Khái niệm bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 40 - 43)

Như trên đã trình bày, để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng có thể áp dụng một trong các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ như: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp… theo quy định của Bộ luật Dân sự. Mỗi biện pháp bảo đảm mang một đặc điểm riêng biệt, tùy thuộc vào nội

dung, điều kiện của các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng mà các bên lựa chọn biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho thích hợp. Cùng với các biện pháp bảo đảm khác, bảo lãnh được pháp luật quy định là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung và hợp đồng tín dụng nói riêng.

Theo Từ điển Tiếng Việt12, thì bảo lãnh được hiểu là việc bảo đảm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về một người nào đó. Khái niệm này mang tính chất bao qt chung cho bản chất của hoạt động bảo lãnh, không thể hiện được những nét đặc thù của bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trong dân luật. Theo Từ điển Luật học13, thì bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Bên bảo lãnh cũng có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

Hợp đồng tín dụng là quan hệ vay tiền giữa một bên là cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu vay vốn và một bên là ngân hàng, các tổ chức tín dụng cho vay. Nhằm bảo đảm nghĩa vụ cho bên vay, người thứ ba (là cá nhân hoặc tổ chức) có thể thực hiện việc bảo lãnh. Với cách hiểu về bảo lãnh ở trên, thì bảo lãnh hợp đồng tín dụng cũng có thể được xác định là việc một người hay một tổ chức (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho cá nhân, tổ chức vay (gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện

12 Từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý, Nxb. Văn hóa - Thơng tin xuất bản năm 1999, tr.79.13Từ điển Luật học, Nxb. Tư pháp và Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2006, tr.43. 13Từ điển Luật học, Nxb. Tư pháp và Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2006, tr.43.

nghĩa vụ trả nợ của mình. Bên bảo lãnh cũng có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay cho bên được bảo lãnh.

Nội dung của quan hệ bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng được xem xét qua các yếu tố sau đây:

- Về chủ thể của bảo lãnh: Quan hệ bảo lãnh là một quan hệ tay ba giữa

người cho vay (ngân hàng, các tổ chức tín dụng), người vay (các tổ chức, cá nhân thỏa mãn điều kiện vay vốn ngân hàng) và người thứ ba (người bảo lãnh). Thông qua việc cam kết giữa người thứ ba trên cơ sở sự đồng ý của người cho vay hình thành một quan hệ, trong đó người thứ ba được gọi là người bảo lãnh, người cho vay gọi là người nhận bảo lãnh và người vay được gọi là người được bảo lãnh. Tuy nhiên, hợp đồng bảo lãnh có tính độc lập tương đối với hợp đồng tín dụng. Về phương diện chủ thể, hợp đồng bảo lãnh được xác lập giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (người có tư cách là bên cho vay trong hợp đồng tín dụng). Cịn hợp đồng tín dụng lại được xác lập giữa bên cho vay (ngân hàng, các tổ chức tín dụng) với bên đi vay (người có tư cách là bên nhận bảo lãnh trong hợp đồng bảo lãnh). Do sự khác nhau về cơ cấu thành phần chủ thể giữa hợp đồng bảo lãnh với hợp đồng tín dụng (nghĩa là các chủ thể của hợp đồng bảo lãnh không đồng thời là chủ thể của hợp đồng tín dụng) nên về mặt lý thuyết có thể suy luận rằng, các chủ thể của hợp đồng bảo lãnh hồn tồn có khả năng tự mình quyết định việc xác lập hợp đồng bảo lãnh hay không mà khơng hề phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng. Điều này thể hiện tính độc lập tương đối của hợp đồng bảo lãnh trong mối quan hệ với hợp đồng tín dụng.

- Về phạm vi bảo lãnh: Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần

hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng cho bên được bảo lãnh. Nếu khơng có thỏa thuận gì khác, thì người bảo lãnh phải bảo lãnh toàn bộ nghĩa vụ của người được bảo lãnh trong phạm vi bảo lãnh, đồng thời phải bảo lãnh cả khoản tiền phạt cũng như tiền bồi thường thiệt hại.

- Về nội dung của bảo lãnh: Bên bảo lãnh phải dùng uy tín và tồn bộ tài

sản thuộc sở hữu của mình (khơng cần xác định rõ tài sản) để thực hiện nghĩa vụ thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc gây ra thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh (ngân hàng, các tổ chức tín dụng).

- Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh: Việc thực hiện nghĩa vụ bảo

lãnh chỉ được đặt ra khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trước thời hạn đó, nếu các bên khơng có thỏa thuận thì bên nhận bảo lãnh khơng được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đó.

Với các phân tích trên, khái niệm bảo lãnh thực hiện hợp đồng tín dụng được hiểu là “việc người thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên cho vay (gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay (gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn trả nợ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Các bên có thể thỏa thuận và cam kết về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Bên bảo lãnh cũng có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ vay cho bên được bảo lãnh”.

Một phần của tài liệu 11.-Luận-án-Pháp-luật-về-bảo-đảm-thực-hiện-hợp-đồng-tín-dụng-bằng-biện-pháp-bảo-lãnh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w