Trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thì cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ được xác định là các biện pháp đối vật vì nó ln đi kèm tài sản bảo đảm (tài sản được chỉ định cụ thể). Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của bên có nghĩa vụ. Hai biện pháp đối nhân có sự tham gia trực tiếp của người thứ ba, đó là bảo lãnh và tín chấp. Tiêu chí xác định của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung được căn cứ vào việc bên bảo đảm có hay khơng có tài sản để đảm bảo và bên có quyền được thực hiện quyền như thế nào đối với tài sản, trên cơ sở đó để phân biệt biện pháp bảo đảm thành bảo đảm đối nhân hay bảo đảm đối vật.
Thứ nhất, bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân
Mặc dù được xác định là biện pháp đối nhân, nhưng giữa biện pháp tín chấp và biện pháp bảo lãnh cũng có những điểm khơng giống nhau. Tín chấp có phạm vi chủ thể rất hẹp, bên tín chấp là tổ chức chính trị, xã hội tại cơ sở, bên nhận tín chấp là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, bên được tín chấp là cá nhân, hộ gia đình nghèo. Tín chấp hồn tồn được hiểu là biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân và pháp luật không quy định chế tài về tài sản đối với bên tín chấp. Cịn đối với biện pháp bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh chỉ được trao quyền yêu cầu đối với bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và không được trao quyền đối với một số tài sản cụ thể nào của bên bảo lãnh. Tuy nhiên, việc bảo đảm nghĩa vụ của bên bảo lãnh là dùng uy tín hoặc tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ tài sản cụ thể. Vì vậy, chế tài xử lý tài sản của bên bảo lãnh đã được pháp luật quy định rất rõ ràng là “trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên bảo lãnh, mà bên bảo lãnh khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ, thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh tốn cho bên nhận bảo lãnh”.
Thứ hai, yêu cầu về chủ thể bảo lãnh
Quan hệ bảo lãnh ln có sự xuất hiện của bên thứ ba, điều đó có nghĩa là chủ thể tham gia quan hệ bảo lãnh ln có ba bên, đó là bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng tín dụng cũng như quan hệ bảo lãnh hợp đồng tín dụng phải thỏa mãn các yêu cầu của một chủ thể tham gia giao dịch dân sự.
Đối với chủ thể bảo lãnh, thường phải đảm bảo các tiêu chí sau: (i) Có uy tín hoặc (ii) có tài sản thuộc sở hữu của mình bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc (iii) vừa có uy tín, vừa chứng minh được năng lực tài chính để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi đến hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ.
Thứ ba, về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc chỉ khi bên được bảo lãnh khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Người có quyền (bên nhận bảo lãnh) chỉ có quyền yêu cầu người thứ ba (bên bảo lãnh) phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi hết thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Đồng thời, bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong phạm vi đã cam kết.
Thứ tư, tính phụ thuộc của nghĩa vụ bảo lãnh và nghĩa vụ được bảo lãnh
Với bản chất là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bảo lãnh cũng như bất kỳ biện pháp bảo đảm nào khác như đặt cọc, cầm cố, thế chấp, tín chấp, ký quỹ…, được coi là một phần không tách rời với hợp đồng (nếu các chủ thể có lựa chọn biện pháp bảo đảm cho việc ký kết hoặc thực hiện hợp đồng), nhưng vẫn có giá trị độc lập tương đối. Bên cạnh đó, pháp luật dân sự quy định về chuyển giao nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm cũng xác định là “trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, nếu khơng có thỏa thuận khác”. Việc phân định rõ vị trí pháp lý của các biện pháp bảo đảm với hợp đồng chính, sẽ giúp cho các bên liên quan hiểu rõ nghĩa vụ pháp lý của mình, đặc biệt trong quan hệ bảo lãnh, một quan hệ mang tính đối nhân – có sự tham gia của người thứ ba.
Nghĩa vụ bảo lãnh là một nghĩa vụ phụ, nó có thể được thể hiện là hợp đồng phụ bảo đảm cho hợp đồng chính và cũng có thể là các điều kiện để thực hiện hợp đồng chính. Nghĩa vụ bảo lãnh luôn tồn tại và phụ thuộc vào nghĩa vụ của bên được bảo lãnh. Chính vì vậy, các nghĩa vụ bảo lãnh khơng thể xuất hiện trước nghĩa vụ được bảo lãnh (nghĩa vụ chính). Từ đó có thể thấy rằng, giá trị của nghĩa vụ bảo lãnh lệ thuộc vào giá trị của nghĩa vụ được bảo lãnh và phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh không thể rộng hơn phạm vi nghĩa vụ được bảo lãnh.