Nhân tố nhu cầu quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại chi cục hải quan KCXKCN hải phòng (Trang 71 - 72)

2.2 Thực trạng tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục Hải quan

2.2.3.3 Nhân tố nhu cầu quan hệ xã hội

Nhân tố nhu cầu quan hệ xã hội của CBCC Chi cục Hải quan KCX&KCN Hải Phịng qua khảo sát và phân tích được thể hiện như sau:

Bảng 2.19 Thống kê mô tả nhân tố nhu xã hội

Đơn vị: điểm Biến quan sát hóa Giá trị min Giá trị max Điểm trung bình Sai lệch chuẩn

Đồng nghiệp hịa đồng, thân thiện,

sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau XH1 3.00 5.00 4.69 0.28

Có sự phối hợp làm việc giữa những

người lao động XH2 3.00 5.00 3.29 0.64 Đồng nghiệp đáng tin cậy

XH3 3.00 5.00 4.71 0.23

Đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho người lao động

XH4 3.00 5.00 3.82 0.51

Trung bình 4.13 0.41

(Nguồn : Kết quả phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS)

Nhân tố nhu cầu xã hội được tác giả sử dụng 4 biến quan sát để đánh giá. Kết quả phân tích số liệu theo bảng 2.19 cho thấy các yếu tố quan sát đều đạt mức điểm trung bình dao động từ 3.29 đến 4.71 điểm. Trong đó, cao nhất là yếu tố “Đồng nghiệp đáng tin cậy” với số điểm trung bình là 4.71 điểm và thấp nhất

trung bình là 3.29 điểm. Điều này cho thấy tại Chi cục Hải quan KCX&KCN Hải Phòng các CBCC có quan hệ tình cảm thân thiết như gia đình, ln quan

tâm, giúp đỡ lẫn nhau điều này giúp cho cơ quan đoàn kết hơn và động lực làm việc của CBCC sẽ mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc các CBCC vẫn chưa có sự phối hợp ăn ý với nhau, điều này ảnh hưởng lớp đến động lực

làm việc cũng như hiệu quả công việc. Nguyên nhân của việc này là do việc thường xuyên luân chuyển vị trí cơng việc của các CBCC trong đơn vị, mặc dù đã được CBCC có kinh nghiệm tậm tình hướng dẫn nhưng các CBCC mới được

luân chuyển chưa thể quen ngay với công việc mới, và không thể ngay lập tức phối hợp ăn ý trong q trình xử lý cơng việc với các CBCC khác.

Các yếu tố còn lại như “Đồng nghiệp hòa đồng, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau”; “ Đơn vị thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho người lao động” đều được các CBCC Chi cục Hải quan KCX&KCN Hải Phòng đánh giá cao sự quan tâm của đơn vị đối với người lao động với mức điểm tương ứng là 4.69 điểm và 3.82 điểm.

Trong thời gian tới, lãnh đạo Chi cục cần tiếp tục duy trì mơi trường làm việc thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp, sự tin tưởng đồng nghiệp của

CBCC trong đơn vị bởi những điều này tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa của

Chi cục Hải quan KCX & KCN Hải Phòng. Song song với đó là việc tăng cường

các hoạt động giao lưu cho người lao động để giúp cho CBCC đặc biệt là các

CBCC mới được chuyển đến có cơ hội được hiểu rõ về nhau, khi có sự cảm

thơng, chia sẻ và đồng điệu trong lối sống, cách suy nghĩ thì việc phối hợp trong xử lý cơng việc cũng sẽ ăn ý hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại chi cục hải quan KCXKCN hải phòng (Trang 71 - 72)