đã vào thời kỳ kinh doanh cần quan tâm tới việc đốn tỉa, loại bỏ những cành tăm, tỉa bớt lá già để thúc đẩy việc ra trồi và lá mới.

+ Làm dàn che cho cây (đặc biệt là trong 2 năm đầu sau trồng), nếu trồng xen với cây khác trên đồi rừng thì tùy từng điều kiện cụ thể mà bố trí. Nói chung nên có độ che bóng cho cây trong 2 năm đầu khoảng 50% là phù hợp.

+ Trong năm thứ 2 và thứ 3 lượng phân bón cho một cây Bò khai/1 năm như sau: Đạm ure 0,03-0,05kg; lân 0,05kg- 0,1kg; Kali 0,02- 0,05kg;

+ Thời gian bón: Lần 1 bón vào tháng 1-2, bón 100% lân, 50% kali, 30% đạm + phân chuồng pha loãng; Lần 2 bón vào tháng 4-5, bón 20% kali, 30% đạm + phân chuồng pha loãng; Lần 3 bón vào tháng 10-11, bón nốt số phân còn lại 30% kali, 40% đạm + phân chuồng pha loãng.

+ Cách bón: Đào sâu 15-20cm quanh gốc cây, cách gốc 30-40cm, rải đều phân, lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm và tủ bằng cỏ khô.

-Trồng xen cải tạo đất: Nếu có điều kiện nhân lực, tốt nhất trồng cây họ đậu,

cây phân xanh trên toàn bộ diện tích vườn để lấy nguồn hữu cơ phủ đất, vùi vào đất để hạn chế xói mòn, giảm bốc hơi nước, giảm sự phát triển của cỏ dại, tăng dinh dưỡng cho đất.

* Chăm sóc cây thời kỳ thu hái

- Làm dàn leo cho cây: Sau 01 năm trồng nên làm dàn cho cây leo, tùy điều

kiện cụ thể có thể làm một số kiểu dàn sau: Làm dàn phẳng theo luống rộng 1,5m, cao 0,8m; Làm dàn hình bình hành theo băng trên đường đồng mức với kích thước:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai (erythropalum scandens blume) tại tỉnh thái nguyên, bắc kạn (Trang 111 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w