nghĩa vụ trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại: Một số nhận định từ góc độ pháp lý đến thực tiễn” - trên http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/ .
cho một tổ chức, cá nhân nào đó vay tiền khi có người bảo lãnh. Tuy nhiên, do quy định bảo đảm theo quan điểm đối vật, các quy định trên thực chất là hướng tới việc bảo vệ quyền lợi cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng với tư cách là bên cho vay và bên nhận bảo lãnh, chứ chưa thực sự phát huy bản chất đối nhân của biện pháp bảo lãnh, chưa phân định rõ ranh giới trách nhiệm của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh trong các quy định pháp luật. Một số quy định pháp luật hướng dẫn thiên về định tính nhiều hơn định lượng. Trong một số vụ tranh chấp liên quan đến quan hệ bảo lãnh, người được bảo lãnh khơng thực hiện hết trách nhiệm của mình và đẩy hết rủi ro cho bên bảo lãnh. Một hệ lụy khác cũng cần quan tâm là quan hệ bảo lãnh có liên quan đến việc cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba, nếu pháp luật có quy định phải đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng hay chứng thực, thì vấn đề đặt ra ở đây là có phải làm các thủ tục với cả thỏa thuận bảo lãnh hay chỉ phải làm các thủ tục với thỏa thuận cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ ba? Bởi trên thực tế, có một số trường hợp thỏa thuận bảo lãnh có kèm theo các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ bảo lãnh, nhưng cũng có trường hợp hai văn bản này được lập riêng.
Trong khoảng thời gian thực hiện chế định bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, theo khảo sát, ghi nhận từ các vụ kiện tại Tịa án nhân dân, thì các vụ kiện tranh chấp từ hợp đồng tín dụng, trong đó, ngân hàng cho vay và nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của bên thứ ba ngày càng nhiều. Theo các báo cáo tổng kết cơng tác xét xử của Tịa án nhân dân cho thấy, ở thời điểm tình hình kinh tế khó khăn, số lượng các vụ án tín dụng, hay nói khác đi là, các vụ địi nợ của ngân hàng ngày càng nhiều. Đáng chú ý là các vụ đòi nợ mà trong đó, doanh nghiệp đi vay và thế chấp bằng tài sản của bên thứ ba (bên bảo lãnh) cũng ngày một nhiều lên. Trừ khối ngân hàng nước ngoài, hầu hết ngân hàng thương mại trong nước, ngay cả các ngân hàng lớn như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn (Agribank) … đều có những vụ kiện để giải quyết hậu quả hợp đồng tín dụng kiểu này. Ví dụ, vụ địi nợ của Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đối với một cá nhân (quận Thanh Xuân, Hà Nội), trong đó cá nhân này vay 410 triệu đồng thơng qua 2 hợp đồng tín dụng, tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của một gia đình ở huyện Đan Phượng (Hà Nội) nhận bảo lãnh. Khi người vay tiền khơng trả nợ, Ngân hàng địi siết nhà thì gia đình (bên bảo lãnh) có đất mới biết, cả
gốc và lãi của khoản nợ là 510 triệu đồng49. Trong khi đó, theo gia đình này (bên bảo
lãnh), họ có nhu cầu vay 100 triệu đồng và thực tế chỉ nhận được 88 triệu đồng, sau khi đã trừ lãi và phí. Tuy nhiên, do hợp đồng bảo lãnh - thế chấp đúng là do gia đình này ký, đã đăng ký giao dịch bảo đảm, nên Tịa án tun Techcombank có quyền phát mại tài sản trong trường hợp người đi vay không trả được nợ. Hay trường hợp Ngân hàng Đông Nam Á (Seabank) cho Công ty Hưng Phát vay 5,7 tỷ đồng, tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất của 3 hộ gia đình. Sau khi Ngân hàng khởi kiện đòi nợ và giám định thì phát hiện chữ ký của một gia đình trên hợp đồng thế chấp là giả mạo. Một hộ gia đình khác thì đưa ra chứng cứ về việc họ đã trả nợ 1,7 tỷ đồng, được Phó Giám đốc Seabank Chi nhánh Ba Đình ký xác nhận, trong số 2,4 tỷ đồng mà gia đình họ đã bảo lãnh, trong khi đại diện Ngân hàng Đông
Nam Á (Seabank) cho biết, chứng từ tại Ngân hàng chỉ có 700 triệu đồng50. Trong
những trường hợp này, về lý thì ngân hàng nắm đằng chi nếu như họ đã thực hiện đầy đủ các quy định về giao dịch bảo lãnh như ký hợp đồng thế chấp có cơng