Trong số các biện pháp bảo đảm tín dụng, bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh là một trong các biện pháp phổ biến, mang tính đối nhân. Q trình xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật về vấn đề này đã có những thay đổi nhất định về tư duy lập pháp cũng như nhận thức về bản chất của biện pháp bảo lãnh. Điều này chi phối thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp bảo lãnh để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng ngân hàng và đã phát sinh những bất cập nhất định. Mặc dù được Bộ luật Dân sự năm 2005, cũng như Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định là biện pháp đối nhân, nhưng trong thực tiễn áp dụng về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ này vẫn đang gặp nhiều vấn đề vướng mắc và chưa thể hiện rõ được bản chất pháp lý của biện pháp bảo lãnh.
Các cơng trình đã cơng bố nghiên cứu về vấn đề bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng, đặc biệt là các nghiên cứu trong nước thường gắn với các vụ việc thực tiễn, làm sâu sắc hơn một số khía cạnh pháp lý của biện pháp bảo lãnh hoặc phản ánh các bất cập trong áp dụng pháp luật, nhưng chưa có cơng trình nghiên
cứu nào mang tính tồn diện về chế định bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng, cũng như làm rõ bản chất pháp lý của chế định bảo lãnh ở Việt Nam. Bởi vậy, việc lựa chọn các lý thuyết nghiên cứu, đặt ra giả thuyết và các câu hỏi nghiên cứu sẽ góp phần định hướng q trình nghiên cứu đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất được các giải pháp thiết thực hồn thiện pháp luật về bảo lãnh nói chung, bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng biện pháp bảo lãnh nói riêng ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2