Thực hiện toàn diện, đồng bộ các khâu trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng công tác đào

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 149 - 156)

1 Ranh giới Tây Bắc và Việt Bắc được vạch theo thung lũng sông Hồng, nhưng về mặt hành chính và kinh tế xã hội thì có 4 huyện của tỉnh Lào Cai và 2 huyện của tỉnh Yên Bái nằm ở tả

4.2.3.Thực hiện toàn diện, đồng bộ các khâu trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng công tác đào

dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng

Chất lượng của đội ngũ cán bộ DTTS không thể đạt được nếu chỉ làm tốt một khâu đơn lẻ của cơng tác cán bộ. Nó chỉ có được khi tất cả các khâu này được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Ngay trong từng khâu cũng có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau. Nếu công tác quy hoạch được thực hiện đúng và sát với điều kiện thực tiễn và nhu cầu của địa phương thì hoạt động đào tạo, bồi dưỡng sẽ có sự điều chỉnh phù hợp, cả về kết cấu, nội dung chương trình hay hình thức thực hiện. Trong khi đó, làm tốt, thiết thực công tác đánh giá hoặc đề xuất những chính sách phù hợp thì sẽ là những động lực thúc đẩy cán bộ DTTS phấn đấu, nỗ lực trong công tác, đồng thời khắc phục, hạn chế hiện tượng “an phận”, ngại vươn lên của một số ít cá nhân cán bộ DTTS.

Thực tiễn ở các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc cho thấy, do làm tốt và làm sớm công tác quy hoạch, tạo nguồn nên các địa phương đã có sự chủ động trong các công việc tiếp theo. Cấp uỷ Đảng, chính quyền các tỉnh khu vực Tây Bắc ln xác định vai trị quan trọng của đội ngũ cán bộ DTTS. Đó là những người con địa phương, là cán bộ nguồn tại chỗ, người am hiểu phong tục tập quán, tâm lý, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc, cuộc sống gắn bó với họ hàng, bà con làng bản. Đó là những thuận lợi, ưu thế của họ trong quá

trình tuyên truyền, thuyết phục, định hướng và tổ chức đồng bào thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Trong vấn đề tạo nguồn, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đều bắt đầu từ việc nâng cao dân trí, tích cực xố mù chữ, phổ cập giáo dục phổ thông, đầu tư phát triển các trường dân tộc nội trú, mở rộng hệ cử tuyển con em các DTTS vào học tại các trường dạy nghề, trung học, cao đẳng, đại học, các trường Đảng, đồn thể. Q trình này được tiến hành trong điều kiện các cấp uỷ Đảng, chính quyền ở Tây Bắc quán triệt quan điểm từng bước nâng cao số

lượng, cải thiện cơ cấu dân tộc, bảo đảm chất lượng cán bộ DTTS trong mối quan hệ với chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung của vùng Tây Bắc và cả

nước.

Trong đào tạo, bồi dưỡng - nội dung quan trọng hàng đầu của xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS - kinh nghiệm rút ra đó là phải làm tốt và đồng bộ cơng tác xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng với thiết kế, xây dựng các mơ hình, chương trình, phương pháp phù hợp. Kết quả thực hiện cơng tác này của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc thể hiện trên một số nội dung:

Rà soát, đánh giá thực trạng trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ, năng lực của đội ngũ cán bộ DTTS vùng Tây Bắc. Từ đó xây dựng, thiết kế các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp

Thực tiễn quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS cho thấy, chỉ có trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá tiến hành phân tích nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ DTTS, phân loại từng đối tượng cán bộ DTTS (cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở) mới có thể xây dựng các khóa đào tạo bồi dưỡng, các loại hình đào tạo bồi dưỡng, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, các phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp. Ngoài ra, việc thiết kế, xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS cịn phải căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của từng địa phương, nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc. Cụ thể:

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS vùng Tây Bắc phải gắn với đặc thù văn hóa, nhận thức và kinh tế - xã hội vùng.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS vùng Tây Bắc phải gắn với yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị trong từng bối cảnh cụ thể.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS vùng Tây Bắc phải gắn với yêu cầu nâng cao đời sống vật chất và lợi ích trực tiếp của đối tượng được thụ hưởng.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS vùng Tây Bắc phải gắn với yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phịng, trật tự an tồn xã hội.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS vùng Tây Bắc phải gắn với yêu cầu tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế trong từng bối cảnh cụ thể.

Thực tiễn các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc cho thấy việc xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng luôn được đặt trong mối quan hệ giữa nhu cầu của từng địa phương, từng cán bộ (trên cơ sở các đăng ký theo từng năm, từng quý của địa phương, của cá nhân), những đặt hàng của Nhà

nước và những chương trình, dự án hỗ trợ (có liên quan trực tiếp hoặc gián

tiếp tới cơng tác cán bộ). Đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS, việc tổ chức biên soạn các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung có sự điều chỉnh, đa dạng, đáp ứng phù hợp với từng lĩnh vực, công việc, chức trách, nhiệm vụ của từng đối tượng cán bộ DTTS, bảo đảm sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Trong điều kiện nguồn lực cịn nhiều khó khăn, tuy nhiên các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đều cố gắng xây dựng được đội ngũ giảng dạy tại chỗ, đồng thời kết nối với những cơ sở đào tạo của Trung ương (Hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính,...) để tổ chức được đội ngũ những người giảng dạy, hướng dẫn có tri thức, kỹ năng chun mơ nghiệp vụ cao, hiểu biết thực tế phong tục tập qn, tâm lý văn hóa ngơn ngữ, điều kiện sống và công tác của cán bộ, công chức làm cơng tác dân tộc nói chung và cán bộ DTTS nói riêng. Gắn với nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, việc tổ chức giảng dạy có sự đổi mới về giáo án, phương pháp truyền thụ, đảm bảo kết cấu hợp lý, lượng kiến thức đưa ra phù hợp với đặc thù đối tượng, có sự gắn kết giữa lý luận với thực tiễn theo hướng giảm kiến thức hàn lâm, lý thuyết, tăng các bài tập tình huống, song vẫn đảm bảo kiến thức cơ bản và hiệu quả.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chú trọng vào nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ DTTS.

Từ thực tiễn cơng tác cho thấy, ngồi việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS theo chương trình tổng thể của Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung do Bộ Nội vụ ban hành (quản lý nhà nước; lý luận chính trị; chun mơn, nghiệp vụ theo chức danh, vị trí việc làm;...) thì cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS ở Tây Bắc đã chú ý nhiều tới đào tạo, bồi dưỡng năng lực tư duy lý luận.

Việc chú trọng bồi dưỡng, đào tạo năng lực tư duy xuất phát từ vai trị của đội ngũ cán bộ DTTS. Đó là những người đứng đầu các tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan chuyên môn, là những người lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời đó cũng là những người phát hiện, khái quát những khả năng sáng tạo, những nhân tố mới từ cơ sở, từ nhân dân để góp phần hồn thiện đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Điều đó địi hỏi đội ngũ này cần phải có trình độ và năng lực tư duy lý luận nhất định mới hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Các khâu cịn lại của của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS như: luân chuyển, đánh giá, tuyển dụng cũng được các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc chú ý. Trong tuyển dụng, các địa phương bám sát các quy định của Nhà nước, đồng thời ban hành những chính sách ưu tiên, khuyến khích với đội ngũ DTTS (chính sách cộng điểm, chính sách xét tuyển, chính sách ưu tiên tuyển dụng với những người bằng điểm,...). Để bổ sung kịp thời sự thiếu hụt nhân lực DTTS, cách làm của các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc trong trước mắt đó là chú trọng tuyển dụng số học sinh, sinh viên DTTS đã qua đào tạo ở các trường chuyên môn vào làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng lao động dài hạn, sau khi định biên thì tạo điều kiện cho số cán bộ này được thi tuyển vào biên chế và tiếp tục tham gia các loại hình đào tạo, bồi dưỡng để phát triển năng lực, nghiệp vụ chuyên môn và bản lĩnh chính trị. Nguồn kinh phí chi trả cho hợp đồng lao động được các địa phương cân đối từ nguồn ngân sách tự chủ của địa phương mình. Về lâu dài, cơng tác tạo nguồn được các địa phương chú ý, trong đó dựa chủ yếu vào nguồn tại chỗ. Đó là việc lựa chọn

những học sinh giỏi ở các trường phổ thơng, có chính sách đưa đi đào tạo ở các trường nội trú của huyện, của tỉnh và cử tuyển đi học ở các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Với hướng lâu dài này thì các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc về cơ bản nhất quán ở chủ trương đầu tư kinh phí học tập kết hợp với những ràng buộc để sau khi tốt nghiệp, các em trở về địa phương công tác.

Công tác đánh giá chất lượng cán bộ được các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc coi trọng, coi đây là bước kiểm tra nhằm xây dựng cơ sở cho việc định hướng lại các khâu đào tạo cũng như bố trí, sử dụng cán bộ, đảm bảo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng có tính hiệu quả, thiết thực và hiệu quả bố trí, sử dụng cán bộ được nâng lên. Thơng qua đánh giá, đã có nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền ở cấp cơ sở, cấp huyện và thậm chí cấp tỉnh có sự điều chỉnh trong bố trí, sử dụng cán bộ DTTS theo hướng sát với năng lực và sở trường của các bộ và yêu cầu của địa phương.

Hoạt động luân chuyển đội ngũ cán bộ DTTS do tính đặc thù dân tộc, điều kiện địa lý cũng như những khó khăn trong tổ chức nên nhìn chung chưa thực sự được thực hiện hiệu quả và đồng bộ trong thực tiễn. Tuy nhiên quá trình này ở nhiều địa phương cũng có những đóng vào kết quả của cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2006-2016, nhờ thực hiện tồn diện, đồng bộ các khâu, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nên công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đạt kết quả tích cực. Để tiếp tục phát huy kinh nghiệm này trong bối cảnh mới với những điều kiện và yêu cầu mới, cần vận dụng kinh nghiệm theo hướng sau:

Một là, tiếp tục thống nhất trong nhận thức và hành động của tất cả các

cấp ủy đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên về ý nghĩa, sự cần thiết phải coi trọng thực hiện tồn diện, đồng bộ các khâu trong q trình xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, trong đó chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng. Luôn xác định mối quan hệ chặt chẽ của các khâu; vai trò, ý nghĩa của mỗi khâu vào kết quả chung của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS.

Hai là, tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát việc thực

hiện các khâu của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS. Đảm bảo chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhưng khơng có nghĩa là xem nhẹ, bỏ qua các khâu còn lại. Bởi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS sẽ khơng thể có kết quả tốt, khi việc tuyển dụng khơng được tiến hành nghiêm túc, các chính sách với đội ngũ cán bộ DTTS không được thực hiện đúng và kịp thời theo quy định của Nhà nước.

Ba là, trong quá trình thực hiện thực hiện tồn diện, đồng bộ các khâu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS phải xây dựng được mối liên hệ và sự thống nhất giữa các cơ quan ban ngành như Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ, Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo và các cơ quan, ban ngành, Trường Chính trị tỉnh, Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú. Đồng thời, mở rộng mối liên hệ với các cơ quan, đơn vị ở Trung ương, các trường đại học, cao đẳng, đặc biệt là các cơ sở đào tạo cán bộ của Trung ương (hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính, Học viện Chính trị,...).

Bốn là, trong q trình thực hiện thực hiện tồn diện, đồng bộ các khâu

của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS, vẫn tiếp tục chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS. Bởi đây là cơng tác có ý nghĩa tác động trực tiếp và thường xuyên tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS. Để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS, cần vận dụng kinh nghiệm theo hướng sau:

Luôn đổi mới tư duy về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS. Trong

các giai đoạn trước, do chưa chú trọng làm tốt công tác quy hoạch nên việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của nhiều địa phương ở Tây Bắc nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung thường bị động. Nhiều trường hợp sau khi được bố trí vào chức vụ, chức danh cụ thể mới thực hiện đào tạo, bồi dưỡng để hoàn thiện yêu cầu. Do vậy, đổi mới tư duy về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng địi hỏi Đảng bộ các tỉnh ở Tây Bắc chỉ đạo các cấp ủy, các cơ quan, đơn vị chủ động và sớm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Gắn chặt chẽ

công tác này với công tác quy hoạch cán bộ nói chung. Đảm bảo đội ngũ cán bộ DTTS ngày càng được sớm tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Luôn đổi mới chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với

yêu cầu của thực tiễn. Để theo kịp xu hướng hiện nay, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ DTTS phải luôn đổi mới theo hướng tinh gọn, gặt kết chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn theo hướng giảm dần lý luận, tăng cường tính thực tiễn; học phải đi đơi với hành, chú trọng tính ứng dụng của chương trình, nội dung.

Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong tồn tỉnh. Trong đó nhấn mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

DTTS phải chuyển từ truyền thụ lý thuyết sang hướng dẫn kỹ năng thực hành, từ đào tạo dựa theo nguồn cung (chỉ căn cứ vào nguồn lực của cơ sở đào tạo) sang đào tạo theo nhu cầu (căn cứ vào yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS ở từng địa phương trong khu vực Tây Bắc). Khi trình độ đội ngũ cán bộ DTTS ngày càng được nâng cao thì việc đổi mới phương pháp truyền thụ cũng luôn phải cải tiến, đổi mới, từ thí điểm tới thực hiện mở rộng các phương pháp hiện đại.

Tiếp tục nâng cao công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới cách đánh giá với người học. Bên cạnh các hình thức quản lý truyền

thống, cần thí điểm, từng bước tiến tới mở rộng việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn hình thức đánh giá mới, hiệu quả thiết thực hơn thay thế những phương pháp đánh giá cũ khơng cịn phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ DTTS. Thực

hiện quản lý cán bộ trên cơ sở có sự quy hoạch, phân loại cụ thể, căn cứ vào các tiêu chuẩn cụ thể để xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp. Phải gắn công

Một phần của tài liệu Quá trình các đảng bộ tỉnh khu vực miền núi tây bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 (Trang 149 - 156)