giống và gây trồng cây Bò khai
a) Thí nghiệm nhân giống
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại thuốc kích thích ra rễ
đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm
Hom cây Bò khai được lấy từ vùng núi đá huyện Võ Nhai, Thái Nguyên. Bầu giâm có kích thước 16x20cm, Giá thể là đất tầng B. Luống xếp bầu có mái che bằng lưới nilon đảm bảo độ che sáng 50-60%; Chất kích thích ra rễ dùng trong thí nghiệm này là: NAA (axit napthilen axetic), IBA (axit indol butylic), ABT
(aminobenzotriazole) ở dạng dung dịch với 3 loại nồng độ 50, 100 và 200ppm. Hom giâm sau khi cắt được nhúng vào dung dịch xử lý trong khoảng thời gian 20 giây trước khi cắm vào bầu.
Thí nghiệm tiến hành năm 2008 tại vườn ươm Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Thí nghiệm gồm 12 công thức, 3 lần lặp lại bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên [61]. Số hom trong mỗi công thức là 30 hom. Ký hiệu các công thức nghiên cứu như sau:
+ Công thức Ia, Ia, IIIa: dùng chất NAA nồng độ lần lượt là 50; 100; 200ppm. + Công thức Ib, IIb, IIIb: dùng chất IBA nồng độ lần lượt là 50; 100; 200ppm. + Công thức Ic, IIc, IIIc: dùng chất ABT nồng độ lần lượt là 50; 100; 200ppm. + Các công thức IVa; IVb; IVc: đối chứng không dùng thuốc.
- Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom ra rễ; số rễ/ hom; chiểu dài trung bình rễ; số hom ra chồi/công thức; số chồi trunh bình/ hom (01 tuần theo dõi 01 lần).
Trong quá trình thí nghiệm luôn tưới ẩm đầy đủ bằng bình phun sương. Ánh sáng tăng dần từ khoảng 15% (khi mới giâm) đến 100% (từ sau giâm 50 ngày)
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng ra rễ
của hom giâm Bò khai
Tại thí nghiệm này so sánh khả năng ra rễ, ra chồi và tỉ lệ sống của 4 công thức giâm hom bằng các loại giá thể khác nhau:
- Công thức 1: Đất tầng A 70% + rơm mục 30%
- Công thức 2: Đất tầng A 70% + rơm mục 29% + NPK5:10:3 1% - Công thức 3: Đất tầng B 70% + rơm mục 30%
- Công thức 4: Cát sạch 100%
Chất kích thích ra rễ sử dụng trong thí nghiệm này là NAA 200ppm (NAA
200ppm là công thức cho tỷ lệ hom ra rễ cao theo kết quả của thí nghiệm 1), cách bố
trí thí nghiệm, các chỉ tiêu theo dõi và điều kiện thí nghiệm tương tự TN1.
* Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các loại hom khác nhau (hom bánh tẻ, hom già) đến khả năng ra rễ và tỷ lệ sống của hom giâm Bò khai
Thí nghiệm này được bố trí 02 công thức là: - Công thức 1: Hom bánh tẻ (5 – 6 tháng tuổi) - Công thức 2: Hom già (lớn hơn 01 năm tuổi)
Chất kích thích ra rễ sử dụng trong thí nghiệm là NAA 200ppm, giá thể là đất tầng B 70% + rơm mục 30%, cách bố trí thí nghiệm, các chỉ tiêu theo dõi và điều kiện thí nghiệm tương tự TN1.
b) Thí nghiệm trồng trọt:
* Thí nghiệm 4: Xác định ảnh hưởng của các mức độ che sáng tới sinh trưởng và năng suất của cây trong những năm đầu sau trồng.
- Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 30 cây, Tổng số 360 cây thí nghiệm.
CT 1: Che 0% (ĐC); CT 2 : Che 25%;CT 3: Che 50%; CT 4 : Che 75% Các công thức che bóng được đan theo tài liệu hướng dẫn của Nguyễn Hữu Phước (Cẩm nang thống kê Lâm Nghiệp), công thức như sau:
A= (x +a)2 - x2 (x + a)2
x 100 (%)
Trong đó: A: Độ tàn che cần đạt được (%) a: Bề rộng của nan đan.
x: khoảng cách giữa các nan cần đan.
- Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Số chồi trên cây: Đếm tất cả những chồi có trên cây, định kỳ 5 ngày/ lần. Số chồi TB/cây = Tổng số chồi
Tổng số cây theo dõi
(chồi)
Tốc độ ra chồi = N2 - N1 t
(chồi/ngày)
Trong đó : N1 : Số chồi TB/cây ở lần đo thứ nhất trong cùng một lứa hái.
N2 : Số chồi TB/cây ở lần đo thứ hai trong cùng một lứa hái. t : Khoảng thời gian giữa 2 lần đo (ngày).
+ Chiều dài chồi : Đo từ gốc chồi đến đỉnh sinh trưởng của chồi, định kỳ 5 ngày/lần. Đơn vị tính: cm
Chiều dài chồi TB/cây =
Tổng chiều dài chồi Tổng số chồi
Tốc độ tăng trưởng chiều dài chồi = L2 – L1 t
(cm/ngày)
L1 : Chiều dài chồi trung bình lần đo thứ nhất trong cùng lứa hái (cm). L2 : Chiều dài chồi trung bình lần đo thứ hai trong cùng lứa hái (cm). t : Khoảng thời gian giữa 2 lần đo (ngày).
+ Tỷ lệ hóa gỗ (%): Xác định tỷ lệ hóa gỗ bằng cảm quan. Cách làm như sau: Dùng tay bấm và bẻ để xác định, tại vị trí mà ta thấy chồi gãy hoàn toàn, không có các sợi đã hóa gỗ, không có cảm giác bị xơ là được. Sau đó, dùng thước đo chiều dài chồi và chiều dài hóa gỗ (từ gốc chồi đến vị trí vừa xác định).
Tỷ lệ hóa gỗ (%) = Chiều dài TB hóa gỗ Chiều dài TB chồi
Đường kính chồi TB/cây =
Tổng đường kính chồi Tổng số chồi
R2 : Đường kính chồi trung bình lần đo thứ hai trong cùng lứa hái (mm). t : Khoảng thời gian giữa 2 lần đo (ngày).
+ Năng suất: Tiến hành thu hái ở mỗi công thức theo các lần nhắc lại để cân tính năng suất (theo ô thí nghiệm 30m2), định kỳ 10 ngày /lần.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu: số liệu được tổng hợp và
xử lý thống kê bằng phần mềm IRISTART 4.0 (tính LSD05, CV%...)
* Thí nghiệm 5: Nghiên cứu thăm dò ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đối
với cây Bò khai .
Thí nghiệm thăm dò các tổ hợp phân bón khác nhau ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây Bò khai tuổi 2, được thực hiện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trên nền đất xám bạc màu. Các giá trị về một số thành phần dinh dưỡng chính trong đất bố trí thí nghiệm theo kết quả phân tích ban đầu như sau: Mùn 5,05%; N tổng số 0,14%; Lân tổng số 0,09%; kali tổng số 0,17%; pH (KCL) 4,7. Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn cụ thể như sau:
+ Các công thức thí nghiệm
- Thí nghiệm 5a: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm:
CT1: Bón 10 tấn phân chuồng + 60N + 60P2O5 + 40K2O CT2: Bón 10 tấn phân chuồng + 80N + 60P2O5 + 40K2O CT3: Bón 10 tấn phân chuồng + 100N + 60P2O5 + 40K2O CT4: Bón 10 tấn phân chuồng + 120N + 60P2O5 + 40K2O
- Thí nghiệm 5b: Ảnh hưởng của liều lượng bón lân:
CT1: Bón 10 tấn phân chuồng + 40N + 80P2O5 + 40K2O CT2: Bón 10 tấn phân chuồng + 40N + 100P2O5 + 40K2O CT3: Bón 10 tấn phân chuồng + 40N + 120P2O5 + 40K2O CT4: Bón 10 tấn phân chuồng + 40N + 140P2O5 + 40K2O
- Thí nghiệm 5c: Ảnh hưởng của liều lượng bón kali:
CT1: Bón 10 tấn phân chuồng + 40N + 60P2O5 + 60K2O CT2: Bón 10 tấn phân chuồng + 40N + 60P2O5 + 80K2O CT3: Bón 10 tấn phân chuồng + 40N + 60P2O5 + 100K2O CT4: Bón 10 tấn phân chuồng + 40N + 60P2O5 + 120K2O (Các công thức trên đều bón trên ha)
+ Các chỉ tiêu theo dõi:
- Số lượng chồi/ cây trong các đợt thu hái - Chiều dài trung bình của chồi/ cây
- Trọng lượng chồi (g/cây/lứa)
- Tình hình sâu bệnh hại (Định kỳ 10 ngày thu thập số liệu 1 lần) =>Phân cấp lá bị sâu hại:
Cấp 0: Lá không bị hại còn nguyên vẹn. Cấp I: Lá bị hại dưới 1/3 diện tích lá. Cấp II: Lá bị hại từ 1/3 -2/3 diện tích lá. Cấp III: Lá bị hại >2/3 diện tích lá. Cấp IV: Lá bị hại hoàn toàn.
=> Đánh giá mức độ hại lá theo R%: (Ngô Kim Khôi, 1998) [54] Trong đó: R% = Σ n.v N.V x 100 N: Tổng số lá điều tra. n: Số lá bị hại ở mỗi cấp. v: Cấp bị hại tương ứng.
V: Trị số của cấp bị hại cao nhất (V = 4)
(R<25% hại nhẹ; R=25-50% hại vừa; R>50-75% hại nặng; R>75% hại rất nặng.