Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng tới sinh trưởng của cây Bò khai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai (erythropalum scandens blume) tại tỉnh thái nguyên, bắc kạn (Trang 98 - 104)

3.3.2.1. Xác định cường độ ánh sáng ở các công thức thí nghiệm

Ánh sáng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cây trồng. Mỗi loại cây trồng thích hợp với khoảng cường độ ánh sáng nhất định. Để kiểm tra mức độ chính xác về cường độ ánh sáng ở các công thức thí nghiệm, theo cách làm của Nguyễn Hữu Phước, so với lý thuyết (tính theo công thức thực), đồng thời xác định khoảng cường độ ánh sáng phù hợp với cây Bò khai. Tiến hành đo cường độ ánh sáng ở các công thức bằng máy đo ánh sáng Extech- 401025 (Thang đo: 0-50000 Lux trên 4 thang;

Độ chính xác : 1 Lux; Sai số: ±5%). Kết quả như sau: (bảng 3.23)

Bảng 3.23: Cường độ ánh sáng thực tế ở các công thức che bóng

Đơn vị : Lux

Từ bảng 3.23 ta thấy: Cường độ ánh sáng thực tế đo được ở các công thức có sự chênh lệch rõ rệt giữa các công thức che bóng với công thức đối chứng (che 0%):

CT che 0% (ĐC) : có Ias = 13183,33 ÷ 28645,83 Lux CT CT CT So sánh với 25% : có Ias = 9433,36 ÷ 22135,31 Lux 50% : có Ias = 6588,61 ÷ 13526,94 Lux 75% : có Ias = 3299,17 ÷ 6915 Lux

cường độ ánh sáng lý thuyết (tính theo công thức thực) ta thấy: Có sự chênh lệch ở các công thức từ 0,62 đến 3,97%, tuy nhiên trong thực tế nghiên cứu ảnh hưởng của sự biến động cường độ ánh sáng tới sinh trưởng và phát triển của thực vật thì sai số này là ở mức chấp nhận được. Mặt khác sai số này có thể do việc đan phên chưa thật chính xác, hoặc do dụng cụ thí nghiệm còn thiếu nên không có điều kiện để tiến hành đo cường độ ánh sáng liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm. Mặc dù vậy vẫn có thể kết luận công thức của Nguyễn Hữu Phước là đảm bảo độ chính xác cần thiết và có thể áp dụng để đan phên che bóng cho cây trồng trong điều kiện không có nhà kính, nhà lưới.

Ias Công thức Đo bằng máy đo cường độ ánh sáng Tính theo lý thuyết Sai số (%)

3.3.2.2. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng tới tốc độ ra chồi

Tốc độ ra chồi của cây thể hiện tình hình sinh trưởng của cây, cây sinh trưởng tốt thì ra chồi nhanh và ngược lại từ đó quyết định năng suất của mỗi lứa hái. Sự ảnh hưởng của các chế độ ánh sáng khác nhau tới tốc độ ra chồi của cây rau Bò khai thể hiện như sau: (bảng 3.24)

Ở các mức che sáng khác nhau thì tốc độ ra chồi là khác nhau. Trong đó công thức che 50% có tốc độ ra chồi cao nhất (0,20 – 0,68 chồi/ngày) sau đó đến công thức 25% (0,18 – 0,67 chồi/ngày) và công thức 75% (0,15 – 0,66 chồi/ngày), thấp nhất là công thức 0% (0,12 – 0,42 chồi/ngày). Sự sai khác giữa các công thức ở tất cả các lứa hái là có ý nghĩa ở mức xác xuất P=0,05 độ tin cậy 95%.

Bảng 3.24: Tốc độ ra chồi theo lứa hái của cây ở các mức che bóng

Đơn vị: chồi/ngày

3.3.2.3. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng tới sự tăng trưởng chiều dài chồi

Kết quả theo dõi về tốc độ tăng trưởng chiều dài chồi cho thấy:

Công thức che 75% có tốc độ tăng trưởng chiều dài chồi là lớn nhất (4,91 – 5,94 cm/ngày), sau đó đến công thức che 50% (4,13 – 5,27 cm/ngày) và tiếp đến là công thức che 25% (3,97 – 5,30 cm/ngày), công thức 0% (đ/c) có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (2,59 – 3,81 cm/ngày) (bảng 3.25).

Sự sai khác giữa các công thức là có ý nghĩa thống kê. Qua đây ta thấy khi bị che sáng càng nhiều thì tốc độ tăng trưởng chiều dài càng nhanh, thời gian chồi đạt

Lứa hái Tốc độ ra chồi ở các mức che sáng khác nhau LSD05 CV% Lứa hái Che 0% Che 25% Che 50%

tới độ thu hoạch ngắn từ đó sẽ làm tăng số lứa thu hoạch. Tuy nhiên sự liên quan tới năng suất của chỉ tiêu này chưa rõ ràng, vì còn phụ thuộc vào các chỉ tiêu khác.

Bảng 3.25: Tốc độ tăng trưởng chiều dài chồi của cây ở các mức che bóng

Đơn vị: cm/ngày

3.3.2.4. Ảnh hưởng của các chế độ ánh sáng tới đường kính chồi cây rau Bò khai

Đường kính chồi thể hiện khả năng sinh trưởng của cây, cây sinh trưởng tốt cho đường kính chồi lớn và ngược lại. Cùng với số chồi/cây và chiều dài chồi, đường kính chồi cũng là một nhân tố quyết định năng suất cây rau Bò khai.

Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng đường kính chồi cho thấy: Công thức che 50% có tốc độ tăng trưởng đường kính cao hơn các công thức khác. Tuy nhiên sự hơn kém này không đáng kể chỉ từ 0,01 – 0,05 mm (che 0% so với che 50%)

Bảng 3.26: Tốc độ tăng trưởng đường kính chồi của cây ở các mức che bóng

Đơn vị: mm/ngày

Lứa hái

Tốc độ tăng trưởng chiều dài chồi ở các mức che sáng LSD05 CV% Lứa hái 0% (Đ/C) 25% 50% Lứa hái Tốc độ tăng trưởng đường kính chồi ở các mức che sáng LSD05 CV% Lứa

Sự sai khác giữa các công thức có ý nghĩa thống kê, độ tin cậy 95% (bảng 3.26). Cũng như các chỉ tiêu số chồi/cây và chiều dài chồi, khi che sáng quá nhiều, không che sáng hoặc che sáng không đủ thì tốc độ tăng trưởng đường kính chồi của cây sẽ chậm. Tuy nhiên sự tăng trưởng của đường kính chồi ít chịu sự chi phối của điều kiện ánh sáng hơn số chồi/cây và chiều dài chồi.

3.3.2.5. Ảnh hưởng của các chế độ ánh sáng đến tỷ lệ hóa gỗ của chồi

Rau Bò khai là loại rau ăn ngọn non vì vậy tỷ lệ hoá gỗ của chồi ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài chồi rau cho phép sử dụng và chất lượng của rau. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ hoá gỗ của chồi cây rau Bò khai như sau:

Bảng 3.27: Tỷ lệ hoá gỗ của chồi ở các mức che bóng

Đơn vị: %/chiều dài chồi

Tỷ lệ hoá gỗ của chồi ở các công thức và các lần đo khác nhau đều khác nhau. Trong đó công thức 50% có tỷ lệ hoá gỗ thấp nhất (34,43% - 44,56%), cao nhất là công thức che bóng 0%( 51,76% - 57,78%) (bảng 3.27). Điều này cho ta thấy khi cây rau Bò khai không được che bóng, cường độ ánh sáng mạnh sẽ làm cho chồi nhanh hoá gỗ và tỷ lệ hoá gỗ lớn, còn khi được che bóng ở mức độ thích hợp thì tỷ lệ hoá gỗ nhỏ. Tuy nhiên nếu che sáng quá nhiều (75%) thì chồi sẽ vươn ra phía có nhiều ánh sáng, chồi sẽ dài và nhỏ hơn, tỷ lệ hoá gỗ lớn hơn, dẫn đến giảm năng suất (bảng 3.28).

Tỷ lệ hoá gỗ ở các công thức che bóng (25%, 50%, 75%) đều có sự sai khác có ý nghĩa với công thức đối chứng (0%) ở tất cả lần theo dõi với độ tin cậy 95%.

Lứa hái Tỷ lệ hoá gỗ của chồi ở các mức che sáng LSD05 CV% Lứa hái 0%(Đ/C) 25% 50% 75%

Như vậy trong các công thức che bóng nghiên cứu thì công thức che 50% là thích hợp nhất vì nó cho tỷ lệ hoá gỗ của chồi nhỏ nhất.

3.3.2.6. Năng suất của cây rau Bò khai ở các chế độ che sáng

Cây rau Bò khai có sản phẩm thu hoạch là ngọn và lá non nên năng suất của nó là kết quả tổng hoà của các yếu tố cấu thành như: số chồi/cây, chiều dài chồi, đường kính chồi, tỷ lệ hóa gỗ của chồi …

Năng suất rau Bò khai thu được tại các ô thí nghiệm trong thời gian nghiên cứu được tổng hợp như sau (bảng 3.28):

Bảng 3.28: Năng suất thực thu của cây ở các mức che bóng (Đơn vị: gam/ô TN)

Cũng giống như số chồi/cây, chiều dài chồi, đường kính chồi và tỷ lệ hoá gỗ trên chồi, năng suất thực thu của cây rau Bò khai ở các công thức và các lứa hái khác nhau thì khác nhau.

Năng suất ở công thức che 50% là cao nhất (519,3 – 820,0 gam), thấp nhất là công thức che 0% (335,3 – 599,0 gam) (bảng 3.28, hình 3.39).

Năng suất của công thức che Nangsuat trungbinhocac muc chesang(gam/lua/OTN) 75% và 25% có sự chênh lệch khác

nhau ở các lứa hái. Trong các lứa hái

700.0 600.0 500.0 459.2

601.8 624.6 570.2

thì có lứa thứ 4 là cho năng suất cao nhất do lúc này điều kiện thời tiết thuận

400.0 300.0 200.0 100.0

lợi số chồi/cây nhiều cho nên số chồi 0.0 0%(Đ/C)

25% 50% 75%

thu hoạch được nhiều. Năng suất ở các

công thức che bóng (25%, 50%, 75%)

đều có sự sai khác có ý nghĩa với công

Lứa hái

Năng suất thu được ở các mức che sáng LSD05 CV% Lứa hái 0%(Đ/C) 25% 50% 75% LSD05 CV% 1

thức đối chứng (0%) với đô tin cậy 95% ở tất cả các lứa hái.

Từ kết quả thí nghiệm này có thể sơ bộ kết luận rằng, trong giai đoạn cây con

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai (erythropalum scandens blume) tại tỉnh thái nguyên, bắc kạn (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w