1 Ranh giới Tây Bắc và Việt Bắc được vạch theo thung lũng sông Hồng, nhưng về mặt hành chính và kinh tế xã hội thì có 4 huyện của tỉnh Lào Cai và 2 huyện của tỉnh Yên Bái nằm ở tả
3.1.1.1. Bối cảnh tình hình
Tình hình quốc tế
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và cơng nghệ sinh học tiếp tục có những bước nhảy vọt, ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong quan hệ quốc tế, cục diện đa cực với sự chi phối của các nước lớn ngày càng thể hiện rõ. Hịa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn và là yêu cầu bức thiết của các quốc gia, dân tộc nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh giành tài nguyên, lãnh thổ, nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia có thể gia tăng cùng với những vấn đề tồn cầu khác như đói nghèo, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên… buộc các quốc gia phải có chính sách đối phó và phối hợp hành động. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh giai cấp, dân tộc vẫn tiếp tục diễn ra trong điều kiện mới với những nội dung, hình thức phức tạp.
Tồn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mơ, mức độ và hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Các công ty xuyên quốc gia tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với nhữmg tác động tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen rất phức tạp. Việc tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu đã trở thành yêu cầu đối với các nền kinh tế. Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng hơn. Tuy vậy, vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng, tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên… Các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) tiếp tục q trình xây dựng cộng đồng dựa trên ba trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội. Hợp tác giữa các nước phát triển và đi vào chiều sâu, xây dựng và khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực đang định hình nhưng cũng phải đối phó với những thách thức mới.
Những đặc điểm chính của tình hình quốc tế trên tác động sâu sắc đến nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN nói chung và cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói riêng ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc - địa bàn trọng yếu, phên dậu của Tổ quốc chịu những tác động đa chiều thuận lợi và khó khăn. Cách mạng khoa học cơng nghệ cùng xu thế tồn cầu hố, hội nhập quốc tế tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ người DTTS có nhiều điều kiện thuận lợi trong học tập, nâng cao tri thức, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, khơng chỉ trong phạm vi quốc gia mà cịn được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngồi. Nhưng mặt khác, nó cũng đặt ra những áp lực cho đội ngũ này phải nhanh chóng khắc phục những mặt hạn chế của mình, trong quá trình thực tiễn lãnh đạo ở địa phương.
Tình hình trong nước
Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001- 2010), Việt Nam đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhiều mục tiêu chủ yếu đề ra của Chiến lược 2001-2010 và Nghị quyết Đại hội X của Đảng (2006) đề ra đã thực hiện, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế và lực của đất nước vững mạnh thêm nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên tạo ra
những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh CNH, HĐH và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhìn chung còn nhiều yếu kém. Sự tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng mà chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia. Tây Bắc là nơi có vị trí chiến lược quan trọng và tiềm năng to lớn. Vì vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển vùng Tây Bắc. Nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Bắc, tình hình kinh tế - xã hội của vùng đã có sự chuyển biến rõ nét. Kinh tế các tỉnh trong vùng tiếp tục ổn định và có bước phát triển khá; tốc độ tăng trưởng GDP toàn vùng năm 2010 đạt 12,55%, tăng 3,17% so với năm 2009 và vượt mục tiêu Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra; một số tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 34,84%, giảm 0,83% so với năm 2009; công nghiệp - xây dựng chiếm 31,05%, tăng 0,79%; dịch vụ chiếm 34,11%, tăng 0,04% so với năm 2009. GDP bình quân đầu người đạt 11,75
triệu đồng, tăng gần 2 triệu đồng so với năm 2009. Thu nhập ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 12.207,9 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009 [18, tr.1].
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì sự phát triển kinh tế - xã hội chưa thật sự xứng với sự đầu tư và tiềm năng vốn có của khu vực Tây Bắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Tây Bắc được xem là thấp nhất của cả nước. Phát triển nguồn nhân lực là một thách thức lớn đối với các địa phương trong vùng. Chất lượng giáo dục phổ thông và đào tạo nghề cho lao động còn rất hạn chế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tồn vùng cịn thấp hơn cả nước (đạt tỷ lệ 30,2% trong khi cả nước là 40%). Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ ở các tỉnh đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn nhiều cán bộ cơ sở chưa được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên mơn và lý luận chính trị. Tồn vùng cịn trên 40% cán bộ chuyên trách chưa đạt chuẩn về trình độ chun mơn và 27% cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ chun mơn, gần 50% cán bộ bán chuyên trách chưa qua đào tạo [18, tr.8]. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học là con em các DTTS cịn q ít, trong khi đó, đội ngũ cán bộ miền xi lên công tác ở Tây Bắc chưa n tâm gắn bó lâu dài, do chế độ chính sách thu hút nhân tài của các tỉnh trong vùng chưa có hoặc chưa phát huy tác dụng. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội Tây Bắc của Nhà nước tuy đạt được kết quả bước đầu, nhưng chưa bền vững, chưa ổn định và còn khoảng cách xa so với mục tiêu đề ra.
Như vậy, bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước có những biến chuyển mới, đặt ra những tác động đa chiều, thuận lợi và khó khăn. Đối với cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc, bối cảnh mới đòi hỏi ln qn triệt về vai trị, ý nghĩa quan trọng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS trong nhận thức và chỉ đạo. Để đáp ứng với đòi hỏi thực tiễn, phải xác định mục tiêu và lựa chọn những biện pháp phù hợp, chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm tham gia của các chủ thể chính trị, của xã hội và ý thức tự vươn lên của bản thân đội ngũ cán bộ DTTS.