Tuy nhiên, đến Bộ luật Dân sự năm 2015, chế định về bảo lãnh khơng quy định về hình thức bảo lãnh. Lý giải cho điều này là nhằm phát huy quyền tự do hợp đồng, hình thức cũng như nội dung của các loại hợp đồng do các bên tự thoả thuận miễn là phù hợp các quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Việc giao kết hợp đồng chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như: “… Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự khơng được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự…”46.
3.1.2.4. Về hiệu lực của hợp đồng bảo lãnh
Theo quy định của Điều 405 Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 401 của Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Như vậy, về nguyên tắc, hợp đồng bảo lãnh có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Tuy nhiên, do đặc thù của lĩnh vực tín dụng ngân hàng, hợp đồng bảo lãnh nghĩa vụ tiền vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện bổ sung sau đây: (i) Hợp đồng được ký kết theo đúng trình tự luật định; (ii) Bên bảo lãnh cam kết bảo đảm