Xây dựng mô hình sản xuất rau Bò khai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai (erythropalum scandens blume) tại tỉnh thái nguyên, bắc kạn (Trang 108 - 111)

Công thức thí nghiệm

TN5a: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm TN5b: Ảnh hưởng của

liều lượng bón lân TN5c: Ảnh hưởng của

liều lượng bón kali Công thức

thí nghiệm CT1

Từ kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu các đặc điểm sinh thái của cây Bò khai tự nhiên và các thí nghiệm trồng trọt, lựa chọn một số hộ dân để xây dựng các mô hình sản xuất rau Bò khai tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Các mô hình được chọn để nghiên cứu, đánh giá thuộc 02 loại đất khác nhau: (i) Đất đen

(macgalit – feralit) trên núi đá vôi, và (ii) đất phát triển trên sa thạch – xám bạc màu (Haplic Acrisols). Phương thức trồng là thuần loài và trồng xen với các loài khác.

Cụ thể các mô hình như sau:

MH1: Trồng rau Bò khai thuần loài trên đất núi đá vôi;

MH2: Trồng rau Bò khai xen với cây hàng năm trên đất núi đá vôi; MH3: Trồng rau Bò khai xen với cây ăn quả trên đất núi đá vôi; MH4: Trồng rau Bò khai thuần loài trên đất xám bạc màu; MH5: Trồng rau Bò khai xen với cây LN trên đất xám bạc màu;

MH6: Trồng rau Bò khai xen với cây ăn quả trên đất xám bạc màu. (xem phụ lục 24, 25, 26, 27, 28, 29)

Kết quả thống kê năng suất thu được ở các mô hình trong 2 năm 2009 và 2010 (cây Bò khai ở tuổi 2 và 3) như sau:

Bảng 3.33. Năng suất trung bình tại các mô hình

Số liệu (bảng 3.33) cho thấy, năng suất trung bình ở các mô hình thử nghiệm có sự chênh lệch rất lớn, chúng biến động từ 8,73 đến 21,00 tạ/ha. Mô hình MH3, trồng rau Bò khai xen với cây ăn quả trên đất phát triển trên núi đá vôi cho năng suất trung bình cao nhất. Thấp nhất là mô hình MH4 trồng thuần rau Bò khai trên đất xám bạc màu. Mô hình Năng suất TB (tạ/ha/năm) So với MH1% So với MH2% So với MH3% So với

So sánh hiệu quả các mô hình qua hai năm ta thấy: Ở tất cả các mô hình đều có biến động tăng năng suất trung bình, do cây Bò khai là loài dây leo thân gỗ sống nhiều năm, nên trong những năm đầu cho năng suất thấp. Tuy vậy ta cũng thấy, các mô hình MH1 và MH4 (trồng thuần loài) có mức độ tăng thấp hơn so với các mô hình khác (trồng xen cây hàng năm và trồng dưới tán cây khác) (bảng 3.34).

Bảng 3.34: Năng suất thống kê tại các mô hình qua 2 năm

So sánh hiệu quả mô hình trên 2 loại đất khác nhau (hình 3.40) ta thấy, các mô hình được trồng trên đất núi đá vôi đều có năng suất trung bình cao hơn so với các mô hình tương tự trồng trên đất xám bạc màu.

nang suat trung binh (ta/ha/nam)

25.00 21.00 20.00 15.00 10.00 13.37 18.61 8.73 17.11 18.00 5.00 0.00 MH1 MH2 MH3 MH4 MH5 MH6

Dat nui da voi Dat xam bac mau

Hình 3.40: So sánh năng suất giữa các mô hình ở hai loại đất khác nhau

Mặc dù các mô hình sản xuất rau Bò khai đều trong quá trình kiến thiết cơ bản, chưa vào thời kì kinh doanh cho năng suất ổn định, nên chưa thể hạch toán và so sánh hiệu quả kinh tế với các mô hình cây trồng khác. Tuy nhiên với đặc điểm thích nghi của cây Bò khai trong việc trồng xen với cây hàng năm (trong những năm đầu),

Mô hình Năng suất TB (tạ/ha/năm) Năng suất tăng thêm 2010/2009 (tạ/ha/năm) Tỷ lệ tăng thêm % Mô hình

và trồng dưới tán cây ăn quả trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, cũng đã cho thấy tiềm năng to lớn của loài cây này.

Các mô hình MH2, MH3, MH5, MH6 đều cho năng suất trung bình từ 20-23 tạ/ha/năm, nhân với giá bán buôn trung bình trong khu vực từ 13.000-15.000đ /kg, sẽ tương đương với khoản thu từ 26 đến 34,5 triệu đồng/ha/năm. Ước tính khi cây phát triển tốt ở năm thứ 4,5 có thể cho năng suất 45-60 tạ/ha/năm (xem bảng thống kê năng suất thí nghiệm che sáng) khi đó doanh thu và lợi nhuận của mô hình sản xuất rau Bò khai sẽ tăng ít nhất từ 2 đến 3 lần so với hiện tại. Từ đây có thể coi mô hình sản xuất rau Bò khai đặc sản là một trong những hướng sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học và biện pháp kỹ thuật trồng cây bò khai (erythropalum scandens blume) tại tỉnh thái nguyên, bắc kạn (Trang 108 - 111)