Ngành nghề kinh doanh

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần kỹ thuật seen đến năm 2020 (Trang 26 - 66)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1.3.1Ngành nghề kinh doanh

Bng 2.1: Ngành ngh kinh doanh ca công ty CP k thut SEEN

STT Ngành Nghề Kinh Doanh Mã

1. Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Chi tiết: - Thiết kế hệ thông công nghệ xử lý nước;

- Thiết kế hệ thống tự động hoá công trình dân dụng và công nghiệp; - Thiết kế điện công trình dân dụng và công nghiệp;

- Thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Tư vấn thiết kế, thẩm định các thiết bị và công nghệ điện, điện tử,

27

hoá sinh, điều khiển, môi trường và cơ khí;

2. - Tư vấn đấu thầu (không bao gồm xác định giá gói thầu và giá hợp đồng trong xây dựng);

- Đầu tư xây dựng theo hình thức BT, BOT, EPC, BTO, BOO các dự án hạ tầng kỹ thuật, điện, tự động hoá, cơ khí, khí thải, chất thải rắn, nước cấp, nước thải dân dụng và công nghiệp;

- Tái chế, tái sử dụng chất thải;

- Sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường;

- Thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; - Xử lý ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường; - Xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp

- Sản xuất chương trình phần mềm, sản phẩm điện tử, tin học; - Tư vấn, xây lắp các công trình điện cho đến 35KV;

- Đầu tư, kinh doanh bất động sản;

- Xây dựng công nghiệp, dân dụng và giao thông;

- Sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị tự động hoá và cơ khí; - Dịch vụ kỹ thuật điện tử, cơ khí và kỹ thuật môi trường; - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng;

- Lắp đặt công trình kỹ thuật và xử lý môi trường;

- Sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị và các sản phẩm điện, điện tử; ( Doanh nghiệp chỉ hoạt động xây dựng công trình khi đáp ứng đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật)

Nghàn h nghchưa khp mã vi hthng nghành kinh tế Vit Nam. 2.1.3.2Vốn Điều Lệ

Vốn điều lệ của công ty: 150.000.000.000 đồng Vốn pháp định : 6.000.000.000 đồng

Số cổ phần : 15.000.000 cổ phần Mệnh giá cổ phần: 10.000

28 Số cổ phần được quyền chào bán: 0

2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.2.1 Các công trình mà Công ty CP kỹ thuật SEEN đã trực tiếp thi công : 2.2.1 Các công trình mà Công ty CP kỹ thuật SEEN đã trực tiếp thi công :

Bng 2.2: Các công trình công ty CP k thut SEEN đã thi công

Tên công trình Địa điểm

• Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn-GĐ2

• Nhà máy xử lý nước thải KCN Vân Canh

• Nhà máy xử lý nước thải KCN Việt Hưng

• Trạm xử lý nước thải BigC

• Trạm xử lý nước thải khu Resort Nam Hải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Nhà máy nước cấp Ethanol

• Nước cấp nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao

• Xử lý nước cấp nhà máy lọc dầu Dung Quất

• Xử lý nước thải nhà máy sữa Vinamilk

• Xử lý nước thải nhà máy sữa Nutifood

Và nhiu công trình khác….

Sóc Sơn – Hà Nội

Từ Liêm – Hà Nội

Gia Lâm – Hà Nội

Cầu Giấy – Hà Nội

Thanh Khê – Đà Nẵng

Tam Nông – Phú Thọ

Lâm Thao – Phú Thọ

Dung Quất- Quảng Ngãi

Gia Lâm – Hà Nội

Yên Hoà – Bình Dương

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm Công ty CP kỹ thuật SEEN

29

2.2.2 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật SEEN:

(Sn lượng,doanh thu, chi phí, li nhun trước thuế, li nhun sau thuế …) Bng 2.3: Mt s ch tiêu kinh tế ca công ty CP k thut SEEN

Năm Năm Năm Năm Năm

ST T Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 2010 2011 1 Sản lượng Tỷ đồng 185.368 186.710 220.779 255.986 305.835 2 Tổng doanh thu Tỷ đồng 137.172 140.033 167.792 199.669 274.285 3 Tổng chi phí Tỷ đồng 133.465 134.431 158.961 184.310 246.731 4 Lãi trước thuế Tỷ

đồng 3.707 5.601 8.831 15.359 27.554

5 Thuế phải nộp Tỷ

đồng 1.038 1.568 2.473 4.301 6.851 6 Lãi sau thuế Tỷ

đồng 2.669 4.033 6.358 11.059 17.616 7 Tỷ suất LN/DT % 1.946 2.880 3.789 5.538 7.200 8 Thu nhập BQ của người lao động Triệu đồng 1.6 2.4 3.1 4.5 5.9

30

(Ngun: Báo cáo kết qu sn xut kinh doanh hàng năm Công ty CP k thut SEEN giai đon 2007 – 2011)

V giá tr sn lượng thc hin: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang trên đà phát triển với tổng giá trị thực hiện ngày càng tăng năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ quy mô của Công ty ngày càng lớn mạnh.Theo bảng tổng hợp giá trị sản lượng 5 năm gần đây, giá trị sản lượng thực hiện tăng đều từ năm 2007 đến năm 2011.

V doanh thu: Qua bảng thống kê ở trên cho thấy doanh thu hàng năm của công (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ty có sự biến động tương đồng với sản lượng thực hiện. Trong 3 năm, từ năm 2007 đến năm 2009, doanh thu hàng năm biến động không nhiều.

V li nhun: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm cao nhất là 7.2%, năm thấp nhất là 1.946 %. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu này thể hiện hiệu quả sản xuất của công ty cao. Mặc dù những năm gần đây ngành xây dựng gặp rất nhiều khó khăn; thêm vào đó là tình trạng lạm phát kéo dài từ năm 2007 đến nửa đầu năm 2008, cùng với đó, năm 2011 do nhà nước thắt chặt tiền tệ nhưng công ty vẫn hoạt động có lãi. Đó là do trong quá trình phát triển, công ty đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm, tối ưu hoá chi phí sản xuất để tăng lợi nhuận, từ đó nâng cao thu nhập cho người lao động.

2.2.3 Thị trường, thị phần của công ty cổ phần kỹ thuật SEEN 2.2.3.1Đầu vào (nhân lực, vật tư, thiết bị …) 2.2.3.1Đầu vào (nhân lực, vật tư, thiết bị …)

Về nhân lực: Là một công ty chuyên nghiên cứu và thi công các công trình về nghành công nghệ môi trường, thường xuyên phải cập nhật các công nghệ mới tiến tiến trong nước và trên thế giới. Do vậy, công ty luôn chú trọng trong công tác đào tạo nhân lực, luôn cập nhật cho các cán bộ công nhân viên những công nghệ tiên tiến nhất của ngành công nghiệp môi trường, tự động hóa… để phục vụ tốt nhất cho công việc.

Về vật tư, thiết bị: Đặc thù của nghành công nghiệp môi trường (là nghành nghề chủ lực và mũi nhọn của công ty) là các thiết bị máy móc đa phần phải nhập khẩu từ nước ngoài, cho nên, công ty đã thiết lập được một hệ thống các nhà cung ứng thiết bị đáng tin cậy như SINMAYWA, RECO, RITS, KOMATSU … Đây đều là những tập

31

đoàn đa quốc gia, có năng lực cung ứng rất lớn về số lượng, đảm bảo về chất lượng cũng như kịp thời về thời gian giao hàng. Ngoài ra, để hạ giá thành sản phẩm cũng như để chủ động hơn trong công việc, công ty cũng tiến hành chế tạo các thiết bị phổ dụng, tiến tới tăng cường sự hợp tác với các hãng cung ứng, học tập, nhận chuyển giao công nghệ để tự chế tạo các thiết bị phức tạp hơn.

2.2.3.2 Đầu ra (Khách hàng)

Khách hàng truyền thống của công ty trong lĩnh vực công nghệ môi trường là các cụm công nghiệp. Có thế nói rằng, thương hiệu SEEN đã phủ kín hơn một nửa các khu công nghiệp tập trung trên toàn quốc. Đây là nhóm khách hàng mà công ty đặc biệt quan tâm, luôn luôn dành sự phục vụ chu đáo nhất. Tuy nhiên, để đa dạng hơn đối tượng khách hàng của mình, công ty cũng đang tập trung giới thiệu sản phẩm của mình đến các lĩnh vực khác như chế biến thực phẩm, da giày… Đây là nhóm khách hàng rất tiềm năng do nhu cầu về xử lý môi trường cao và cũng đang rất cấp thiết.

2.2.3.3 Đối thủ cạnh tranh

Trong lĩnh vực hạ tầng và môi trường: Xây dựng cơ sở hạ tầng và môi trường là thị trường lớn chủ yếu mang tính sống còn của công ty. Mức độ cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường sẽ ngày càng gay gắt giữa công ty với nhiều đơn vị bạn trong và ngoài ngành có tiềm lực mạnh về ngành nghề truyền thống và họ cũng đang mở rộng phát triển nhiều ngành nghề khác.

Về lĩnh vực hạ tầng và môi trường, công ty phải đương đầu cạnh tranh với nhiều đối thủ tầm cỡ có thể thua kém hơn ta về mặt này nhưng lại mạnh hơn chúng ta về mặt khác như trong ngành môi trường có các công ty của tổng công ty môi trường đô thị việt nam, tổng công ty VIWASEEN, VINAWATER … và nhiều đơn vị của địa phương có lực lượng thi công đường bộ rất lớn không thua kém chúng ta về năng lực, thiết bị và kinh nghiệm ngành nghề truyền thống thậm trí có nhiều đơn vị mạnh hơn. Đang có không ít đơn vị đang mở rộng thị trường xây dựng sang ngành môi trường của chúng ta. Đó là các công ty của bộ Quốc phòng, bộ xây dựng… đây đều là những đơn vị mạnh có năng lực về thiết bị, công nghệ hiện đại, lực lượng CBCN đông đảo đã tham gia các lĩnh vực xây dựng như: XD dân dụng, thuỷ điện, xuất nhập khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng... nhiều đơn vị có phương thức kinh doanh rất đa dạng, có nhiều lĩnh

32

vực họ đãđi trước công ty một bước như: đầu tư XD và kinh doanh điện, xi măng, nhà ở...

2.3 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY DOANH CỦA CÔNG TY

2.3.1 Môi trường kinh doanh bên ngoài của Công ty CP kỹ thuật SEEN 2.3.1.1 Môi trường vĩ mô 2.3.1.1 Môi trường vĩ mô

a. Môi trường kinh tế

Tc độ tăng trưởng ca nn kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011 của Việt Nam là 5,89 %. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm 2011 tuy thấp hơn mức tăng 6,78% của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá cao và hợp lý. Thách thức kinh tế lớn nhất mà Việt Nam phải đối đầu trong năm qua là lạm phát gia tăng, cùng với chính sáh thắt chặt tiền tệ của chính phủ. Mặc dù tăng trưởng trong năm 2011 không được như kế hoạch điều chỉnh đã đề ra, nhưng đó cũng là một nỗ lực đáng ghi nhận kết quả trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay.

T l lãi sut

Tỷ lệ lãi suất đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng - đối tượng thường xuyên vay tiền để thanh toán cho các khoản mua hàng hoá của mình. Lãi suất tăng là mối đe dọa đối với công ty.

Năm 2010 và nửa đầu năm 2011, lãi suất ngân hàng liên tục tăng làm các doanh nghiệp xây dựng rất khó khăn trong việc vay vốn và chính các ngân hàng cũng bị lỗ do gặp khó khăn ở đầu ra vì lãi suất cho vay quá cao, đồng thời cũng có rất nhiều doanh nghiệp khát vốn nhưng cũng không thể với tới được mức lãi suất cao như thế.

T l lm phát

Lạm phát và vấn đề chống lạm phát là một yếu tố rất quan trọng. Lạm phát ảnh hưởng tới tất cả các mặt của đời sống xã hội, và tất yếu nó cũng có ảnh hưởng rất lớn

33

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng. Lạm phát tăng, các dự án đầu tư trở nên mạo hiểm, và nếu lạm phát tiếp tục tăng thì các hoạt động đầu tư của chủ đầu tư trở thành công việc hoàn toàn may rủi. Khi này các nhà đầu tư sẽ giảm sự đầu tư của mình đi vì trong môi trường lạm phát mạnh thì sẽ khó dự đoán được lợi nhuận thu được dự án đầu tư. Vấn đề chống lạm phát trở thành những vấn đề được Chính phủ ưu tiên hàng đầu và lạm phát thường giữ dưới mức 10%. Tuy nhiên lạm phát của cả năm 2011 vẫn ở mức 18.56 %.Năm 2012, Chính phủ đặt mục tiêu lạm phát ở mức khoảng 9%, cụ thể hóa yêu cầu của Quốc hội là kiềm chế lạm phát ở mức 1 con số. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho cả nền kinh tế nói chung và cho các doanh nghiệp xây dựng nói riêng.

b. Môi trường chính tr, pháp lut

Để phát triển, ngoài những yếu tố về kinh tế thì mọi doanh nghiệp đều rất cần đến một nền chính trị ổn định và một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Các chủ trương chính sách của Nhà nước ra đời như luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, luật doanh nghiệp, luật chứng khoán, luật đầu tư, luật đấu thầu tạo ra một hành lang pháp lý rõ ràng hơn trong kinh doanh đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng. Quy chế về quản lý đấu thầu liên tục thay đổi gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xây dựng. Ngày 29 tháng 11 năm 2005 luật đấu thầu được ban hành và đến ngày 05/05/2008 nghị định số 58/2008/NĐ – CP được ban hành hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng. Như vậy đến nay về cơ bản hệ thống pháp luật về đấu thầu của Việt Nam đó hoàn chỉnh và đảm bảo tính đồng bộ.

Mặt khác, sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách kinh tế luôn là sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Mặc dù hiện nay kinh tế thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng xu hướng đầu tư vào Việt Nam vẫn khả quan vì chúng ta có lợi thế về ổn định kinh tế – chính trị so với khu vực.

c. Các yếu t văn hóa xã hi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự tác động của các yếu tố văn hóa xã hội thường có tính dài hạn và tinh tế hơn các yếu tố khác; nó thường biến đổi hay tiến triển chậm đôi khi khó nhận biết được. Do vậy, các doanh nghiệp phải nhận ra sự thay đổi đó để dự báo tác động và đề ra chiến lược. Mặt khác, phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa xã hội là rất rộng “ nó

34

xác định cách người ta sống, làm việc, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm dịch vụ”. Như vậy hiểu biết về mặt văn hóa xã hội sẽ là cơ sở rất quan trọng trong quá trình quản trị chiến lược của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, văn hóa trong ngành xây dựng rất đa dạng. Phong thủy là một trong những nét văn hóa đó. Dân gian Việt Nam rất coi trọng phong thủy nơi ở. Câu ngạn ngữ “Thứ nhất dương cơ (nơi ở) thứ nhì mồ mả” như là lời giáo huấn cho các thế hệ tiếp theo khi chọn nơi ở, khi làm nhà, mặc dù không có bất kỳ hình thức đào tạo nào, nhưng hầu hết mọi người dân xứ Việt đều có kiến thức phong thủy trong xây dựng nhà ở. Đó là những kinh nghiệm truyền đời với tính cách là bộ phận của văn hóa dân gian Việt Nam. Bám sát vào tâm lý đó, công ty Công ty CP kỹ thuật SEEN đã có những phương pháp khác nhau trong việc thi công.

Còn rất nhiều những nét đẹp văn hóa trong ngành xây dựng ở Việt Nam như tuổi làm nhà, giờ khởi công....đòi hỏi công ty luôn phải tìm hiểu để có những biện pháp thi công ở từng vùng miền khác nhau.

Một đặc điểm của sản phẩm xây dựng là luôn gắn liền với nơi xây dựng, địa điểm sản xuất không ổn định, lực lượng lao động và các phương tiện luôn luôn phải di chuyển từ địa phương này sang địa phương khác. Để việc tổ chức sản xuất của công ty được thuận lợi thì phải biết dựa vào người dân địa phương, muốn vậy thì điều quan trọng nhất là cần phải có sự hiểu biết và tôn trọng những phong tục tập quán của họ. Ngày nay, do sự ảnh hưởng của phương Tây và trình độ dân trí ngày càng cao, phong cách lối sống, sở thích của người dân cũng thay đổi, đòi hỏi những sản phẩm có độ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần kỹ thuật seen đến năm 2020 (Trang 26 - 66)