Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bám sát thực tiễn của địa phương đề ra chủ

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 142 - 145)

1 Ranh giới Tây Bắc và Việt Bắc được vạch theo thung lũng sông Hồng, nhưng về mặt hành chính và kinh tế xã hội thì có 4 huyện của tỉnh Lào Cai và 2 huyện của tỉnh Yên Bái nằm ở tả

4.2.1.Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bám sát thực tiễn của địa phương đề ra chủ

pháp luật của Nhà nước; bám sát thực tiễn của địa phương đề ra chủ trương và giải pháp phù hợp trong xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Trong 10 năm (2006-2016), Đảng tiếp tục có nhiều chủ trương đối với khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS. Cụ thể hố những chủ trương đó, Chính phủ ban hành nhiều quy hoạch tổng thể phát triển vùng Tây Bắc với những mục tiêu, định hướng cơ bản và cụ thể. Tiêu biểu như: Quyết định số 712-TTg ngày 30-8-1997 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc thời kỳ 1996-2010;

Quyết định số 1064/QĐ-TTg ngày 08-7-2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020;... Ngồi ra, cịn có những văn bản liên quan trực tiếp

tới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở Tây Bắc như: Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12-3-2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược

công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14-3-2016

của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức DTTS trong thời kỳ mới;... Những chủ trương của Đảng và

chính sách của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS trên phạm vi cả nước nói chung, với cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các tỉnh miền núi Tây Bắc nói riêng.

Quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong giai đoạn 2006-2016 đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với đội ngũ cán bộ DTTS. Điều này được cụ thể ở nhiều văn bản, quyết định của Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, các chương trình, kế hoạch, đề án của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị các cấp ở Tây Bắc. Bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, các văn bản của các Đảng bộ tỉnh Tây Bắc đều nhấn mạnh ý nghĩa, vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ DTTS và công tác cán bộ DTTS, nêu lên những nội dung toàn diện và cụ thể của công tác. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS luôn được đặt trong tổng thể cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, với những quan điểm được xác định rõ ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ các tỉnh. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện các nội dung của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, việc cụ thể hóa bằng những nghị quyết, quyết định, kế hoạch, chương trình hành động, đề án,... đều được thực thiện trên cơ sở quán triệt nghiêm túc đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bảo đảm đúng quy định.

Không chỉ quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng cán bộ DTTS, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc cũng luôn bám sát thực tiễn của địa phương đề ra chủ trương và giải pháp phù hợp trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Trong quá trình hoạch định chủ trương, chính sách, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc ln xác định tính đặc thù về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nói chung, của đội ngũ cán bộ người DTTS trong tỉnh nói riêng, xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ DTTS và bám sát yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS để xác định mục tiêu, các chỉ tiêu phù hợp. Trên cơ sở đó, đề xuất và lựa chọn những giải pháp phù hợp, huy động sự tham gia của hệ thống chính trị, vai trị của xã hội và ý thức nỗ lực của cá nhân cán bộ DTTS. Các khâu của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS như: quy hoạch, tạo nguồn; đào tạo, bồi dưỡng; tuyển dụng, sử dụng; thực hiện các chính sách;... được thực hiện theo đúng những quy định của Nhà nước. Đồng thời, từ điều kiện đặc thù mà mỗi địa phương có những cách làm mới, sáng tạo, phát huy hiệu quả. Do điều kiện nguồn lực địa phương cịn nhiều khó khăn, cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS

được thực hiện lồng ghép trong nhiều chương trình, đề án nâng cao nhân lực, phát triển kinh tế - xã hội chung của các tỉnh và của Nhà nước. Để khuyến khích cán bộ DTTS khắc phục khó khăn, tham gia tích cực vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, chun mơn, nghiệp vụ, các Đảng bộ tỉnh ở Tây Bắc đã kết hợp các nhiều hình thức khen thưởng, động viên, phát huy vai trị của gia đình, dịng họ, những người uy tín trong thơn, bản, đồng thời khơi dậy ý thức tự vươn lên vượt qua mặc cảm vươn lên của cán bộ người DTTS. Trong công tác tuyển dụng, Đảng bộ một số tỉnh (Lai Châu, Sơn La, Điện Biên) đã có một số điều chỉnh về trình độ của đối tượng người DTTS nhằm phù hợp trình độ dân trí của đồng bào DTTS. Nhằm khuyến khích cán bộ DTTS tham gia các chương trình bồi dưỡng, đào tạo ở trong tỉnh và ngồi tỉnh, bên cạnh những chính sách hỗ trợ cán bộ nói chung theo quy định của Nhà nước, Đảng bộ các tỉnh Tây Bắc từ điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương ln có thêm những chính sách hỗ trợ về cơng tác phí, kinh phí mua tài liệu, hỗ trợ sau khi kết thúc chương trình bồi dưỡng, đào tạo,... với đội ngũ cán bộ DTTS. Định mức hỗ trợ ln có sự bổ sung, điều chỉnh theo hướng tăng qua các năm, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và có ý nghĩa khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ DTTS.

Bước vào thời kỳ mới với những thời cơ và thách thức mới, kinh nghiệm “quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; bám sát thực tiễn của địa phương đề ra chủ trương và giải pháp phù hợp trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS” tiếp tục có ý nghĩa đối với các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Để việc vận dụng kinh nghiệm này có hiệu quả trong điều kiện mới, cần thực hiện:

Một là, tiếp tục nghiên cứu, nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách

của Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS nói riêng. Đặc biệt, phải nhận thức rõ những điểm mới, những điều chỉnh, bổ sung trong chủ trương, chính sách. Từ đó, mỗi Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc có tinh thần sớm và chủ động quán triệt, vận dụng trong toàn Đảng bộ. Để tạo sự đồng thuận và thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện, cần ban hành nhiều các văn bản hướng dẫn tới từng cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và tới mỗi cán bộ, đảng viên, trực tiếp là

cán bộ, đảng viên người DTTS. Với một số chính sách ưu tiên với cán bộ người DTTS (chính sách cử tuyển, chính sách tuyển dụng,...), cần thiết tuyên truyền trong đông đảo đồng bào DTTS, đưa vào các nhà trường, để các gia đình, dịng họ, thơn bản sớm có những định hướng cho con em mình.

Hai là, nâng cao chất lượng cơng tác phân tích, dự báo tình hình để nhận

thức đúng, đầy đủ, khách quan bối cảnh thực tiễn, trong nước, đặc điểm của địa phương. Phân tích, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ DTTS và thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Những kết quả phân tích sẽ là cơ sở chân thực nhất đối với việc hoạch định chủ trương, chính sách, giải pháp với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở từng Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc.

Ba là, cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, trình độ

của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quán triệt, vận dụng sáng tạo, phù hợp các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS vào thực tiễn địa phương. Đề cao phê bình, đấu tranh với những biểu hiện xa rời chủ trương, nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ nói chung, cơng tác cán bộ DTTS nói riêng. Nghiêm khắc kiểm điểm nhằm khắc phục các biểu hiện dập khn, máy móc trong qn triệt, vận dụng ở từng cấp ủy Đảng, ở từng địa phương.

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 142 - 145)