Xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất rau Bò khai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai (erythropalum scandens blume) tại tỉnh thái nguyên, bắc kạn (Trang 42 - 44)

Sử dụng phương pháp nghiên cứu trên đồng ruộng của người dân “on – farm

research” trên 2 loại đất là (1) Đất đen (macgalit – feralit) trên núi đá vôi, (2) Đất

phát triển trên đá cát (sa thạch) - xám bạc màu (Haplic Acrisols), cụ thể như sau:

+ Mô hình 1 (MH1): “Trồng rau Bò khai thuần loài trên đất phát triển trên núi đá vôi”. Diện tích 420m2, độ dốc 250, hướng phơi Đông Bắc, thời điểm trồng tháng 3 năm 2009, khoảng cách trồng 1,2 m x 1,5 m, mật độ 5555 cây/ha, bón phân 10 tấn phân chuồng + 100N (urê) + 60P2O5 (supe) + 40K2O (kali clorua). Địa điểm thực hiện Thôn Bản Đán – xã Đôn Phong – huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc kạn.

+ Mô hình 2 (MH2): “Trồng Bò khai xen với cây sắn trên đất núi đá vôi”.

Diện tích 600m2, độ dốc 300, hướng phơi Đông Bắc, thời điểm trồng tháng 3 năm 2009, khoảng cách trồng Bò khai là 1,2 m x 1,5 m (tương tự trồng thuần), sắn được trồng xen vào giữa hàng cây Bò khai, bón phân cho Bò khai 10 tấn phân chuồng + 100N (urê) + 60P2O5 (supe) + 40K2O (kali clorua). Địa điểm thực hiện Thôn Bản Đán – xã Đôn Phong – huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc kạn.

+ Mô hình 3 (MH3): “Trồng Bò khai xen với cây ăn quả (vườn Hồng không hạt 5 tuổi) trên đất núi đá vôi” Diện tích 1000m2, độ dốc 200, hướng phơi Đông Bắc, thời điểm trồng Bò khai tháng 3 năm 2009, khoảng cách trồng Bò khai tương tự

trồng thuần 1,2 m x 1,5 m, mật độ trồng Hồng là 400 cây/ha, bón phân cho Bò khai 10 tấn phân chuồng + 100N (urê) + 60P2O5 (supe) + 40K2O (kali clorua). Địa điểm thực hiện Thôn Bản Đán – xã Đôn Phong – huyện Bạch Thông – Tỉnh Bắc kạn.

+ Mô hình 4 (MH4): “Trồng rau Bò khai thuần loài trên đất xám bạc màu”

Diện tích 200m2, độ dốc 100, hướng phơi Tây Bắc, thời điểm trồng Bò khai tháng 3 năm 2009, khoảng cách trồng là 1,2 m x 1,5 m, bón phân 10 tấn phân chuồng + 100N (urê) + 60P2O5 (supe) + 40K2O (kali clorua). Địa điểm thực hiện xóm 10, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

+ Mô hình 5 (MH5): “Trồng rau Bò khai xen với cây lâm nghiệp (Vườn cây keo tai tượng tuổi 2) trên đất xám bạc màu”. Diện tích 800m2, độ dốc 200, hướng phơi Đông Bắc, thời điểm trồng Bò khai tháng 3 năm 2009, khoảng cách trồng Bò khai tương tự trồng thuần là 1,2 m x 1,5 m, mật độ trồng keo 5000 cây/ha, bón phân cho Bò khai 10 tấn phân chuồng + 100N (urê) + 60P2O5 (supe) + 40K2O (kali clorua). Địa điểm thực hiện xóm 10, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

+ Mô hình 6 (MH6): “Trồng Bò khai xen với cây ăn quả (Vườn Vải 4 tuổi) trên đất xám bạc màu”. Diện tích 400m2, độ dốc 150, hướng phơi Đông Bắc, thời điểm trồng Bò khai tháng 3 năm 2009, khoảng cách trồng Bò khai tương tự trồng thuần là 1,2 m x 1,5 m, mật độ trồng vải 208 cây/ha, bón phân cho Bò khai 10 tấn phân chuồng + 100N (urê) + 60P2O5 (supe) + 40K2O (kali clorua). Địa điểm thực hiện xóm 10, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

CHƯƠNG 3

KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai (erythropalum scandens blume) tại tỉnh thái nguyên, bắc kạn (Trang 42 - 44)