Trách nhiệm của bên bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 89 - 92)

46 Khoản 2, 3, 4, 5 Điề u3 Bộ luật Dân sự năm 2015.

3.1.2.6. Trách nhiệm của bên bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng

Việc xác định trách nhiệm của người bảo lãnh có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo để nghĩa vụ của bên bảo lãnh được thực hiện một cách có hiệu quả. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định một điều khoản riêng về xử lý tài sản của bên bảo lãnh, trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh tốn cho bên nhận bảo lãnh (Điều 369). Việc xử lý tài sản của bên bảo lãnh theo quy định tại Điều 369 được hướng dẫn thực hiện như sau: (i) Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý theo quy định của pháp luật; (ii) Trong trường

hợp các bên khơng có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận bảo lãnh xử lý theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu bên bảo lãnh khơng giao tài sản thì bên nhận bảo lãnh có quyền khởi kiện theo quy định của pháp luật; (iii) Tại thời điểm xử lý tài sản của bên bảo lãnh, nếu bên bảo lãnh khơng có tài sản để xử lý hoặc khoản tiền thu được từ việc xử lý tài sản khơng đủ thanh tốn nghĩa vụ được bảo lãnh thì trong phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải giao tài sản có được sau thời điểm xử lý cho mình để tiếp tục xử lý47. Các quy định pháp luật trên đây được coi là căn cứ pháp lý tin cậy để bên nhận bảo lãnh yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện hiệu quả nghĩa vụ bảo lãnh của mình. Tuy nhiên, đến Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định này đã bị lược bỏ và thay vào đó là quy định về trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh. Điều 342 của Bộ luật này quy định: “(i) Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó; (ii) Trường hợp bên bảo lãnh khơng thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”. Có thể thấy rằng, các quy định về trách nhiệm dân sự của người bảo lãnh theo Bộ luật Dân sự năm 2015 sẽ đẩy bên nhận bảo lãnh vào vụ kiện “yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại”. Và khi đó, tính hiệu quả và “mục đích bảo đảm” của việc bảo lãnh là không đạt được. - Đối với các trường hợp miễn nghĩa vụ bảo lãnh, Điều 368 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “(i) Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh, thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối

47Khoản 13 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP, ngày 22/02/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm

với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định phải liên đới thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. (ii) Trong trường hợp chỉ một người trong số nhiều người cùng nhận bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình, thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ”. Tuy nhiên với nỗ lực về bổ sung và hoàn thiện pháp luật, Điều 341 của Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định toàn diện hơn về việc miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, cụ thể: “(i) Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh khơng phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác; (ii) Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ; (iii) Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh khơng phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại”.

3.1.2.7. Chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng

Về các trường hợp chấm dứt bảo lãnh, Điều 371 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng như Điều 343 Bộ luật Dân sự năm 2015 đều quy định, việc bảo lãnh được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

(i) Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt. Đây là trường hợp đương nhiên

chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh, bởi lẽ, thời hạn tồn tại việc bảo lãnh là thời hạn tồn tại nghĩa vụ được bảo lãnh, nay nghĩa vụ đó đã chấm dứt thì việc bảo lãnh cũng được chấm dứt.

(ii) Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Trong cả hai trường hợp này biện pháp bảo lãnh đều chấm dứt, tuy nhiên,

thuận hủy bỏ, thì thực chất quan hệ hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay và bên vay trở thành quan hệ hợp đồng khơng có bảo đảm; trong trường hợp các bên thỏa thuận thay thế biện pháp bảo đảm khác khơng phải là biện pháp bảo lãnh, thì quan hệ hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay và bên vay vẫn là quan hệ hợp đồng có biện pháp bảo đảm đi kèm, chỉ có khác ở biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

(iii) Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Đây là trường hợp người

bảo lãnh đã hoàn thành việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh

(iv) Theo thỏa thuận của các bên. Có thể là các bên thoả thuận về việc

miễn nghĩa vụ bảo lãnh; hoặc huỷ bỏ; hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w