3.3.1.1. Ảnh hưởng của một số loại chất kích thích sinh trưởng đến khả năng ra rễ, ra chồi và tỷ lệ sống của hom giâm Bò khai
Sau 16 ngày giâm hom tiến hành thu thập số liệu về khả năng ra rễ của hom giâm theo định kỳ 7 ngày 1 lần. (bảng 3.13).
Tỷ lệ hom ra rễ tăng dần từ ngày thứ 23 đến ngày thứ 58 sau khi giâm hom. Sau ngày thứ 58 chỉ có 1/10 công thức thí nghiệm có hom ra rễ mới (02 hom). Vì vậy không tiếp tục tiến hành theo dõi về sự ra rễ của hom giâm.
Bảng 3.13: Tỷ lệ ra rễ của các công thức có và không dùng thuốc giâm hom (ĐVT: %)
+ Ở mỗi chất kích thích thời gian hom bắt đầu ra rễ là khác nhau: (Hình 3.34) - ABT là chất có tỷ lệ ra rễ đợt đầu nhiều nhất trong 3 chất thí nghiệm, trong đó, cao nhất là công thức Ic(ABT 50ppm) có tỷ lệ ra rễ 12,2%;
14 12.2 12 10 10 8.8 8 6 5.5 4.4 5.5 6.6 5.5 4 2 0 1.1 0
Công thức
Số ngày sau giâm Công thức 16 23 30 37 44 51 58 65 NAA (50ppm) 5,5
- IBA có tổng số hom ra rễ thấp hơn ABT, cao nhất ở loại chất kích thích này là công thức Ib (IBA 50ppm) với tỷ lệ ra rễ là 10%;
- NAA, Sau 16 ngày giâm, tỷ lệ ra rễ đạt thấp hơn 2 chất trên, trong đó công thức Ia (NAA 50ppm) có nhiều hom ra rễ hơn 2 công thức còn lại ;
- Công thức đối chứng thì sau 16 ngày giâm chưa có hom nào ra rễ.
Cuối đợt thí nghiệm, tỷ lệ ra rễ ở mỗi công thức càng có sự khác biệt rõ ràng hơn (Hình 3.35): 90 80 70 62.2 71.1 78.8 77.7 71.1 65.5 83.3 80 73.3 60 50 40 30 20 10 0 45.5 I II III IV
Ty le ra re o cac cong thuc thi nghiem
Hình 3.35: Biểu đồ tỷ lệ ra rễ (65 ngày sau giâm)
ABT là chất có tỷ lệ ra rễ cao nhất trong các công thức thí nghiệm, đạt 83.3% ở công thức 50ppm, 80% ở công thức 100ppm, và 73.3% ở công thức 200ppm; NAA có tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt 78.8% ở công thức IIIa(NAA 200ppm); IBA đạt 77.7% (cao nhất) ở công thức 50ppm; Riêng công thức đối chứng, số hom ra rễ sau 65 ngày đạt tỷ lệ 45.5%. Công thức đối chứng có điểm đặc biệt là có khoảng thời gian ra rễ ngắn hơn tất cả các công thức thí nghiệm dùng chất kích thích sinh trưởng, thời gian ra rễ bắt đầu muộn hơn các công thức khác là 1 tuần nhưng lại kết thúc việc ra rễ sớm hơn 1 số công thức đến 2 tuần.
* Các chỉ tiêu ra rễ của hom Bò khai sau giâm 65 ngày
Từ kết quả trên (bảng 3.14) có thể thấy việc xử lý các chất kích thích ra rễ NAA, IBA, ABT đã mang lại kết quả rõ rệt, thời gian hình thành rễ của hom giâm Bò khai có sử dụng thuốc nhanh hơn việc không sử dụng thuốc kích thích ra rễ. ở mỗi nồng độ khác nhau của mỗi thuốc khác nhau thì thời gian ra rễ cũng khác nhau.
- Số rễ: Công thức cho số rễ TB/hom cao nhất là công thức Ic (ABT 50ppm) với 7,1 rễ/ hom, công thức Ib (IBA50ppm) với số rễ đạt 6,9 rễ/hom, công thức Ia
NAA (100ppm) NAA (200ppm) IBA (100ppm) IBA (200ppm) ABT (100ppm) NAA (50ppm) IBA (50ppm) ABT (50ppm) ABT (200ppm) Đ /C
(NAA50ppm) cho 6,6 rễ/hom, công thức đối chứng cho số rễ TB/ hom là thấp nhất với 3,8 rễ/ hom.
Bảng 3.14: Khả năng ra rễ tại các CT có và không dùng thuốc giâm sau 65 ngày
- Chiều dài rễ TB/ hom: Công thức cho chiều dài rễ trung bình / hom cao nhất
vẫn là các công thức Ic với chiều dài 4cm/rễ/hom, sau đó là công thức Ib với chiều dài rễ Tb là 3,5cm/rễ/hom và công thức IIIa (NAA 200ppm) với 3,4 cm/ rễ/hom, công thức đố chứng có chiều dài rễ trung bình là 1,8cm/rễ/hom.
- Chỉ số ra rễ: Chỉ số ra rễ cao nhất là công thứcIc (ABT 50ppm) công thức này có chỉ số ra rễ 28,4, sau đó là công thức Ib với chỉ số ra rễ 24,1, còn công thức IIIa (NAA 200ppm) có chỉ số là 21,7, công thức ĐC thấp nhất với chỉ số ra rễ là 6,9.
* Tỷ lệ ra chồi của hom giâm Bò khai.
Sau khi giâm hom được 2 tuần thì đã có rất nhiều hom nảy chồi. để đảm bảo cho tỷ lệ sống, khả năng ra rễ của hom giâm cao, các chồi này được cắt bỏ. Sau khi có một vài hom bắt đầu ra rễ (16 ngày sau giâm hom) thì ngừng ngắt bỏ chồi. Các hom ra chồi lúc đó rải rác ở tất cả các công thức (cả công thức đối chứng). Ở cuối đợt thí nghiệm có một số hom ra rễ nhưng chưa có chồi (mới chỉ nhú mầm chồi) và cũng có một vài hom có chồi nhưng lại không ra rễ, tỷ lệ ra chồi của hom giâm Bò khai ở cuối đợt thí nghiệm là thấp hơn so với tỷ lệ hom ra rễ. (Bảng 3.15)
Công thức thí nghiệm Số hom thí nghiệm Số hom ra rễ Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ TB/hom ( cái)
So sánh tỷ lệ ra chồi của hom giâm sử dụng các chất chất kích thích sinh trưởng khác nhau, sau khi giâm 65 ngày cho thấy (bảng 3.15):
+ NAA: 2 công thức có tỷ lệ ra chồi cao nhất là Ia, IIa đạt 46.66% cao hơn so với tỷ lệ nảy chồi của toàn thí nghiệm 43.88%, riêng công thức IIIa đây là công thức có tỷ lệ hom ra rễ cao nhất trong 3 công thức của thuốc này nhưng với tỷ lệ ra chồi 40% thì nó lại là công thức cho tỷ lệ chồi thấp so với 2 công thức trên đồng thời cũng là công thức có tỷ lệ ra chồi thấp hơn tỷ lệ ra chồi của toàn thí nghiệm.
+ IBA: Công thức cho tỷ lệ nảy chồi cao nhất trùng với công thức đã cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. Cao nhất là công thức Ib, với tỷ lệ nảy chồi 51.11% , 2 công thức còn lại có tỷ lệ nảy chồi thấp hơn tỷ lệ nảy chồi của toàn thí nghiệm..
Bảng 3.15: Khả năng ra chồi tại các CT có và không dùng thuốc giâm sau 65 ngày
+ ABT: Các công thức trong thí nghiệm về loại thuốc này đều cho tỷ lệ nảy chồi cao hơn tỷ lệ nảy chồi của toàn thí nghiệm. Trong đó công thức cho tỷ lệ số hom ra chồi đạt cao nhất là công thức Ic với tỷ lệ nảy chồi lên đến 52.22%.
Tuy nhiên sự tác động của chất kích thích ra rễ đến sự ra chồi của hom là không rõ ràng, điều này được thể hiện qua chiều dài chồi trung bình và chỉ số ra chồi.
- Đối với NAA, số chồi trung bình/ hom dao động từ 1.1-1.3chồi /hom ngược từ công thức IIIa trở lại Ia, chiều dài chồi trung bình dao động 5.28cm ở công thức Ia
đến 7.88cm ở công thức IIIa, chỉ số ra chồi dao động từ 6.86 ở công thức Ia – 8.76 ở
Công thức TN Số hom TN Số hom ra chồi Tỷ lệ % Số chồi
công thức IIIa. Như vậy qua đây ta thấy công thức có tỷ lệ ra chồi, số chồi trung bình trên hom thấp nhất lại là công thức có chỉ tiêu chiều dài chồi trung bình và chỉ số ra chồi cao nhất (IIIa) và ngược lại.
- Đối với IBA, đây là chất mà các chỉ số không có biến động gì lớn, chỉ tiêu số chồi trung bình/ hom dao động nhẹ từ 1,17 ở công thức Ib đến 1,27 chồi/ hom ở công thức IIIb, về chỉ số chiều dài của chồi thì chất IBA cũng là chất có chiều dài chồi trung bình thấp, dao động từ 3,89cm ở công thức IIIb đến 5,07cm ở công thức Ib, chỉ số ra chồi dao động nhẹ trong khoảng 4,94 ở công thức IIIb và 6.15 ở công thức Ib
(IBA50ppm).
- Đối với ABT, chất này có tỷ lệ số hom ra rễ nhiều nhất toàn thí nghiệm. Nhưng về số hom ra chồi của các công thức trong loại thuốc này không có khác biệt lớn. Về chiều dài chồi có chỉ số biến động trong khoảng 5,02cm ở công thức IIIc cho đến 6,64cm ở công thức IIc.. khoảng dao động này cũng không trội hẳn so với các công thức khác. Còn các chỉ số về số chồi trung bình/hom lớn nhất là công thức Ic
với chiều dài chồi trung bình là 1,29cm, ngắn nhất là công thức IIIc. Chỉ số ra chồi thì công thức IIc là công thức có chỉ số cao nhất với 7,99, thấp nhất là công thức IIIc
với chỉ số ra chồi là 5,88.
- Riêng công thức đối chứng, tỷ lệ hom ra chồi, chiều dài chồi trung bình và chỉ số ra chồi lần lượt là 30%, 3,6cm, 3,6 thấp hơn các công thức có dùng thuốc.
Từ các kết quả trên ta thấy, các chất kích thích khác nhau có sự tác động khác nhau đến sự ra chồi của hom giâm Bò khai, tuy nhiên ảnh hưởng tác động đến sự ra chồi không rõ ràng như đối với ra rễ.
* Xác định loại chất kích thích và nồng độ phù hợp cho giâm hom Bò khai
Để xác định chất kích thích phù hợp, sử dụng chỉ tiêu số lượng và tỷ lệ hom đủ tiêu chuẩn xuất vườn trung bình/công thức sau khi thí nghiệm kết thúc (80 ngày) để xác định công thức trội nhất đối với từng loại chất kích thích và của toàn thí nghiệm (bảng 3.16).
Ta thấy ABT là chất cho tỷ lệ cây xuất vườn cao nhất, trung bình đạt từ 20,67- 23,67 cây/công thức – tỷ lệ từ 68,89 đến 78,89%, trong đó trội nhất là công thức Ic(ABT 50ppm) đạt trung bình 23,67 cây/ô thí nghiệm (78,89%). Tiếp đến là chất NAA đạt từ 17,67-22,67 cây/công thức, trong đó trội nhất là công thức
IIIa(NAA200ppm) đạt trung bình 22,67 cây/ô thí nghiệm (75,56%). Chất IBA cho số cây sống từ 18,67-22,33 cây/công thức trong đó trội nhất là công thức Ib
Bảng 3.16. Số lượng và tỷ lệ hom đủ tiêu chuẩn xuất vườn khi kết thúc thí nghiệm
So sánh sự khác nhau giữa các công thức trội nhất của các chất kích thích ta thấy ABT có sai khác ở mức tin cậy 95% so với chất IBA, nhưng với NAA thì không có sai khác đủ độ tin cậy ý nghĩa. Các công thức trội nhất của IBA và NAA không có sai khác thực tế. Tuy nhiên sự khác nhau về nồng độ của mỗi chất kích thích trong thí nghiệm lại dẫn đến sự sai khác có ý nghĩa về tỉ lệ cây con xuất vườn.
3.3.1.2. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng ra rễ, ra chồi và tỷ lệ sống của hom giâm Bò khai
* Ảnh hưởng của các loại giá thể đến khả năng ra rễ
Bảng 3.17: Số hom ra rễ trung bình của các công thức giá thể qua các kỳ theo dõi
Công thức Số cây xuất vườn TB/CT (cây) Tỉ lệ cây hom xuất vườn (%) Ia (NAA50ppm) 17.67 58.89 IIa (NAA100ppm) 20.33 67.78 IIIa (NAA200ppm) 22.67 75.56 Công thức Thí nghiệm Số hom ra rễ trung bình Công thức Thí nghiệm 27 ngày 34 ngày
Kết quả theo dõi cho thấy, số hom ra rễ tăng dần từ ngày thứ 27 đến ngày thứ 55 sau khi giâm hom. Sau ngày thứ 55 còn rất ít công thức thí nghiệm có hom ra rễ mới. Vì vậy không tiếp tục tiến hành theo dõi về sự ra rễ của hom giâm.
Trong 04 công thức thí nghiệm thì công thức 3 với giá thể là đất tầng B 70% + rơm mục 30% có số hom ra rễ trung bình và tỷ lệ ra rễ cao nhất qua các kỳ theo dõi (bảng 3.17; 3.18). Tiếp đến là công thức 2, công thức 1, và thấp nhất là công thức 4 với giá thể là cát sạch 100%.
Kết quả xử lý thống kê cho thấy, công thức 3 và công thức 2 có số hom ra rễ trung bình cao hơn công thức 1 và 4 ở mức sai khác có ý nghĩa (tính theo số trung bình của 2 nhóm công thức 2+3 và 1+4). Ngoài ra ta thấy, cả 3 công thức 1,2,3 đều có sự sai khác có ý nghĩa đối với công thức 4 về số hom ra rễ trung bình ở tất cả các kỳ theo dõi (bảng 3.18)
Bảng 3.18: Tỉ lệ ra rễ của các công thức giá thể theo thời gian
* Ảnh hưởng của các loại giá thể đến sự ra chồi
Kết quả theo dõi về sự ra chồi ở các công thức cho thấy (bảng 3.19):
Bảng 3.19: Các chỉ tiêu về ra chồi của các công thức giá thể
(i) về số hom ra chồi, ở công thức 3 (Đất tầng B 70% + rơm mục 30%) có số
hom ra chồi cao hơn công thức 1 và 4; cả 3 công thức 3, 2, 1 đều có số hom ra chồi
Công thức Số hom ra chồi trung bình Số chồi trung bình/hom (cái) Chiều dài TB chồi Công thức Thí nghiệm
Tỷ lệ hom ra rễ sau giâm (ngày) % Công thức Thí nghiệm
lớn hơn công thức 4 ở mức sai khác có ý nghĩa (độ tin cậy 95%) (bảng 3.19). (ii) Về chỉ tiêu số chồi TB/hom và chiều dài TB chồi ta thấy 2 công thức 3 và 2 đều có số chồi trung bình/hom và chiều dài trung bình của chồi lớn hơn so với công thức 1 và 4 ở mức sai khác có ý nghĩa (độ tin cậy 95%)
Về tỷ lệ ra chồi của
các công thức ta thấy (hình Tyle hom ra choi (%)
3.36), công thức 3 (Đất tầng 70 67
B 70% + rơm mục 30%) có tỷ lệ số hom ra chồi cao nhất đạt 67%, tiếp đến là 60 50 40 30 48 53 31 công thức 2 (Đất tầng A 70% + rơm mục 29% + NPK 20 10 0
chặt với tỷ lệ cây hom sống, vì một số hom ra chồi nhưng không ra rễ thì đều bị chết ở cuối đợt thí nghiệm.
* Số lượng và tỷ lệ cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn
Khi kết thúc thí nghiệm (75 ngày sau giâm), tiến hành thống kê số lượng và tỷ lệ cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn, kết quả cho thấy các loại giá thể khác nhau đã có ảnh hưởng rõ ràng tới kết quả giâm hom cây Bò khai (bảng 3.20).
Bảng 3.20: Số cây sống và tỷ lệ xuất vườn trung bình/công thức TN giá thể
Công thức Số cây hom sống TB/CT (cái) Tỷ lệ (%) 1 - Đất tầng A 70% + rơm mục 30% 20,00 66,67 2 - Đất tầng A 70% + rơm mục 29% + NPK 1% 22,67
Trong đó công thức 3 (Đất tầng B 70%+ rơm mục 30%) là công thức trội nhất toàn thí nghiệm, với số cây hom đủ tiêu chuẩn xuất vườn trung bình là 24,67 cây/ô thí nghiệm đạt 82,22%.
3.3.1.3. Ảnh hưởng của các loại hom khác nhau (hom bánh tẻ, hom già) đến khả năng ra rễ và tỷ lệ sống của hom giâm Bò khai
* Về khả năng ra rễ
Kết quả theo dõi cho thấy, trong 02 công thức thí nghiệm thì công thức 1 với hom giâm là loại bánh tẻ có số hom ra rễ trung bình/công thức cao hơn công thức 2 (hom già) qua các kỳ theo dõi (bảng 3.21). Loại trừ số liệu thống kê tại thời điểm 20 và 27 ngày sau giâm là chưa có hom ra rễ hoặc sai số quá lớn, sự sai khác không có ý nghĩa, còn các kỳ theo dõi ở thời điểm 34, 41, 48, 55 ngày sau giâm đều có sai số chấp nhận được và sự sai khác giữa 2 công thức là có ý nghĩa với độ tin cậy 95%. Loại hom già có thời gian bắt đầu ra rễ muộn hơn, 34 ngày sau giâm mới có trung bình 4,7 hom ra rễ/công thức, trong khi đó loại hom bánh tẻ ở thời điểm 27 ngày sau giâm đã có trung bình 2 hom ra rễ/công thức.
Bảng 3.21: Kết quả theo dõi về thời gian ra rễ của các loại hom
Về tỷ lệ hom ra rễ, qua các kỳ theo dõi ta đều thấy loại hom bánh tẻ luôn có tỉ lệ hom ra rễ cao hơn so với hom già (hình 3.37).
100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 H om b an h t e H om g ia 2 0 n gà y 27 n gà y 3 4 ng à y 4 1 ng ày 48 n gà y 5 5 ng à y
Công thức thí nghiệm
Số hom ra rễ trung bình ( sau giâm: ngày) Công thức thí nghiệm 27 34 8 6 .6 7 66 . 67 6 5. 5 6 5 1. 1 1 4 0 .0 0 4 3 .3 3 6 . 67 1
* Khả năng ra chồi của các công thức
Kết quả theo dõi về khả năng ra chồi ở các công thức cho thấy: loại hom bánh tẻ có các chỉ tiêu số hom ra chồi, số chồi TB/hom, chiều dài TB chồi đều cao hơn so với hom già ở mức sai khác có ý nghĩa (độ tin cậy 95%) (bảng 3.22)
Bảng 3.22: Các chỉ tiêu về ra chồi của các loại hom
Về tỷ lệ số hom ra chồi ở các công thức thí nghiệm, ta thấy loại hom bánh tẻ có tỷ lệ ra chồi đạt 51.11%, cao hơn nhiều so với hom già 8,89% (hình 3.38).