Nhóm nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 26 - 30)

ở các tỉnh Tây Bắc

Nghiên cứu về vấn đề tạo nguồn cán bộ DTTS ở khu vực Tây Bắc, tiêu biểu có đề tài khoa học cấp Bộ của Đồn Minh Huấn (2004) Tạo nguồn cán

bộ hệ thống chính quyền chủ chốt cấp xã các tỉnh Tây Bắc hiện nay [110] đã

nghiên cứu khá sâu sắc về những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng việc tạo nguồn cán bộ, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc trong thời kỳ đổi mới. Vai trị của hệ thống chính quyền cơ sở trong cơng tác tạo nguồn cán bộ chủ chốt cấp xã tại các tỉnh miền núi Tây Bắc đã được đề tài đề cập, phân tích như một nhân tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu.

Tác giả Lô Quốc Toản trong luận án tiến sĩ Triết học (2009) Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay

[177] đã đề cập tới những nội dung, quan niệm về “Phát triển nguồn cán bộ”, công tác “Phát triển nguồn cán bộ dân tộc thiểu số” ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Dưới góc nhìn cá nhân, tác giả đề xuất một số phương hướng và hệ giải pháp phát triển nguồn cán bộ DTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Nhấn mạnh vai trị của cơng tác quy hoạch trong mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tác giả Thân Minh Quế có nghiên cứu (2012), Cơng tác

quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay [135]. Cuốn sách phân tích thực trạng cơng

tác, quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, nêu lên một số khó khăn trong quy hoạch cán bộ người DTTS, cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Một số phương hướng, giải pháp thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc đến năm 2020 đã được tác giả nêu ra, có ý nghĩa tham khảo hữu ích.

Trên cơ sở các khung lý thuyết về chính sách công, tác giả Nguyễn Lâm Thành (2014) trong nghiên cứu Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số

phía Bắc Việt Nam hiện nay [146] đã hệ thống hố những nội dung lý luận về

chính sách phát triển vùng DTTS; phân tích, đánh giá các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS phía Bắc gắn với thực trạng kinh tế - xã hội

và những vấn đề quản lý nhà nước có liên quan; chỉ ra những khó khăn, hạn chế, bất cập của chính sách và xác định những vấn đề cần giải quyết; đề xuất giải pháp nhằm đổi mới, hồn thiện chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc Việt Nam. Trong phơng nghiên cứu tồn diện của cơng trình, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh Tây Bắc cũng được tác giả phân tích, so sánh với các mặt công tác khác và với các địa phương khác trong vùng.

Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng như là một trong những trọng tâm của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước (mã số TB.20X/13-18) do Cao Anh Đô là chủ nhiệm đã tổ chức hội thảo khoa học (2016) Lý luận và thực tiễn về chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc [67]. Hội thảo với 32 bài viết, tham luận đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận,

thực tiễn của cơng tác này. Trong đó, một số nội dung tiêu biểu đã được trao đổi, nghiên cứu như: quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS; phát triển đội ngũ cán bộ DTTS vùng Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh; một số vấn đề đặt ra cho sự phát triển nguồn nhân lực vùng Tây Bắc; những hạn chế, bất cập của đội ngũ cán bộ DTTS ở Tây Bắc - kiến nghị và giải pháp; những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức DTTS ở Tây Bắc trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; mối quan hệ giữa chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS vùng Tây Bắc với hệ thống chính sách kinh tế - xã hội ở vùng Tây Bắc; một số chính sách và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ DTTS nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc;...

Vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc thuộc phạm vi khảo sát của luận án cũng được đề cập gián tiếp và trực tiếp ở nhiều cơng trình nghiên cứu.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở Hồ Bình, tiêu biểu có nghiên cứu của Trương Khánh Ngọc (2015), Đảng bộ tỉnh Hịa Bình lãnh đạo cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã từ năm 2001 đến năm 2012

[126]; Vũ Thị Phương Thảo (2019), Đảng bộ tỉnh Hịa Bình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2005 đến năm 2015 [149];... Ở những nghiên

cứu này, các tác giả đã phân tích q trình Đảng bộ tỉnh Hịa Bình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc nói chung; q trình lãnh đạo cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã. Trong đó, nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS được đề cập trong mối liên hệ với các nội dung công tác khác.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở Sơn La, tiêu biểu có nghiên cứu

của Tịng Thị Hính (2009), “Sơn La chú trọng cơng tác đào tạo, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số” [83]; Thuỷ Anh (2009), “Phát triển đảng viên để xây dựng tổ chức đảng ở Sơn La” [4]; Nguyễn Văn Vỵ (2016), “Sơn La: Những điểm nhấn trong xây dựng đội ngũ cán bộ” [215]; Xuân Vinh (2016), “Đánh giá cán bộ từ thực tiễn ở Sơn La” [216];… Các nghiên cứu nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Sơn La. Một số kết quả nổi bật, điểm nhấn của công tác này, đặc biệt trong đào tạo, bồi dưỡng đã được các giả nêu ra.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở Điện Biên, có một số nghiên cứu

của Lâm Văn Năm (2012), “Luân chuyển cán bộ thực hiện “4 hoá” ở Điện Biên” [124]; Thu Thủy (2014), “Nâng cao chất lượng đảng viên người dân tộc thiểu số” [155]; Hoàng Mẫn (2016), “Điện Biên: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số” [122]… Ở những cơng trình này, mỗi tác giả có những cách tiếp cận riêng trong nghiên cứu về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở Điện Biên. Với góc nhìn khách quan, các nghiên cứu đã góp phần phản ánh thực trạng chung của cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở Điện Biên.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở Lai Châu, có nghiên cứu của

Nguyễn Văn Chương (2005), “Lai Châu đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số“ [41]; Vũ Ngọc An (2009), “Lai Châu xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số“ [1]; Hà Tiến Vĩ (2013), Đảng bộ tỉnh Lai Châu lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở từ năm 2004 đến 2010 [212];... Ở những

nghiên cứu này, chủ trương và quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của Đảng bộ tỉnh Lai Châu qua các giai đoạn được các tác giả nêu lên khá rõ nét, trong đó, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng được phản ánh đậm nét. Từ thực trạng nghiên cứu, các tác giả nêu lên nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác

xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, trong đó nhấn mạnh một số giải pháp chính: (i) Làm tốt công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ; (ii) Hồn thiện hệ thống chính sách cho cán bộ DTTS; (iii) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác cán bộ DTTS ở cơ sở;...

Về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở Lào Cai, có nghiên cứu của

Nguyễn Đức (2002), “Lào Cai thực hiện luân chuyển, tăng cường cán bộ về cơ sở” [68]; Trần Thị Hương (2007), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số ở Lào Cai“ [112]; Nguyễn Sĩ Hồng (2010), Đảng bộ tỉnh Lào Cai lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2001 đến 2008 [109]; Lê Văn

Kiểm (2011), “Công tác cán bộ dân tộc thiểu số ở Lào Cai” [116]; Đặng Minh Tâm (2014), “Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở Lào Cai“ [143]; Đinh Văn Hậu (2017), “Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở Lào Cai” [80];.... Ở những nghiên cứu này, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của Đảng bộ tỉnh Lào Cai được phản ánh trong mối liên hệ với nhiều nội dung khác của công tác dân tộc. Mỗi tác giả ở góc nhìn riêng của mình lại có những tìm hiểu, nghiên cứu riêng, tựu chung lại, đã dựng lên bức tranh khá tồn diện về cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của Đảng bộ tỉnh Lào Cai.

Về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở Yên Bái, có một số nghiên cứu của Lâm Văn Hưng (2014), Đảng bộ tỉnh Yên Bái lãnh đạo thực hiện chính sách

dân tộc từ năm 2001 đến năm 2010 [113]; Hà Minh Hoàn (2016), Đảng bộ

tỉnh Yên Bái lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội

ngũ cán bộ cấp cơ sở từ năm 2005 đến năm 2015 [84]; Đình Tứ (2016),

“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số ở Yên Bái: Chính sách và thực tiễn” [188];… Những nghiên cứu trên đều nhấn mạnh vai trò của đội ngũ cán bộ DTTS, vị trí, vai trị quan quan trọng của cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng bộ tỉnh Yên Bái nói riêng, với cơng tác lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ tỉnh nói chung.

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 26 - 30)